Việc đón đầu hội nhập bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn để chuẩn bị cho một sân chơi mới.

Thủ tướng cho biết, với thực trạng trên, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng dự án Luật quy hoạch nhằm khắc phục triệt để sự chồng lấn, lãng phí trong xây dựng quy hoạch.
Tại bản chất vấn gửi tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại biểu Quốc hội Trịnh Ngọc Phương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cả nước hiện nay có trên 19.000 quy hoạch lớn, nhỏ, chi phí xây dựng quy hoạch trên 8.000 tỷ đồng, trong đó không ít những quy hoạch còn có sự chồng chéo, bất cập và mâu thuẫn về chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý.
Sự chồng chéo giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý.
“Với thực trạng trên, xin Chính phủ cho biết đến bao giờ các bất cập trên trong công tác quy hoạch sẽ chấm dứt, Luật Quy hoạch đến khi nào trình ra Quốc hội, liệu khi ra đời có giải quyết được các bất cập như trên hay không?” – Đại biểu Trịnh Ngọc Phương băn khoăn.
Thủ tướng cho biết, việc chuẩn bị cho Luật Quy hoạch cần có thêm thời gian để đảm bảo sự nhất quán, không xáo trộn (Ảnh: Quochoi.vn)
Trả lời chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, thực hiện quy hoạch đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu chung phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế được Chính phủ nhận diện đầy đủ như: số lượng quy hoạch nhiều, chất lượng một số quy hoạch còn thấp, chồng chéo; tình trạng lập, điều chỉnh quy hoạch còn tùy tiện, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, làm phát sinh tiêu cực, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực xã hội, nhất là một số quy hoạch về đất đai, xây dựng, hạ tầng, tài nguyên…
“Với thực trạng trên, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng dự án Luật quy hoạch nhằm khắc phục triệt để các tồn tại này” – Thủ tướng khẳng định.
Theo đó, Chính phủ, Thường trực Chính phủ đã họp 5 lần cho ý kiến về dự án Luật này. Chính phủ xác định, việc xây dựng Luật quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, với định hướng xây dựng Luật quy hoạch có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại quy hoạch phát triển trên phạm vi cả nước.
Từ chủ trương đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc xây dựng dự án Luật bảo đảm quy hoạch trở thành công cụ để quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả; kiến tạo không gian phát triển có tầm nhìn bền vững; tăng cường quản lý nhà nước theo quy hoạch một cách hệ thống trên phạm vi toàn quốc.
Luật này cũng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với các chiến lược, chủ trương, chính sách khác và giữa các quy hoạch với nhau; tạo nền tảng cho việc khai thác, sử dụng, điều phối hiệu quả các nguồn lực của đất nước, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Với việc khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế của công tác quy hoạch hiện nay, Luật sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho đời sống nhân dân, doanh nghiệp, phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường.
Mặc dù vậy, theo Thủ tướng, việc chuẩn bị cần có thêm thời gian để đảm bảo sự nhất quán, không xáo trộn. Trong quá trình chuẩn bị dự án Luật, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát các quy hoạch ngành, địa phương để khắc phục các xáo trộn, chồng chéo, bất cập trong công tác quy hoạch thời gian qua.
Mới đây, trong một cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Dân Trí, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, khi các quy hoạch ra đời tràn lan như hiện nay sẽ cản trở, hạn chế phát triển. Do đó, nếu không có Luật Quy hoạch thì sự lãng phí sẽ không chỉ dừng lại con số hơn 8.000 tỉ đồng mà gấp nhiều lần như vậy.
Việc đón đầu hội nhập bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn để chuẩn bị cho một sân chơi mới.
Việt Nam có đầy đủ lợi thế để trở thành một “cường quốc hoa” trên thế giới. Nhưng đáng buồn, ngành sản xuất và xuất khẩu hoa vẫn đang thiếu cơ chế để bứt phá.
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không những bị chèn lấn bởi các khu vực kinh tế khác mà còn chịu áp lực lớn mất tới 40,8% lợi nhuận do đóng các khoản thuế phí.
Theo nhiều chuyên gia, kinh tế tư nhân Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa đang bị chèn lấn bởi DN nhà nước, DN nước ngoài, cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, vốn đáng lẽ dành cho DN tư nhân vay đã bị ngân sách nhà nước hút hết.
Doanh nhân cả nước kỳ vọng và đặt niềm tin vào sự phát triển kinh tế đất nước sau Đại hội Đảng 12...
“Xin Thủ tướng cho biết năm 2016, Thủ tướng dự kiến chúng ta sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tỷ đồng trong vấn đề chống lãng phí?” – đây là câu hỏi chất vấn được đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Hà Nội) gửi lên Thủ tướng tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII.
Việc cải cách có thể đi vào thực chất hơn và những cơ hội từ các hiệp định thương mại sẽ thể giúp GDP Việt Nam đạt mức 6,82% trong năm 2016.
Trong bối cảnh ngành viễn thông đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải cải tiến để tồn tại.
Thế hệ lãnh đạo sau Đại hội Đảng đang được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam tăng tốc, hiện đại hóa nền kinh tế cũng như mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn AmInvestment có trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 27/1, Công ty dịch vụ dầu khí Malaysia SapuraKencana và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đang cùng chung đấu thầu hợp đồng xây dựng giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển phía Tây của Ấn Độ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự