Các chuyên gia bất động sản cho rằng, đất nền vẫn được nhà đầu tư và khách hàng ưu tiên lựa chọn vì có thể linh hoạt trong việc xây dựng.

Theo đó, đại gia bất động sản bị “bêu tên” trong đợt giám sát về quản lý nhà chung cư tái định cư là Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội ; Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội....
Ban Kinh tế và ngân sách, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã có báo cáo kết quả giám sát công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư tái định cư trên địa bàn thành phố. Báo cáo cho biết, từ năm 2001 đến nay, Hà Nội có đưa đưa vào sử dụng 166 tòa nhà chung cư với 13.971 căn hộ, khoảng 910.145 m2 tại 36 khu trên địa bàn 9 quận và 26 phường.
Hiện nay, Công ty quản lý nhà quản lý vận hành 108 tòa nhà; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội quản lý, vận hành 18 tòa; 12 tòa do chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công được giao quản lý, vận hành sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng; 28 tòa nhà do các hộ dân tự quản (là các tòa nhà không có thang máy).
Qua kiểm tra, giám sát cơ quan chức năng nhận thấy mô hình quản lý, vận hành nhà chung cư tái định cư hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế.
Tại thời điểm giám sát còn 1.583 căn hộ đã bàn giao cho người sử dụng nhưng chưa ký hợp đồng, chưa nộp tiền mua; 1.303 căn hộ đã có quyết định, văn bản bố trí nhưng người dân chưa nộp tiền và chưa nhận nhà; 625 căn hộ trống chưa có quyết định bố trí sử dụng.
Đến nay còn 4.493 căn hộ đã giao cho người dân vào sử dụng nhưng chưa cấp được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, chiếm tỷ lệ 36,7% tổng số căn hộ đã giao cho người dân vào sử dụng.
Nhiều căn hộ bố trí không đúng quy định, chưa thu được tiền, chưa bàn giao nhà. Có đến 550 căn hộ Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội tự cho người dân vào ở sử dụng, chưa ký hợp đồng, chưa nộp tiền mua nhà. Có 226 căn hộ cho thuê tạm cư song số tiền thu được từ cho thuê năm 2013 và năm 2014 chỉ đạt gần 2 tỷ đồng, còn nợ lũy kế đến 31/12/2014 là 32,4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Ban Kinh tế và ngân sách, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cũng chỉ ra công tác quản lý, khai thác diện tích dành cho mục đích công cộng và kinh doanh dịch vụ còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ: Còn nhiều diện tích để trống chưa sử dụng trong khi nhiều nơi chưa bố trí được diện tích dành cho sinh hoạt cộng đồng; nhiều diện tích đơn vị quản lý tự ý cho thuê, không thu được kinh phí; việc thu, sử dụng kinh phí thu được từ cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ chưa đúng quy định.
Cụ thể, trong tổng số 59.288 m2 do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý có 9.957 m2 chưa bố trí sử dụng, 5.155 m2 bố trí tạm; 13.397 m2 đã cho thuê nhưng chưa ký hợp đồng; 28/87 hợp đồng thuê đã hết hạn chưa ký lại. Việc tổ chức đấu giá quyền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ triển khai chậm, kết quả còn hạn chế. Trong 3 năm từ năm 2012 (thời điểm UBND ban hành quyết định quy chế đấu giá quyền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư) đến nay mới tổ chức đấu giá được 03 điểm.
Kết thúc giám sát, Ban Kinh tế và ngân sách kiến nghị UBND thành phố Hà Nội tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhất là Luật Nhà ở năm 2014, có hiệu lực từ 01/7/2015.
Cơ quan này cũng đề nghị UBND thành phố chỉ đạo thanh tra, kiếm tra, xử lý trách nhiệm và có biện pháp khắc phục đối với 147 căn hộ do đơn vị quản lý, vận hành tự ý cho dân vào ở; 174 căn hộ bố trí cho Tập đoàn Nam Cường tạm cư tại khu chung cư Nam Trung Yên chưa thu tiền.
Chỉ đạo kiểm tra, rà soát các căn hộ còn trống chưa bố trí dân vào ở để có giải pháp sớm đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhà tái định cư của Thành phố, sử dụng hiệu quả quỹ nhà đã có và thu hồi vốn ngân sách đã bỏ ra xây dựng tránh lãng phí, thất thoát.
Các chuyên gia bất động sản cho rằng, đất nền vẫn được nhà đầu tư và khách hàng ưu tiên lựa chọn vì có thể linh hoạt trong việc xây dựng.
Nguyên nhân được cho là do Luật Kinh doanh bất động sản và Thông tư 07 hướng dẫn bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước đang có sự vênh nhau.
Ngày 27/8, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị công bố và bàn giao hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đô thị Thành phố Xanh, tỷ lệ 1/500.
Chung cư cao cấp Tràng An Complex, Tổ hợp Impreria Garden, Chung cư Eco Green City....là những dự án chung cư cao cấp đang bắt đầu được triển khai và vừa được chủ đầu tư mở bán trong năm nay.
Đây là ý kiến trong bài tham luận của ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC) - Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế Mùa thu 2015.
Từ năm 2006 đến nay, tập đoàn Bitexco đã đầu tư nhiều dự án BĐS lớn tại Tp.HCM. Tuy nhiên, ngoài dự án The Manor và Tháp tài chính Bitexco đã đi vào hoạt động, những dự án còn lại đang xây dựng dở dang.
Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi với những quy định “thoáng” hơn trong chính sách cho người nước ngoài và Việt kiều mua nhà đang tạo ra những lực đẩy lớn cho thị trường BĐS tại Việt Nam.
người nước ngoài mua nhà ở việt nambán nhà cho người nước ngoài
Mảng bất động sản không khởi sắc, ngành cao su vẫn đang "u ám", cơ hội nào cho Quốc Cường Gia Lai để vực lại doanh nghiệp?
Việc người nước ngoài và Việt kiều được rộng cửa mua nhà khiến cho thị trường BĐS phía Bắc sôi động đặc biệt. Không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà các nhà đầu tư ngoại cũng đã bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới.
Kết thúc 1 tháng thực hiện nhiệm vụ giám sát, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng vận hành nhà chung cư tái định cư trên địa bàn Thủ đô.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự