tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giáo sư Philippines: 'Hợp tác với Việt Nam sẽ không chỉ là giao lưu bóng chuyền ở Trường Sa'

  • Cập nhật : 23/11/2015

(Ngoai giao)

Việc Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược được dự báo sẽ mở ra tầm hợp tác lớn hơn về an ninh trên quy mô khu vực.

hai quan viet nam chao don doan philippines den dao song tu tay giao luu nam ngoai. anh: reuters

Hải quân Việt Nam chào đón đoàn Philippines đến đảo Song Tử Tây giao lưu năm ngoái. Ảnh: Reuters

 

Tiến sĩ Jay Batongbacal, giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề hàng hải và Luật Biển Philippines trao đổi với VnExpress về triển vọng hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam và Philippines, sau khi hai nước hôm 17/11 ký tuyên bố tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

- Ông đánh giá thế nào việc Việt Nam và Philippines thiết lập Đối tác chiến lược?

- Mối quan hệ giữa hai nước sẽ được nâng lên tầm cao mới, không chỉ về thương mại, văn hóa mà quan trọng hơn là khía cạnh quốc phòng và quân sự. Mặc dù đây không phải một thỏa thuận lớn tương đương một liên minh quân sự hoàn thiện nhưng nó đưa hai nước trở nên gần gũi hơn về lợi ích an ninh và các hoạt động ở Biển Đông, giúp hai bên hỗ trợ nhau về những đòi hỏi của mình ở khu vực này.

Khái niệm đề cập tới phạm vi rộng lớn hơn về các vấn đề và quan tâm trong quan hệ hai nước, nó sẽ thúc đẩy hợp tác chính trị và kinh tế, cùng với an ninh, nhưng tranh chấp ở Biển Đông dường như là chất xúc tác chính trong giai đoạn mới này.

Tôi cho rằng ban đầu nó sẽ được biểu thị bằng sự truyền đạt thông tin tốt hơn, phối hợp và hợp tác chiến lược gần gũi hơn, hai nước sẽ tìm kiếm một mức độ thoải mái và tin cậy trong làm việc với nhau. Vào một thời điểm nào đó sau này, hai bên có thể quyết định cùng "đầu tư" vào các dự án giúp giải quyết mối quan ngại chung hoặc vì lợi ích chung. Trong tương lai hai nước có thể thiết lập cơ chế chính thức cho các chương trình và hoạt động chung hoặc phối hợp dài hạn.

- Mức quan hệ mới mở ra những cơ hội nào để hai bên hợp tác về an ninh và quốc phòng?

- Mối quan ngại an ninh dường như là động lực chung để Việt Nam và Philippines quyết định đi đến mức hợp tác này. Trong khi hai bên đang có những mối liên lạc nhưng không có một khung thể chế chính thức cho hợp tác về khía cạnh an ninh, dẫn tới các hoạt động hợp tác mang tính tượng trưng thỉnh thoảng mới diễn ra và những sự kiện rời rạc nhắm tới truyền đạt thông điệp chính trị hơn là hoạt động chung thực chất. Chẳng hạn như các trận đấu giao lưu bóng chuyền và bóng rổ mà các đơn vị quân sự hai nước tổ chức ở Trường Sa gần đây.

Như vậy mối quan hệ chính thức sẽ giúp đảm bảo rằng tinh thần hợp tác giữa hai bên được duy trì và mở rộng, mang lại lợi ích ở chỗ chúng được chỉ đạo bởi những định hướng chính sách rõ ràng hơn.

- Những lĩnh vực hai bên có thể thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông?

- Mối quan tâm chung lớn nhất là sự nhận thức về lãnh thổ trên biển, khi các hoạt động và sự cố ở Biển Đông nảy sinh từ tranh chấp có thể xuất hiện, vượt khá xa bên ngoài tầm kiểm soát của mỗi nước. Sự phối hợp và liên lạc giữa các lực lượng tương ứng ở Biển Đông cũng có thể là mối quan tâm chung mang tính thúc bách, khi Biển Đông đang trở thành một khu vực rất đông đúc. Việc hai nước hỗ trợ lẫn nhau trong giám sát và sớm phát hiện những sự cố và các vấn đề tiềm ẩn ở bất cứ nơi nào trên Biển Đông trở thành điều dễ hiểu.

Quản lý môi trường và khoa học trên biển cũng có thể là các lĩnh vực hợp tác phù hợp, xét về khía cạnh hai nước từng có hợp tác trước đây trong nghiên cứu khoa học và tham gia tích cực vào các cộng đồng khoa học.

- Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Phillippines ảnh hưởng gì tới tranh chấp ở Biển Đông?

- Thực chất Đối tác chiến lược không có ảnh hưởng tới tranh chấp, khi hai nước đã hoàn toàn chấp nhận tính nguyên trạng ở Biển Đông với sự tôn trọng đòi hỏi của bên kia. Có khả năng hai bên sẽ đạt được một tạm ước chính thức về đòi hỏi của mình, điều mà đã được ngụ ý từ thực tế rằng không bên nào tính toán đến sự cố nghiêm trọng liên quan đến công dân và yêu sách của bên kia ở Biển Đông. Nói chung, mối quan hệ Đối tác chiến lược sẽ đem lại các phương tiện để Philippines và Việt Nam có thể liên lạc thường xuyên hơn, nhất trí về những cách thức đặc biệt và phối hợp trong các hoạt động và chính sách mà tôn trọng bên kia.

Thêm nữa, Đối tác chiến lược có thể tăng thêm áp lực với Trung Quốc để khiến nước này giảm các chiến thuật hung hăng và xâm nhập, trước một thỏa thuận chính thức và khả năng có hành động chung của hai nước trong số các bên cùng có tranh chấp ở Biển Đông. 

Hai bên có thể hợp tác phần lớn là thông qua trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau khi phản bác lại Trung Quốc. Hiện, Việt Nam có thể hưởng lợi từ "phép thử" của Philippines bằng vụ kiện tại Tòa Trọng tài quốc tế, ngược lại Philippines cũng hưởng lợi khi Việt Nam tuyên bố ủng hộ Tòa thực hiện quyền xét xử. Nếu Việt Nam cân nhắc vụ kiện của riêng mình thì có thể học hỏi được những thảo luận sâu sắc trong vụ của Philippines và cách thức làm thế nào Manila theo đuổi nó.

- Xu hướng hợp tác trên quy mô rộng hơn ở khu vực thời gian tới là gì?

- Có thể nói Philippines và Việt Nam đánh dấu bước đi mới nhất trong một tiến trình đang tiếp diễn của hợp tác lớn hơn giữa các nước ASEAN và các đối tác lớn bên ngoài khu vực như Mỹ và Nhật Bản. Đây là một bước đi quan trọng, khi một thỏa thuận giữa hai nước có tranh chấp ở Biển Đông cũng bao gồm hợp tác an ninh và quốc phòng. Về mặt lịch sử, hợp tác an ninh giữa các nước ASEAN ở mức tương đối thấp và kém sôi động. Có thể đây là một sự báo trước mối Đối tác chiến lược song phương liên quan đến các bên cùng có tranh chấp ở Biển Đông, sau đó bổ sung thêm Mỹ ban đầu, rồi tới sự ướm thử mở rộng hợp tác quốc phòng và an ninh của Nhật Bản trong khu vực.

 
Trở về

Bài cùng chuyên mục