Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump đụng tới truyền thông Mỹ - quyền lực thứ tư tại đất nước này sau tam quyền phân lập.

Chính quyền Úc đang cân nhắc thay đổi Luật gián điệp, cấm tiệt các khoản quyên góp chính trị có nguồn gốc nước ngoài do quan ngại Bắc Kinh dùng tiền mua ảnh hưởng.
“Đất nước Trung Quốc hiện đại hình thành dựa trên sự khẳng định chủ quyền quốc gia. Do đó, Trung Quốc cũng nên tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác, trong đó hiển nhiên bao gồm chủ quyền của chúng tôi” - Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu tại họp báo ngày hôm nay (6-6), theo báo Financial Times.
Phát ngôn của ông Turnbull xuất hiện trong bối cảnh FairFax Media và Đài truyền hinh ABC tung ra bài điều tra vạch trần khoản quyên góp 6,7 triệu đô la Úc của hai tỉ phú Trung Quốc Huang Xiangmo và Chau Chak Wing cho các Đảng Tự do và Lao động Úc.
Cơ quan Tình báo Úc (ASIO) hồi năm 2015 từng cảnh báo cảnh báo hai đảng này về chuyện nhận tài trợ từ cặp đôi tài phiệt có liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lời khuyên này đã không được tiếp thu.
Tỉ phú Huang, nhà sáng lập công ty bất động sản Yuhu Group, là trung tâm của một xìcăngđan bùng nổ năm ngoái khiến thượng nghị sĩ Đảng Lao động Úc, ông Sam Dastyari phải từ bỏ một số chức vụ.
Người ta phát hiện ông Dastyari nhận rất nhiều tiền từ công ty Yuhu để chi tiêu cá nhân. Khi trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Quốc, ông này còn công khai kêu gọi Úc tôn trọng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, một điều trái với quan điểm của Đảng Lao động mà ông là thành viên.
Điều tra của Fairfax/ABC còn phát hiện thấy ông Dastyari đã thay mặt tỉ phú Huang can thiệp vào hồ sơ xin quốc tịch của ông này ở Bộ Nhập cư và quốc tịch Úc. Tuy nhiên ASIO phát hiện ra và chặn hồ sơ này lại.
Sau vụ lùm xùm, tỉ phú Huang từ chức chủ tịch Viện Quan hệ Úc - Trung (ACRI), một tổ chức học giả có liên hệ với Đại học Kỹ thuật Sydney.
Viện ACRI bị rất nhiều học giả chỉ trích, cho rằng quan điểm thân Trung Quốc của tổ chức này là một phần của chiến dịch tuyên truyền toàn cầu trị giá 10 tỉ USD của Bắc Kinh.
Giáo sư John Fitzgerald, Đại học Kỹ thuật Swinburne, nhận xét rằng các bằng chứng đang có cho thấy các doanh nhân Trung Quốc đang ra sức gây ảnh hưởng lên chính trường Úc để hỗ trợ các mục tiêu chính sách của Trung Quốc.
“Người Úc rất ghét bàn tay can thiệp của nước ngoài vào hoạt động bầu cử - dù đó là từ Mỹ, Nga hay Trung Quốc - vì nó có thể làm thay đổi kết quả chính trị và ảnh hưởng đến niềm tin vào hệ thống bầu cử” - Giáo sư Fitzgerald nhấn mạnh.
Trước Úc, các quốc gia phương Tây khác gồm Mỹ và Anh đã cấm các đảng phái nhận tài trợ từ nước ngoài.
Washington từng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc nhúng tay vào chính trường Úc, bên cạnh đó là vai trò của cộng đồng siêu giàu ở Bắc Kinh trong việc triển khai quyền lực mềm ở hải ngoại.
PHÚC LONG
Theo Tuoitre.vn
Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump đụng tới truyền thông Mỹ - quyền lực thứ tư tại đất nước này sau tam quyền phân lập.
Bà Carrie Lam nhậm chức trong bối cảnh Hong Kong đang bị chia rẽ sâu sắc về chính trị và bất bình đẳng kinh tế.
Trong cuộc trò chuyện thẳng thắn với đạo diễn Mỹ Oliver Stone để thực hiện loạt phim tài liệu, tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ ít nhiều về cá nhân.
Ông James Comey, giám đốc FBI từng bị ông Trump sa thải, thừa nhận việc tổng thống đã nói với ông rằng “Tôi cần sự trung thành. Tôi kỳ vọng lòng trung thành”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hàng ngày đều dành ra vài tiếng để bơi lội, tập thể dục. Ông thường thức khuya và tuyệt nhiên không uống rượu.
Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở Mỹ năm 2016 không đơn thuần là cuộc bầu cử 4 năm một lần như thường lệ, cũng không phải là sự chuyển giao quyền lực từ một đảng này sang đảng khác, mà là cuộc bầu cử trong một thời khắc có tính bước ngoặt trong lịch sử của nước Mỹ.
Dựa vào thân tín hay đe dọa đối thủ là chiến lược Trump từng dùng thành công trong kinh doanh nhưng phản tác dụng khi làm tổng thống.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể thường xuyên bị cho là vạ miệng, nhưng thực tế, có thể đằng sau đấy là những toan tính rất cụ thể của một chiến lược gia.
Ba nữ bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Nhật Bản và Australia cùng có mặt tại Đối thoại Shangri-La đều là những phụ nữ giàu kinh nghiệm và nổi tiếng cứng rắn trong giới quân sự nước mình.
Dù “không thể trông cậy” vào Mỹ, nước Đức của Thủ tướng Angela Merkel cũng gặp nhiều khó khăn nếu muốn tận dụng mối quan hệ song phương với Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự