tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Phiên tòa 28/7: Phan Thành Mai xin cho nhân viên cấp dưới

  • Cập nhật : 29/07/2016
Phạm Công Danh nói cố gắng dự tòa
16:5628/07/2016

 Hội đồng xét xử hỏi bị cáo Phạm Công Danh

 

khac voi moi ngay, hom nay pham cong danh deo kinh

Khác với mọi ngày, hôm nay Phạm Công Danh đeo kính

 

-Mấy hôm rồi tham dự tòa thì có sức khỏe ổn định không?

-Dạ, vẫn cố gắng.

-Thế các bệnh về sỏi thận…thì sao? Có uống thuốc đầy đủ không?

-Cũng có uống thuốc và cố gắng dự tòa.

-Chúng tôi biết bệnh của bị cáo nên tòa đã chuẩn bị riêng ghế cho bị cáo. Luôn có bác sỹ tại phiên tòa nên các bác sỹ cố gắng quan tâm đặc biệt đến bị cáo Danh để có đủ sức khỏe dự phiên tòa. 

Theo kế hoạch, ngày mai 29/7 Tòa sẽ tập trung xét hỏi Phạm Công Danh về các tội trạng được ghi trong cáo trạng.


Phan Thành Mai xin cho các bị cáo cấp dưới
16:4828/07/2016

 

phan thanh mai den toa ngay 28/7

Phan Thành Mai đến tòa ngày 28/7

 

Viện kiểm sát hỏi bị cáo Phan Thành Mai về nghị quyết HĐQT quanh các câu trả lời của các bị cáo chiều nay

-Bị cáo Phan Thành Mai trả lời: Bị cáo không nhớ chính xác có nghị quyết HĐQT này vì có nhiều khoản vay nhưng nếu các bị cáo khác có nói đã trình bị cáo thì chắc là có điều này vì thời gian đó làm việc với nhau rất chặt chẽ.

Bị cáo đã nghe quy trình tín dụng mà các nhân viên của bị cáo và nhân viên chi nhánh. Quy trình tín dụng của ngân hàng Đại Tín thực hiện theo đúng luật của các tổ chức tín dụng đúng không?

-Dạ đúng.

-Theo bị cáo thì toàn bộ quy trình của Ngân hàng Đại Tín sau này là Ngân hàng Xây dựng có theo quy trình tín dụng của các quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không?

-Dạ, bắt buộc phải theo.

-Trong quy định thì quy trình tín dụng thì phải dựa trên 3 cơ sở thông tin chứ không phải 1 trong 3 cơ sở thông tin như các bị cáo khác khai. Bị cáo có thấy thế không?

-Dạ, đúng là phải dựa trên 3 cơ sở thông tin. Bị cáo cũng đã từng tổ chức các buổi tập huấn cho các chi nhánh nhưng có lẽ do cách hiểu tại các chi nhánh khác nhau.

-Như vậy các khoản tín dụng cho vay ra thì các cán bộ chi nhánh theo bị cáo thì có đúng quy trình không?

-Dạ thưa, theo cách nhìn từ hội sở thì các chi nhánh làm thế là không đúng quy trình.

-Bị cáo có biết vì sao phải đưa ra 3 cơ sở thông tin như thế chứ không phải 1 cơ sở không?

-Để hiểu toàn diện về doanh nghiệp ạ.

-Đúng là như thế. Chính vì để hiểu toàn diện về doanh nghiệp vay vốn mới sinh ra các cơ sở thông tin bắt buộc phải có để đảm bảo an toàn cho vay. Bị cáo cho biết theo quy trình tín dụng thì sau khi giải ngân cho vay thì phải thực hiện việc giám sát việc sử dụng vốn vay?

-Dạ có biết.

-Ai phải giám sát các khoản cho vay này?

-Các chi nhánh ạ. Về mặt quy trình là các chi nhánh phải giám sát, báo lên hội sở.

Tòa đọc quy trình giám sát vốn sau giải ngân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước theo quy định 1627 trong đó phải kiểm tra hàng tồn kho, nhập kho, thực hiện thăm dò thực tế, kiểm tra việc thực hiện vốn vay…

Bị cáo Phan Thành Mai xin phép Hội đồng xét xử xem xét giúp các bị cáo khác là các nhân viên tại các chi nhánh vì đây là các chỉ đạo của Hội đồng quản trị, các bạn nhân viên cấp dưới phải thực hiện nên xin phép Hội đồng xét xử xem xét cho họ. 

-Vì sao không có khoản vay nào vượt quá 450 tỷ?

-Vì không được vượt quá tỷ lệ % vốn điều lệ.

 -Thường duyệt trong bao nhiêu ngày?

-Thường khoảng 3 ngày.

-Có khi chỉ 1 ngày thôi đúng không?

-Dạ đúng.

-Chỉ như thế thôi đã thể hiện rõ là trái quy định về thời gian xét duyệt rồi.


Hồ sơ của 12 công ty là hồ sơ thật chứ không phải hồ sơ khống
15:4228/07/2016
 

Viện kiểm sát hỏi người xét duyệt hồ sơ từ chi nhánh gửi lên –Quyền quản lý tín dụng hồ sơ

-Thông thường bộ hồ sơ từ chi nhánh gửi lên là gửi cho bị cáo?

-Thông thường thì gửi lên nhân viên phòng tín dụng của bị cáo, những nhân viên này xem xét rồi trình lên bị cáo.

-Cụ thể bị cáo phân công ai tiếp nhận hồ sơ của Toàn Tâm và An Phát?

-Bị cáo phân công việc xét tiếp nhận hồ sơ của Toàn Tâm và An Phát cho ông Trần Quốc Bảo.

-Bị cáo có nhớ cụ thể bao nhiêu khoản vay không?

-Có tổng cộng 12 khoản vay trong đó có 2 khoản vay của Thành Trí.

-Nhiệm vụ của bị cáo trong việc xử lý các hồ sơ này là thế nào?

-Phòng ban của bị cáo kiểm tra, thẩm định hồ sơ vay trên cơ sở chi nhánh đã đề xuất cho vay. Những hồ sơ này chi nhánh không cho vay được vì vượt hạn mức cho vay của chi nhánh chứ không phải là yêu cầu hội sở thẩm định lại. Ngoài ra, hồ sơ vay phù hợp với chủ trương thời điểm đó là cho vay gói 50.000 tỷ. Một yếu tố khác nữa là tài sản đảm bảo giá trị cao nên phòng của bị cáo trình lên tổng giám đốc cho vay chứ không có chức năng cho vay.

-Trong tờ trình đâu thể hiện ý kiến không đồng ý? Hoàn toàn đồng ý đấy chứ?

-Phòng quản lý tín dụng chỉ đưa ý kiến chứ không có chức năng cho vay. Chỉ trình lên hội đồng tín dụng hội sở.

-Bị cáo nói Tập đoàn Thiên Thanh và Toàn Tâm đã có hợp đồng chuyển nhượng bất động sản để lấy làm tài sản đảm bảo cho vay?

-Dạ đúng.

-Bị cáo có nhớ ai đứng tên trên hợp đồng chuyển nhượng?

-Bị cáo không nhớ, không biết rõ.

-Có phải Phạm Công Danh và Vưu Thị Diệu?

-Dạ đúng.

-Nhưng hợp đồng đó chưa được công chứng, chỉ là hợp đồng giữa hai bên thôi đúng không?

-Vâng đúng.

-Sao ban đầu bị cáo không đồng ý sau lại đồng ý?

-Vì sau đó có HĐQT đồng ý tài sản đảm bảo này và trong vòng 3 tháng phải có bản công chứng. Ngoài ra, thủ tục gửi lên bị cáo không phải bản chính mà bản chính sẽ xử lý tại chi nhánh. 

-12 hồ sơ có nhiều hồ sơ có cảnh báo rủi ro do không có báo cáo tài chính nhưng vì sao bị cáo vẫn duyệt cho vay?

-Đối với bị cáo thì không có hồ sơ nào không có rủi ro cả. Trong phương án kinh doanh thì doanh nghiệp phải có vốn tự có 30% thì ngân hàng giải ngân 70%. Bị cáo tái thẩm định thì không có hồ sơ nào không có báo cáo tài chính cả. Có tổng cộng 14 khoản vay nhưng bị cáo tham gia 12 khoản, 2 khoản từ 2012 bị cáo không có tham gia.

Hồ sơ từ chi nhánh gửi lên thì không có gì thể hiện là hồ sơ khống cả. 

Hơn nữa, quy trình tín dụng cho tổ chức tín dụng phải đảm bảo tính độc lập của các phòng ban, chi nhánh.


Bị cáo Lý Minh khai ký hồ sơ sau khi khoản vay đã giải ngân
14:3328/07/2016
 

Chiều nay 28/7, Tòa án Nhân dân Tp.HCM tiếp tục xử đại án Phạm Công Danh.

Viện kiểm sát mời bị cáo Lý Minh (trưởng phòng kinh doanh VNCB Sài Gòn)

-Bị cáo cho biết giữ chức vụ gì ở VNCB? 

-Trước đây bị cáo là trợ lý của anh Phan Thành Mai. Sau đó được bổ nhiệm kiêm nhiệm trưởng phòng kinh doanh, VNCB chi nhánh Sài Gòn.

-Khi bị cáo ký thì ai đưa hồ sơ cho bị cáo ký?

-Ông Nguyễn Tiến Hùng đưa. Lúc đó chỉ thiếu chữ ký của trưởng phòng kinh doanh. 

-Khi ký hồ sơ như thế thì bị cáo có làm đúng chức năng, nhiệm vụ của bị cáo không?

-Bị cáo có thực hiện. Bị cáo xem xét đủ trình tự hồ sơ và hồ sơ rồi mới ký.

-Thế sao bị cáo biết khoản này giải ngân từ 28/2 mà vẫn ký vào đầu tháng 3?

-Bị cáo trình bày việc ký là do có HĐQT thông qua từ lâu rồi và đã giải ngân rồi. Lúc này bị cáo ký để hoàn thiện hồ sơ.

-Bị cáo ngồi dưới có nghe bị cáo Nguyễn Tiến Hùng nói về hợp đồng này không? Theo bị cáo Hùng thì tiến trình phải là ký ở dưới chi nhánh rồi mới chuyển lên hội sở thông qua cho vay.

-Bị cáo cho rằng bị cáo Hùng khai là hoàn toàn mâu thuẫn. Bị cáo được bổ nhiệm kiêm nhiệm thì cũng cần phải thông qua HĐQT, thông qua phòng nhân sự, tiếp nhận….Công văn đến bị cáo là vào 3/3/2014. Đến 10/3 bị cáo mới biết được bổ nhiệm. Tức bị cáo được bổ nhiệm sau. Sau đó văn thư và các nhân viên khác mới biết bị cáo được bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm này được thể hiện rất rõ qua các email trên hệ thống.

Vì anh Bình lúc đó xin nghỉ việc nên bị cáo được đề xuất ký vào hồ sơ vay.

-Vì sao tất cả các hồ sơ ngày 27/2/2014 đều có chữ ký của bị cáo?

-Bị cáo ký nhưng ký vào 1/3 chứ không phải ngày 27/2/2014. Hồ sơ thì đã được tất cả lãnh đạo liên quan ký hết rồi.

Sao bị cáo biết khoản vay này đã giải ngân vào 28/2?

-Vì bị cáo sắp sửa nhận nhiệm vụ nên có tìm hiểu. Bị cáo có hỏi anh Phan Thành Mai và anh Mai có giải thích cho bị cáo là đã được giải ngân rồi. Chị Mai Hương cũng biết việc ký này là để hoàn thiện hồ sơ. 

Viện kiểm sát hỏi Mai Hữu Khương

-2 hồ sơ vay của Toàn Tâm và An Phát bị cáo khai Lý Minh ký vào 27/2 đúng không?

-Dạ đúng.

-2 hồ sơ này không họp hội đồng tín dụng, chỉ đưa cho các thành viên liên quan ký. Lúc đó thiếu chữ ký của vị trí anh Lý Minh nên đã xin ý kiến hội sở?

-Dạ đúng.

-Tức bị cáo khẳng định là bị cáo Lý Minh ký giấy tờ trước thời điểm giải ngân?

-Dạ đúng. Vì bị cáo ký sau cùng nên bị cáo biết.

Viện kiểm sát hỏi bị cáo Nguyễn Tiến Hùng

-Vì sao không họp mà ký?

-Bị cáo đưa tờ trình, biên bản họp cho Lý Minh rồi mới đưa cho Mai Hữu Khương đúng không?

-Dạ đúng. 

-Lý Minh ký chưa?

-Ký rồi.

-Thế bị cáo có xem tài sản đảm bảo chưa?

-Bị cáo có xem. 

-Bị cáo có biết tài sản đứng tên Tập đoàn Thiên Thanh chứ không phải đứng tên Toàn Tâm hay An Phát?

-Dạ, cho bị cáo được nói. Trước đó đã có nghị quyết HĐQT anh Danh ký đồng ý sử dụng tài sản này và tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh sẽ được chuyển cho Toàn Tâm và An Phát trước khi giải ngân.

Viện kiểm sát hỏi lại bị cáo Lý Minh

-Mong Hội đồng xét xử xem xét. Theo bị cáo Hùng sáng nay thì phải hồ sơ đầy đủ mới được giải ngân. Theo trao đổi công việc, email của các bên thì có chị Phan Thị Bích Đào-Phó phòng Quản lý tín dụng hội sở có gửi mail nhắc chi nhánh Sài Gòn, Lam Giang vào 11/3 đề nghị hoàn thiện hồ sơ cho các khoản vay của An Phát và Toàn Tâm. Ngày 12/3 tiếp tục yêu cầu này để tái thẩm định và gửi tổ giám sát.

-Tại sao hội sở giải ngân rồi mới gửi tổ giám sát được?

-Bị cáo không nhớ rõ lắm nhưng lúc đó hình như trên hội sở có gửi email cho tổ giám sát nhưng tổ giám sát chỉ có email lại là đề nghị VNCB làm theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, không ghi rõ là không chấp thuận hay có.

-Bị cáo nhớ lại đi vì theo tài liệu chúng tôi có được thì tổ giám sát là không đồng ý. Đã không đồng ý sao lại giải ngân được?

-Vậy có thể bị cáo nhớ không chính xác.

Viện kiểm sát hỏi Phan Thành Mai

-Bị cáo Lý Minh khai thế thì bị cáo nói gì?

-Bị cáo xin phép được nói lại là chính xác thời điểm bổ nhiệm Lý Minh thì bị cáo không nhớ rõ. Nhưng bị cáo nhớ là khi bổ nhiệm Lý Minh thì khoản vay đã được giải ngân rồi.


VNCB đã cho các công ty sân sau vay sai quy định như thế nào?
13:1728/07/2016
 

Do cần tiền trả nợ nhưng Phạm Công Danh biết với tư cách chủ tịch HĐQT thì không thể trực tiếp vay tiền của ngân hàng mình nên Danh mới chỉ đạo đưa 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 công ty khác (Công ty Nhà Quốc Cường và Công ty Nhà Hưng Thịnh) để lập 16 bộ hồ sơ vay vốn tại VNCB.

Các hồ sơ vay vốn của nhóm công ty trên đều được lập bằng các hợp đồng mua bán bất động sản, phương án kinh doanh và trả nợ khống, tài sản thế chấp được nâng khống giá trị, một tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay khác nhau...

Cụ thể, có hồ sơ 7 lô đất thuộc sân vận động Chi Lăng, đất tại đường Trường Chinh (Đà Nẵng) đã được thế chấp để đảm bảo cho khoản vay 5.000 tỷ đồng tại BIDV (chưa được giải chấp) nhưng vẫn được dùng làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay thêm khác.

Đồng thời, giá trị tài sản bị nâng khống nhiều lần so với giá thực tế.

Để giải ngân toàn bộ số tiền này, VNCB đã thực hiện trong các giai đoạn khác nhau. Riêng giai đoạn năm 2014, VNCB đã cho 10 công ty của Tập đoàn Thiên Thanh vay 3.750 tỷ đồng với các hợp đồng thế chấp tài sản và lý do vay để kinh doanh.

Tuy nhiên, toàn bộ số tiền mà các công ty con này vay được đều được chuyển lại cho Tập đoàn Thiên Thanh để Phạm Công Danh chi trả các khoản nợ.

Cụ thể, Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ xây dựng Quang Đại đã làm hồ sơ để vay 380 tỷ đồng. Công ty này do ông Phạm Công Danh thành lập - theo lời khai của Nguyễn Hữu Duyên, người đứng tên giám đốc công ty.

Theo cáo trạng, Công ty Quang Đại đã làm hồ sơ vay vốn trên là để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu xây dựng, tài sản đảm bảo là một lô đất ở khu vực sân vận động Chi Lăng.

Thực tế, lô đất này đã được thẩm định nâng khống giá trị lên thành 1.167 tỷ đồng (sau này Công ty cổ phần Thông tin thẩm định giá miền Nam xác định giá trị tài sản này chỉ là 368 tỷ đồng). Tháng 1-2014 thì hồ sơ này được chấp nhận cho vay.

Sau khi giải ngân, số tiền 380 tỷ của VNCB cho vay đã chuyển vào tài khoản của Công ty Quang Đại nhưng thực chất tiền này cũng chuyển về cho Tập đoàn Thiên Thanh cùng với hàng chục khoản vay của các công ty khác để Phạm Công Danh trả nợ.

Cho nhân viên rửa xe làm giám đốc để ký vay tiền

Theo hồ sơ, trước khi trở thành giám đốc của Công ty Quang Đại, Duyên là nhân viên rửa xe tại Tập đoàn Thiên Thanh.

Duyên khai rằng khi đang làm nhân viên rửa xe thì được mời làm giám đốc của công ty với mức lương 5 triệu đồng/tháng, sau đó được tăng lên 10 triệu đồng/tháng. Thực tế công ty kể từ khi thành lập đến khi bị khởi tố điều tra không hề có hoạt động kinh doanh gì.

Sở dĩ Duyên nhận đứng tên giám đốc công ty là bởi muốn có thêm thu nhập. Và bản thân Duyên cũng không biết gì về hoạt động của công ty này. Bởi sau khi thành lập xong thì giấy phép và con dấu do người khác quản lý.

Liên quan đến khoản tiền 380 tỷ đồng vay tại VNCB chi nhánh Lam Giang trên, Duyên khai khoảng đầu năm 2014, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (thuộc bộ phận tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh) gọi điện thoại cho Duyên đề nghị đến ngân hàng để ký hồ sơ vay tiền.

Duyên đến công ty và thấy hồ sơ đã được Trang chuẩn bị sẵn và hướng dẫn ký vào các loại giấy tờ như đơn đề nghị vay, phương án vay tiền.. Sau đó một tuần Trang gọi điện thoại nói Duyên đến VNCB để ký thêm một số giấy tờ khác.

Sau đó, việc giải ngân và sử dụng tiền thế nào Duyên không rõ.

Tương tự công ty trên, hàng loạt công ty khác do Phạm Công Danh thành lập cũng không có chức năng kinh doanh: Công ty Cường Tín, Công ty Thanh Quang, Công ty Nhất Nhất Vinh, Công ty Phước Đại, Công ty Toàn Tâm….

Giám đốc của các công ty này vốn là nhân viên bảo vệ hoặc tạp vụ hay nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh nhưng được đưa lên làm giám đốc.

Những "giám đốc" này chỉ có chức năng ký hồ sơ để vay tiền và nhận tiền lương được trả từ Thiên Thanh chứ không biết gì về hoạt động của công ty.


SÁNG

 
Bị cáo Lê Khắc Thái có đơn kêu oan
11:5828/07/2016

Viện kiểm sát hỏi Lâm Kim Thu-nguyên trưởng phòng kế toán, thành viên HĐ tín dụng VNCB-Chi nhánh Sài Gòn:

-Bị cáo có xem xét hồ sơ vay của Đại Hoàng Phước và Thịnh Quốc không?

-Bị cáo có xem xét.

-Bị cáo thấy có đúng quy trình cấp tín dụng không?

-Bị cáo thấy đúng. 

-2 khách hàng đều không có báo cáo tài chính thì bị cáo thấy thế nào?

-Vì bị cáo thấy 2 doanh nghiệp này đều kinh doanh có lãi và có phương án kinh doanh có lãi. Báo cáo tài chính chỉ là 1 trong số những tài liệu và doanh nghiệp mới làm từ tháng 6/2012 mà đến đầu năm 2013 có nhu cầu vay vốn trong khi báo cáo tài chính phải là báo cáo năm nên doanh nghiệp không có báo cáo tài chính là cũng bình thường.

Bị cáo cũng hiểu rằng Hội đồng tín dụng không có nghĩa là cho vay mà chỉ đưa ý kiến. Còn có cho vay hay không là việc xét duyệt của cấp cao.

Viện kiểm sát hỏi Lê Khắc Thái –nguyên PGĐ VNCB CN Sài Gòn, thành viên Hội đồng tín dụng

-Bị cáo Thu đã trã lời như thế. Bị cáo có ý kiến gì không?

-Bị cáo xin được nói thêm là bị cáo nhận thức rằng hội đồng tín dụng đề xuất lên không có nghĩa là cho vay. Quyết định cho vay là từ cấp cao hơn.

-Nhưng doanh nghiệp không đủ hồ sơ, không có báo cáo tài chính thì sao bị cáo đề xuất cho vay được?

-Cho phép bị cáo được nói. Thẩm định tình hình kinh doanh không nhất thiết phải là báo cáo tài chính vì có nhiều doanh nghiệp không có báo cáo tài chính. Cơ sở xác định năng lực tài chính của doanh nghiệp không chỉ báo cáo tài chính. Doanh nghiệp này mới thành lập từ tháng 7/2012 nên đến lúc vay không có báo cáo tài chính.

-Đây là khoản vay lớn, doanh nghiệp lại mới hoạt động thì bị cáo phải thấy được rủi ro chứ? Tại sao bị cáo không đi thực tế xem thế nào?

-Bị cáo không có chức năng đi kiểm tra thực tế. Hồ sơ tín dụng trình lên và bị cáo thấy đầy đủ. Mong Hội đồng xét xử xem xét vì trong trang 85 bản cáo trạng thì tài sản đảm bảo của 2 doanh nghiệp này là hơn 900 tỷ theo thẩm định của DATC nên bị cáo kiến nghị rằng Hội đồng xét xử xem xét tài sản của bên cho vay và xem xét trách nhiệm của bị cáo, bị cáo đã có đơn kêu oan và mong Hội đồng xét xử xem giúp.


Bị cáo Võ Ngọc Nguyên Bình: Thấy cho công ty con vay vốn không đúng quy định nên xin nghỉ việc
11:0528/07/2016
 
Viện kiểm sát tiếp tục xét hỏi bị cáo Võ Ngọc Nguyên Bình (nguyên phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn)

-Bị cáo giữ chức vụ gì tại VNCB?

-Phó phòng phụ trách kinh doanh tại VNCB Sài Gòn.

-Bị cáo tham gia xét những hồ sơ nào?

-Bị cáo tham gia xét cho vay 4 hồ sơ, từ lãnh đạo đưa xuống. Anh Khương gọi bị cáo qua cùng Nguyễn Tiến Hùng để nhận các hồ sơ này.

-Khương bảo gì các bị cáo?

-Anh Khương bảo bị cáo và Nguyễn Tiến Hùng là đây là các hồ sơ đã được HĐQT, giám đốc xem xét. Yêu cầu bị cáo xử lý nhanh các hồ sơ này.

-Với tư cách phó phòng phụ trách thì bị cáo đã làm gì các hồ sơ này?

-Bị cáo cùng Tiến Hùng xem xét hồ hơ, tiến hành thẩm định các hồ sơ trên giấy tờ, chỉnh sửa….Sau đó bị cáo và Hùng thống nhất và trình lên lãnh đạo dưới tư cách phòng kinh doanh. Bị cáo không đi thẩm định thực tế nhưng theo nhận thức của bị cáo là không cần đi thẩm định thực tế nên bị cáo nghĩ bị cáo không có sai. 

Bị cáo có xem xét báo cáo tài chính và có cân đối hợp lý. Bị cáo cũng xem xét tài sản đảm bảo là do cơ quan nhà nước cấp tức sổ hồng, ngoài ra bị cáo thấy tài sản được VNCB định giá cao nên cũng rất yên tâm ký đề xuất cho vay.

Bị cáo chỉ gặp 4 giám đốc ký hợp đồng tín dụng. 

Viện kiểm sát hỏi 4 giám đốc các công ty An Vinh, Phước Đại….để xác minh đã bao giờ gặp bị cáo Võ Ngọc Nguyên Bình chưa hay chỉ làm việc với Tập đoàn Thiên Thanh?

3/4 người xác nhận không gặp, 1 người không nhớ. 

Bị cáo Bình tiếp tục khẳng định 4 vị giám đốc trên có đến VNCB Sài Gòn để ký hồ sơ hợp đồng tín dụng.

-Bị cáo Hùng có cảnh báo về rủi ro nhưng bị cáo vẫn ký cho vay?

-Bị cáo cũng nhận thấy có 

-Bị cáo không ký cho Toàn Tâm, An Phát vay đúng không?

-Sau khi ký cho vay 4 hồ sơ trên thì bị cáo được giao xử lý tiếp cho Toàn Tâm và An Phát nhưng bị cáo thấy Toàn Tâm và An Phát đều là công ty liên quan đến Tập đoàn Thiên Thanh về tài sản đảm bảo trong khi Tập đoàn Thiên Thanh lại là cổ đông lớn của ngân hàng nên cảm thấy cho vay là không đúng quy định pháp luật. Bị cáo quyết định không ký cho vay và xin nghỉ việc.

-Không ký cho vay thì thôi chứ sao bị cáo phải xin nghỉ việc?

-Là vì bị cáo cảm thấy việc chống đối lãnh đạo là không hợp lý nên xin nghỉ việc. Ngoài ra bị cáo không biết các hợp đồng này sẽ như thế nào. Sau đó bị cáo có xem dòng tiền cho 4 doanh nghiệp vay sử dụng thế nào nhưng thấy tiền không chuyển trực tiếp cho bên vay sử dụng nên bị cáo cảm thấy không yên tâm.


Phan Thành Mai bổ nhiệm trợ lý làm trưởng phòng kinh doanh
10:2128/07/2016
 

Viện kiểm sát mời Mai Hữu Khương

-Làm sao bị cáo biết được bị cáo Lý Minh được bổ nhiệm làm trưởng phòng kinh doanh và đưa hồ sơ cho Lý Minh ký?

-Bị cáo biết qua Anh Mai 

Viện kiểm sát hỏi Phan Thành Mai

-Ai ký bổ nhiệm Lý Minh?

-Bị cáo bổ nhiệm nhưng ngày chính xác thì bị cáo không nhớ.

-Vì sao bổ nhiệm Lý Minh?

-Vì lúc đó chi nhánh Sài Gòn thiếu người và đề xuất lên hội sở nên bị cáo đã đưa trợ lý của bị cáo là Lý Minh xuống chi nhánh Sài Gòn.

-Có phải vì Võ Ngọc Nguyên Bình  (nguyên phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn) không ký nên bị cáo phải bổ nhiệm Lý Minh để ký?

-Dạ phải, cũng là vì nhu cầu của chi nhánh.

-Lý Minh có biết về tình trạng các hồ sơ không?

-Dạ không biết.

 

phan thanh mai den toa sang 28/7

Phan Thành Mai đến tòa sáng 28/7

 

Viện kiểm sát hỏi Lý Minh (nguyên trưởng phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn)

-Bị cáo có biết tình trạng các hồ sơ không?

-Dạ không. Lúc đó bị cáo nghĩ là các hợp đồng thương mại bình thường nên thực hiện hồ sơ.

-Đáng lý quy trình phải thẩm định thì bị cáo phải thẩm định chứ. Bị cáo chỉ chọn 1 cách thẩm định là không được?

-Dạ, việc thẩm định là để giảm bớt rủi ro cho ngân hàng nhưng anh Khương đã nói rằng đây là các hồ sơ đã được xem xét thẩm định sơ qua.


Cho vay không thẩm định hồ sơ, chưa thẩm định thực tế
09:4928/07/2016
 

Viện kiểm sát hỏi Lý Minh-nguyên trưởng phòng kinh doanh, VNCB chi nhánh Sài Gòn

Bị cáo Lý Minh khẳng định hồ sơ trên 500 triệu thì trưởng phòng kinh doanh phải trực tiếp thẩm định khách hàng cùng nhân viên tín dụng. 

Tuy nhiên, với các hồ sơ này thì bị cáo có bảo xuống nhân viên là bị cáo đã trực tiếp thẩm định rồi, không phải thẩm định nữa nên nhân viên không thẩm định nữa.

 

 

cac bi cao tai toa truoc gio xu an sang 28/7

Các bị cáo tại tòa trước giờ xử án sáng 28/7

 

 Viện kiểm sát mời bị cáo Nguyễn Tiến Hùng (nguyên cán bộ tín dụng VNCB chi nhánh Sài Gòn)

-Bị cáo cho biết bị cáo giữ nhiệm vụ gì ở VNCB?

-Bị cáo là nhân viên tín dụng

-Bị cáo xét hồ sơ vay của mấy công ty?

-Dạ 6 công ty

-Ai cung cấp hồ sơ cho bị cáo?

-Một số là anh Khương đưa cho anh Võ Ngọc Nguyên Bình và anh Bình đưa cho bị cáo. 2 công ty sau thì anh Bình có đơn xin thôi việc nên anh Khương đưa trực tiếp cho bị cáo.

-Anh Khương nói thế nào?

-Anh Khương bảo đây là các hồ sơ liên quan đến việc tái cơ cấu ngân hàng. Đề nghị bị cáo xem thẩm định đúng quy trình nghiệp vụ. Anh Khương có nói là anh ấy thẩm định sơ qua rồi.

-Tức bị cáo chỉ thẩm định trên hồ sơ, quy trình thủ tục, không đến gặp thực tế?

-Dạ đúng. Nhưng cho bị cáo nói thêm là đối với công ty thương mại thì thông thường có phương án kinh doanh đầy đủ thì cho vay, không nhất thiết đi kiểm tra thực tế.

-Bị cáo nhận thấy việc thẩm định chưa đi thực tế có rủi ro, sao vẫn cho vay?

-Bản chất tín dụng là rủi ro nhưng nó là rủi ro có thể xảy ra, không nhất thiết là xảy ra. Rủi ro không phải là lý do chính để không cho vay.


Các bị cáo khai chỉ làm theo yêu cầu của lãnh đạo
08:3028/07/2016
 

Sáng nay 28/7, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và những sai phạm nghìn tỷ ở VNCB tiếp tục.

Viện kiểm sát bắt đầu buổi xét xử bằng việc hỏi bị cáo Doãn Quốc Long (cán bộ tín dụng VNCB chi nhánh Sài Gòn - là bị cáo có trách nhiệm trong vụ cho vay 5.000 tỷ ở VNCB)

-Bồ hồ sơ đề nghị vay vốn ai lập?

-Dạ thưa, khách hàng ạ. 

-Bị cáo đã khai là bị cáo nhận toàn bộ hồ sơ từ lãnh đạo vì đây là khách hàng lớn đúng không?

-Xin Hội đồng xét xử xem xét, khi khách hàng làm việc thì cử người đại diện làm việc với các phòng ban liên quan. 

-Bị cáo có thẩm định khách hàng không? Cách thẩm định ra sao khi mà bà Bùi Thị Hà Thu không cầm con dấu mà Tập đoàn Thiên Thanh cầm.

-Lãnh đạo doanh nghiệp thường làm việc với giám đốc ngân hàng. Những khâu hoàn thiện hồ sơ thì giao nhân viên làm việc với nhân viên khách hàng. 

-Bị cáo đi khảo sát thực tế không?

-Không ạ.

-Khảo sát trên mạng thông tin thế nào?

-Bị cáo khảo sát trên mạng thông tin thì thấy Đại Hoàng Phương không có thông tin gì xấu.

-Bị cáo cũng không khảo sát tình hình kinh doanh đúng không?

-Bị cáo xin phép trình bày là thẩm định tình hình kinh doanh thì cơ sở chính là chứng minh thu nhập dựa trên báo cáo tài chính. Trong trường hợp này doanh nghiệp không có báo cáo tài chính. Chỉ có phương án kinh doanh và phương án trả nợ.

-Doanh nghiệp không có báo cáo tài chính sao bị cáo lại đề xuất cho vay? Có phải do lãnh đạo chỉ đạo?

-Bị cáo đề xuất cho vay do hồ sơ của khách hàng đầy đủ. Bị cáo thấy phương án vay có khả thi nên đề xuất cho vay, không theo ý chí lãnh đạo và theo đúng quy trình của ngân hàng. Bị cáo ký đề xuất cho vay.

Viện kiểm sát hỏi Bùi Thanh Nguyên (cán bộ tín dụng VNCB chi nhánh Lam Giang - là bị cáo có trách nhiệm trong vụ cho vay 5.000 tỷ ở VNCB)

-Ai đưa hồ sơ vay vốn cho bị cáo?

-Bị cáo nhận từ anh Huỳnh Nguyên Sang.

-Tức cũng giống 2 bị cáo kia thì bị cáo cũng nhận hồ sơ từ lãnh đạo chứ không phải từ khách hàng đúng không?

-Dạ đúng.

-Anh Sang có chỉ đạo bị cáo phải cho vay không hay chỉ là bảo bị cáo xem hồ sơ?

-Anh Sang bảo bị cáo xem xét hồ sơ. Lúc đó có gói 50 nghìn tỷ liên quan đến tái cơ cấu ngân hàng.

-Căn cứ nào đề bị cáo đề xuất cho vay? 

Bị cáo nói rõ trách nhiệm của nhân viên tín dụng.

Bị cáo Nguyên nắm rõ quy định đối với nhân viên tín dụng trong đó có việc phải thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo…Tuy nhiên, bị cáo Nguyên cho biết việc tiếp thị khách hàng là rất khó. Đối với những hồ sơ vay lớn thì mối quan hệ của nhân viên tín dụng không thực sự đầy đủ nên không khảo sát được đầy đủ. 

Bị cáo Nguyên không đi gặp gỡ thực tế khách hàng. Bị cáo Nguyên nói rằng đã thu thập thông tin đầy đủ trên mạng Internet và thấy IDICO có hoạt động kinh doanh thật và có thông tin khá nhiều nên bị cáo khảo sát từ trên đó. Bị cáo Nguyên không đi xác nhận tài sản đảm bảo thực tế. Bị cáo Nguyên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lấy các tài sản hiện có của IDICO để cấn trừ nợ vì trong hồ sơ vay vốn có ràng buộc này.

Viện kiểm sát hỏi Huỳnh Nguyên Sang ((nguyên phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB Lam Giang-  là bị cáo có trách nhiệm trong vụ cho vay 5.000 tỷ ở VNCB)

-Với hồ sơ của Thịnh Quốc thì bị cáo nhận hồ sơ từ ai?

-Bị cáo nhận từ lãnh đạo chi nhánh là anh Quyết. 

-Hoàng Đình Quyết chỉ đạo bị cáo thế nào?

-Cũng như các bị cáo khác đã trả lời thì những bộ hồ sơ này là mối quan hệ. Lúc đó ngân hàng đang triển khai gói tín dụng 50 nghìn tỷ. 

-Như vậy anh Danh chỉ đạo cho vay nhanh?

-Chỗ anh Danh thì bị cáo không biết. Bị cáo chỉ biết là bị cáo Quyết chỉ đạo làm gấp nhưng đúng quy trình.

Viện kiểm sát hỏi Hoàng Đình Quyết - nguyên Phó giám đốc phụ trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang;

Khi bị cáo nhận được chỉ đạo từ lãnh đạo cao hơn thì cũng chỉ đạo xuống cấp dưới thực hiện. Vì lúc này có gói 50 nghìn tỷ nên nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay. Tuy nhân viên bị cáo không được gặp trực tiếp khách hàng nhưng đều hiểu rằng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay thật.

-Bị cáo có cho nhân viên biết tình trạng hồ sơ trước khi đưa cho nhân viên không?

-Dạ thưa không.

-Bị cáo có cho nhân viên biết là tài sản đang được thế chấp cho vay tại BIDV không?

-Cho phép bị cáo nói chỗ này. Thực chất thì tài sản sẽ được giải chấp để làm tài sản đảm bảo. Lúc đưa hồ sơ cho vay thì chỉ là bản photo còn nguyên tắc là phải có bản gốc. Lúc giải ngân cho vay thì bản giải chấp tài sản tại BIDV đã có ở chi nhánh bị cáo.

 

Theo Trí thức trẻ/CafeF

Trở về

Bài cùng chuyên mục