TPP yêu cầu sản phẩm gỗ phải sử dụng trên 50% nguyên liệu có xuất xứ từ các nước TPP mới được ưu đãi thuế.

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn tìm đối tác kinh doanh thương mại trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ như sản xuất, gia công các linh kiện điện tử, thiết bị cơ khí và các sản phẩm đồ nhựa tại Việt Nam.
Hội thảo thu hút đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức trong hai ngày 6-7/10/2015. Hội thảo diễn ra tại thành phố Osaka và Thành phố Kobe, Nhật Bản.
Hội thảo đã thu hút 15 doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cơ khí, điện máy, điện tử, sản phẩm đồ nhựa, xuất nhập khẩu. Phía Nhật Bản đã có hơn 170 doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực Kansai tới tham dự.
Tại hội thảo, đại diện Bộ Công thương cung cấp các thông tin về chính sách thu hút đầu tư và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, cũng như nhu cầu phát triển và cơ hội đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.
Ngoài ra, đại diện Bộ Công thương và các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm đầu tư và cùng tháo gỡ các rào cản về thương mại cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong việc tìm kiếm các đối tác hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện thành công các kế hoạch kinh doanh, xúc tiến thương mại và đầu tư ở Việt Nam.
Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến các lĩnh vực sản xuất, gia công các linh kiện điện tử, thiết bị cơ khí, các sản phẩm đồ nhựa. Các doanh nghiệp này có ý hướng tìm đối tác hợp tác kinh doanh thương mại và hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam.
Khu vực Kansai với hai thành phố lớn Osaka và Kobe là trung tâm kinh tế, tài chính và khoa học công nghệ lớn thứ hai của Nhật Bản.
Khu vực này tập trung các ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, điện tử, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, nước và môi trường. Hiện khu vực đóng góp khoảng 25-30% tổng kinh ngạch thương mại và đầu tư của Nhật Bản đối với Việt Nam.
Lâm Minh
Theo Vinanet
TPP yêu cầu sản phẩm gỗ phải sử dụng trên 50% nguyên liệu có xuất xứ từ các nước TPP mới được ưu đãi thuế.
Tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam lúc này là khâu dệt nhuộm còn yếu, sợi sản xuất chủ yếu xuất khẩu và nhập khẩu vải ngược trở lại Việt Nam. Nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu phần lớn lại đến từ các nước ngoài khối TPP như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc.
Vụ gian lận kiểm tra khí thải của Volkswagen có thể mở ra cánh cửa cho một ngành sản xuất ôtô hoàn toàn mới.
Đề xuất điều chỉnh mạnh thuế ôtô chưa nhận được sự đồng thuận cao của đại biểu Quốc hội...
Công suất người dân đầu tư cho dù nguồn điện tạo ra có đủ sử dụng hay dư để đưa lên lưới đều được hỗ trợ 2.000 đồng/kWh.
Bất cập trong cơ chế, chính sách hỗ trợ, lựa chọn đầu tư sản phẩm thiếu trọng tâm... khiến không ít doanh nghiệp lo ngại sẽ mất thị trường ngay trên chính sân nhà.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 114/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (KCN, KCX, KKT) đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.
Từng bị hoài nghi khi dự thảo bộ luật được cho ý kiến ở Thường vụ quốc hội lẫn kỳ họp trước, song tại phiên thảo luận tại hội trường ngày 11/11, nhiều đại biểu tái đề xuất cần có mô hình chính quyền cảng.
Mô hình nào để đầu tư, khai thác hiệu quả cảng biển là vấn đề vẫn khiến các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) băn khoăn khi thảo luận về dự án Bộ luật Hàng hải (sửa đổi) ngày 11/11.
Không phải ngẫu nhiên mà TPP dành riêng một chương quy định cho một mặt hàng cụ thể, hàng dệt may, trong số vô vàn chủng loại hàng hóa được sản xuất và trao đổi thương mại trong khu vực.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự