Không thể cứ để doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào kinh doanh, nhất lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải cõng các khoản nợ của những doanh nghiệp đã “chết”.

Tại đại hội cổ đông thường niên của Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (Mã: HBC - HoSE) diễn ra chiều qua (27/4), cổ đông của công ty này đã yêu cầu lãnh đạo công ty này cẩn trọng khi thực hiện các gói thầu xây dựng với Công ty CP Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Ngay đầu phần thảo luận, lo ngại trước những nghi vấn xung quanh việc cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung có liên quan đến xả thải của Formosa Hà Tĩnh, cổ đông HBC đã yêu cầu công ty báo cáo về gói thầu với nhà máy thép này.
“Giá trị của HBC với Formosa là bao nhiêu? Formosa xảy ra sự cố có ảnh hưởng gì tới hợp đồng đã ký với Pormisa?”, cổ đông lo lắng.
Lãnh đạo HBC cho biết, với dự án của Formosa, hiện nay công ty vừa ký một hợp đồng mới có giá trị 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, cần phân biệt 2 hạng mục chính là xây dựng nhà xưởng và nhà ở. Hợp đồng xây dựng nhà ở mà HBC ký với Formosa sẽ không ảnh hưởng gì với tình hình hiện nay. Hiện có 2 đối tượng công nợ với Formosa, thứ nhất là khoản 27 tỷ và không ảnh hưởng gì vì vẫn đang thu; khoản nợ thứ 2 cũng sẽ giải quyết hết trong năm nay.
Theo báo cáo, tổng doanh thu năm 2015 của HBC đạt 5.078 tỷ đồng, tăng 44,3% so với năm 2014 và đạt xấp xỉ 96% kế hoạch. Doanh thu này chỉ đến chủ yếu từ hoạt động xây dựng, đóng góp tỷ trọng cao nhất, với 99% tổng doanh thu. Tuy nhiên trong năm qua HBC chỉ đạt lợi nhuận sau thuế là 83,47 tỷ đồng tỷ đồng (tăng 17,7% so với năm 2014), đạt chưa đến một nửa so với kế hoạch (46,4%).
Theo nội dung tờ trình, năm 2016, Hội đồng Quản trị (HĐQT) HBC lên kế hoạch doanh thu 7.200 tỷ đồng (trong đó đến từ khối xây dựng khoản 6.100 tỷ đồng, còn lại từ các công ty liên kết và công ty con), lợi nhuận sau thuế 252 tỷ đồng, tăng lần lượt 42% và 200% so với kết quả thực hiện năm trước.
Kế hoạch của HĐQT vẫn không làm cổ đông bớt lo lắng khi nợ vay của HBC đang tăng cao từ năm 2013 đến nay. “Áp lực trả các khoản nợ vay này sẽ đến từ những nguồn nào? Vì sao doanh thu đặt ra chỉ tăng có 42% mà lợi nhuận lại đến 200%, nhất là khi thị trường bất động sản đang bị siết chặt nguồn vốn vay?”, cổ đông chất vấn.
HĐQT HBC cho biết, con số vay ngắn hạn của HBC là 6.200 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn khoảng 1.800 - 1.900 tỷ đồng và nợ trả trước là 1.400 tỷ đồng. Theo cách tính của các ngân hàng, hiện nay hệ số lãi vay của HBC vẫn an toàn.
Ban điều hành HBC cho rằng, mục tiêu lợi nhuận trong năm qua không đạt là do công trình Viettinbank Tower ở Hà Nội lỗ 125,1 tỷ: do giá dự thầu không cao, sự phối hợp giữa chủ đầu tư và nhà tư vấn chưa đồng bộ, các phương án thi công bê tông khối lớn và các vấn đề nhà thầu yêu cầu giải quyết bị kéo dài nên làm tăng chi phí. Công trình SSG Tower ở quận 7, TPHCM lỗ 28,7 tỷ: do thời gian thi công kéo dài so với tiến độ ban đầu, nên chi phí lương, có một số phát sinh chưa làm hồ sơ thanh toán được tiền. Tuy nhiên, HBC đã dự kiến được tình hình này.
Ban lãnh đạo HBC cũng thừa nhận thị giá so với Coteccons đang rất thấp. Đây là một vấn đề mà HĐQT trăn trở rất nhiều.
“Chúng tôi tin rằng trong tình hình tài chính của công ty còn chưa cân đối về vốn chủ sở hữu, doanh thu, dư nợ ngân hàng nhưng các ngân hàng vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của HBC. Công ty cũng đã tái cấu trúc hoạt động theo những chuẩn mực quốc tế, dựa trên những nền tảng, giá trị bấy lâu thi Hòa Bình sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Con số trên thị trường chứng khoản chỉ nói một phần rất nhỏ, trong khi công ty đang đầu tư kỳ công cho một tương lai dài hạn”, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HBC nói.
DRH đặt kế hoạch lợi nhuận gấp 5 lần năm trước
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2016 diễn ra ngày 27/4, Công ty Cổ phần Đầu tư Căn Nhà Mơ Ước (Dreamhouse), mã chứng khoán: DRH trình kế hoạch kinh doanh năm 2016 với doanh thu 350 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 67,2 tỷ đồng, lần lượt gấp gần 2 lần và 5 lần kết quả kinh doanh năm trước. DRH cũng đã công bố kết quả hoạt động năm 2015 với tổng doanh thu đạt 185 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 14,33 tỷ đồng, tương đương 134% so với năm 2014.
Tính đến ngày 6/4/2016, DRH đã phân phối xong 30,6 triệu cổ phần cho 25 nhà đầu tư chiến lược, thu về 336,6 tỷ đồng, hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 184 tỷ đồng lên 490 tỷ đồng. Thời gian qua, DRH triển khai nhiều hoạt động M&A dự án nhằm gia tăng quỹ đất, đầu tư vào các doanh nghiệp có tiềm năng nhằm gia tăng lợi nhuận. Dự kiến năm 2016 và các năm tiếp theo, DRH tiếp tục thực hiện các hoạt động này.
Không thể cứ để doanh nghiệp mới bắt đầu bước vào kinh doanh, nhất lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải cõng các khoản nợ của những doanh nghiệp đã “chết”.
Việt Nam đang ở giai đoạn già hóa dân số rất nhanh và theo dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ chính thức bước vào thời kì dân số già. Đây được cho là thách thức lớn về vấn đề lao động, an sinh xã hội, y tế… nhưng đồng thời đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng lợi thế này.
“Tôi nghĩ mình đã làm một việc để sau này không bị con cháu oán hận” - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Phạm Văn Chi.
Có 9 nhóm vấn đề hiện doanh nghiệp Việt Nam đang gặp vướng mắc đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi tới Văn phòng Chính phủ trước thềm Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp và các vấn đề này tiếp tục được VCCI gửi báo cáo bổ sung lần 2.
Cá chết, tôm chết, nghêu chết... Hàng vạn ngư dân làng chài lâm vào cảnh điêu đứng. Những xóm chợ nhỏ trên quốc lộ vắng tanh không một con cá, con tôm, mực... Tất cả gần như tuyệt giao với hải sản.
Trước thềm hội nghị Thủ tướng đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngày mai (29/4), nhiều DN phản ánh nhiều DN nhà nước nợ hàng tỷ đồng tiền hoàn thuế hoặc nợ vốn xây dựng cơ bản kéo dài tới 2-3 năm không thanh toán nhưng DN tư nhân nợ thuế vài ba trăm triệu chưa thanh toán đã bị phạt. DN được hoàn thuế tới 6 tỷ đồng thì kéo dài 6 tháng mới giải quyết.
Xuất khẩu gạo phải lập công ty ở Singapore, hai ngày lại phải đi xin giấy phép... là hai trong số nhiều ví dụ cho thấy doanh nghiệp đang thực sự khổ vì đủ các loại "giấy phép con".
Với 2.000 người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) trong 5 năm qua có tổng cộng 22 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học được công nhận bởi Viện Thông tin Khoa học ISI. Trong khi đó, kinh phí nhà nước "rót" xuống là trên 2.000 tỷ đồng (tương đương 90,6 triệu USD).
Lượng du khách hủy tour đến các tỉnh Bắc Trung bộ ngày càng tăng. Trong khi đó, cả đánh bắt, nuôi trồng và chế xuất thủy sản của các tỉnh miền Trung đang rất khốn đốn vì người dân không mua, xuất khẩu thì sợ bị phát hiện cá, tôm bị nhiễm độc!
Kết thúc thanh tra tại Petrolimex, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo liên Bộ Công thương - Tài chính cùng Petrolimex tổ chức kiểm điểm, khắc phục những thiếu sót, tồn tại và kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.191 tỷ đồng và 310 nghìn USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự