tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Khám phá mới: Cách 'đọc suy nghĩ' người khác

  • Cập nhật : 29/09/2015

(Khoa hoc)

Thấu thị (hay đọc suy nghĩ) là khả năng trong mơ của nhiều người.

Đã có rất nhiều thí nghiệm được thực hiện từ trước đến nay nhằm chứng minh sự tồn tại của thần giao cách cảm, nhưng các kết quả thu được đều không nói lên được bất cứ điều gì. 
 
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) đã đưa ra một thí nghiệm có kết quả ấn tượng với mục tiêu truyền được tín hiệu suy nghĩ của hai người sử dụng đường truyền internet.
 
Đây không phải là kiểu đọc suy nghĩ mà người ta thường nghĩ tới như thể “tâm linh”. Thí nghiệm này không nhằm chứng minh bất kỳ hiện tượng siêu nhiên nào.
Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ đọc tín hiệu não bằng điện não đồ kết hợp với kích thích bằng từ trường, thông tin sau đó được truyền qua một đường truyền internet. 

"Đây có lẽ là thí nghiệm liên kết não bộ phức tạp nhất từ trước tới giờ mà con người từng thực hiện" Andrea Stocco, Phó giáo sư Tâm lý học tại đại học Washington cho biết.

 nguoi hoi dap tra loi bang y nghi. (anh: dai hoc washington/ youtube)

 Người hồi đáp trả lời bằng ý nghĩ. (Ảnh: Đại học Washington/ YouTube)

 
Chantel Prat, cùng trong nhóm thí nghiệm cho biết: "Họ phải đoán đúng một số vật cho trước bằng cách hiểu một số phản ứng thị giác từ cơ thể của chính họ. Đây là lần đầu họ trải nghiệm các phản ứng thị giác này."
 
Cuộc thí nghiệm thực ra là chuỗi 20 câu hỏi và các câu trả lời. Vấn đề ở đây là người hỏi và người đáp sẽ không có cách nào liên lạc một cách trực tiếp cả, họ bị cách ly tuyệt đối trong hai tòa nhà cách nhau 1,5 km. 
 
Thứ duy nhất giúp họ giao tiếp với nhau là bộ não của chính họ, được kết nối với nhau bằng một hệ thống điện não đồ thông qua internet.
 
Người trả lời sẽ nhận được một hình ảnh cụ thể (ví dụ như "con chó"). Người hỏi sau đó sẽ hỏi một loạt 20 câu hỏi đúng/sai đơn giản (ví dụ "cái đó có bay được không?"...). 
 
Các câu hỏi này sẽ hiện trên một màn hình cảm ứng đặt trước mặt người hỏi và họ sẽ chọn từng câu tương ứng. 
 
Câu hỏi do người hỏi yêu cầu sẽ hiện lên trên màn hình của người trả lời và người trả lời sẽ có quy trình hồi đáp như sau: Họ sẽ tập trung nhìn vào một trong hai đèn tín hiệu nhấp nháy, một đèn cho "Đúng/Có" và một đèn cho "Sai/Không". 
 
Hệ thống đo điện não (EEG) sẽ ghi nhận hoạt động của não cho câu trả lời đó, sau đó truyền tín hiệu này đến một máy kích từ vỏ não (TMS) gắn phía sau đầu của người hỏi.
 
Khi một câu trả lời "Đúng/Có" được ghi nhận, máy kích từ sẽ kích thích mạnh vào vùng thùy não thị giác, gây ra những vệt sáng hoặc những khoảng sáng trong mắt người hỏi. Hiện tượng này được gọi với tên dân dã hơn là đom đóm mắt (hay phosphene, hiện tượng quầng sáng xảy ra tương tự như khi ấn tay vào mắt). 
 
Nếu câu trả lời là "Sai/Không" thì không có hiện tượng gì xảy ra. Dựa vào thông tin đúng/sai được đưa ra từ phía người trả lời, người hỏi sẽ đưa ra tiên đoán của mình về câu trả lời. Kết quả cho thấy một con số ấn tượng, 72%, cao hơn nhiều so với xác suất đoán ngẫu nhiên.
 
Mặc dù đối với nhiều người, truyền đi những tín hiệu đúng/sai như thế này thường khó được chấp nhận như một hình thức "đọc ý nghĩ", nhưng các nhà khoa học khẳng định đây chỉ mới là nghiên cứu bước đầu. 
 
Dựa vào công nghệ điện não đồ và sóng não, trong tương lai con người có thể truyền đi những thông tin khác về trạng thái của não như "thư giãn" hay "tỉnh táo".

(Theo Báo Pháp Luật TP.HCM)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục