tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-03-2016

  • Cập nhật : 23/03/2016

Giám đốc IMF: Nợ công cao và dân số già hóa là rủi ro của kinh tế Việt Nam

Hãng tin Bloomberg dẫn lời bà Lagarde nói rằng Việt Nam có nguy cơ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài nếu không thúc đẩy công cuộc cải cách để củng cố hệ thống ngân hàng và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước.

Trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần trước, bà Lagarde cho rằng nếu không có cải cách, kinh tế Việt Nam đã phải hứng chịu những cú đòn từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở những nơi khác, việc giá hàng hóa giảm sâu và kéo dài cũng như việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

"Việt Nam đã có thể trở nên dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài" bà nói.

Sự hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đã giúp Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Theo một khảo sát của Bloomberg, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm nay, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất nâng tiêu năm tăng trưởng kinh tế năm 2016 từ 6,7% lên mức 7%.

Chỉ số chứng khoán VN-Index của Việt Nam đóng cửa ngày 21/3 giảm 0,6% xuống 572,27 điểm, nhưng vẫn đã tăng 10% kể từ mức thấp ghi nhận ngày 21/1.

Trong chuyến thăm Việt Nam tuần trước, bà Lagarde cho biết tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm xuống còn 13,5% hiện nay từ mức 60% năm 1993 và nền kinh tế dự kiến ​​đạt mức tăng trưởng cao khoảng trên 6% trong năm nay. Bà cho rằng Việt Nam hiện nay có một nền kinh tế có độ mở nhất thế giới.

ba christine lagarde trong chuyen tham viet nam ngay 18/3. anh bloomberg

Bà Christine Lagarde trong chuyến thăm Việt Nam ngày 18/3. Ảnh Bloomberg

Cũng trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, bà Lagarde đánh giá Việt Nam có tiềm năng rất đáng chú ý.

“Việt Nam đã làm rất tốt - có khả năng duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô trong một môi trường có nhiều thách thức vì phần còn lại của thế giới không tăng trưởng cùng tốc độ và tiềm năng chúng tôi muốn thấy là rất lớn", bà Lagarde nói. "Việt Nam đã làm rất tốt trong việc giảm nghèo và đã không làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng vốn thường đi kèm với tăng trưởng."

Tuy nhiên, bà Lagarde cho biết, kể từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với 2 thập kỷ trước và Việt Nam đã không đạt được tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người bằng với mức mà các nền kinh tế thành công nhất của khu vực đã đạt được trong các giai đoạn phát triển tương tự.

Vị giám đốc điều hành IMF cho rằng Việt Nam cần phải tận dụng sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái để hạn chế những cú sốc kinh tế từ bên ngoài và tăng dự trữ ngoại hối.

Cải cách các doanh nghiệp nhà nước và xử lý nợ xấu của các ngân hàng sẽ giúp bù đắp sự già hóa dân số trong độ tuổi lao động – điều có thể cản trở tăng trưởng trong tương lai.

Bà Lagarde cho biết Việt Nam là một trong số những nước có số người trong độ tuổi lao động già hóa nhanh nhất thế giới. Việc dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm, cộng với việc nợ công đang tăng lên mức khoảng 60% GDP, đang là rủi ro của nền kinh tế.

Nói thêm về cải cách, bà Lagarde cho rằng hệ thống ngân hàng cần phải được làm cho mạnh mẽ hơn, nhiều vốn hơn và ít nợ xấu hơn mới có thể phục vụ được cho nền kinh tế. Đồng thời, các doanh nghiệp nhà nước cần có năng lực quản trị tốt hơn và tập trung trở lại vào hoạt động kinh doanh chính.


Pháp là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 2 tại Việt Nam

Theo thông cáo báo chí của Tổng Lãnh sự quán Pháp về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Pháp Claude Bartolone (từ ngày 18 đến 21-3), Pháp đang đặt mục tiêu tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, kinh tế, năng lượng.

san xuat banh mi tai cong ty banh vang, doanh nghiep 100% von dau tu cua phap. anh: n.hien

Sản xuất bánh mì tại công ty Bánh Vàng, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Pháp. Ảnh: N.Hiền

Cụ thể, trong lĩnh vực chính trị, nhiều chuyến thăm cấp cao đang được lãnh đạo Pháp lên kế hoạch trong năm 2016. Trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian dự định sang thăm Việt Nam sau khi kết thúc tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore vào các ngày 5 và 6-6 tới. Tổng thống Pháp François Hollande cũng dự kiến sang thăm Việt Nam vào nửa cuối năm 2016.

Trong lĩnh vực kinh tế, hiện có 300 doanh nghiệp Pháp đang đầu tư tại Việt Nam. Với con số này, Pháp là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 2 tại Việt Nam. Một số tập đoàn lớn của Pháp mong muốn đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Pháp với những thế mạnh của mình đáp ứng nhu cầu của Việt Nam trên các phương diện: đô thị bền vững, giao thông và dịch vụ. Tuyến metro số 3 Hà Nội là dự án giao thông đô thị lớn nhất mà Pháp tài trợ tại nước ngoài hiện nay (500 triệu Euro). Công ty taxi Mai Linh và tập đoàn Renault cũng đang xây dựng một dự án tham vọng với mạng lưới taxi điện cho các thành phố lớn.

Về trợ giúp phát triển, Pháp là nhà tài trợ vốn quan trọng tại Việt Nam. Cơ quan Phát triển Pháp hỗ trợ nhiều dự án để cho phép Việt Nam chống lại biến đổi khí hậu. 

Hợp tác giáo dục, văn hóa và khoa học giữa hai nước cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện Pháp là đất nước châu Âu đón tiếp nhiều sinh viên Việt Nam nhất với 7.000 sinh viên Việt Nam hiện đang học tập tại Pháp.

Tại Việt Nam, hiện có 347 trường học tại 40 tỉnh thành có giảng dạy tiếng Pháp. 3.000 bác sĩ đã được đào tạo ở Pháp trong vòng 20 năm nay. Pháp và Việt Nam cũng đang thực hiện các dự án lớn về hợp tác giáo dục, như Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Nhân chuyến thăm tại Việt Nam của ông Claude Bartolone, Đại sứ quán Pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã kí bản ghi nhớ hợp tác về việc tiếp nhận các tình nguyện viên người Pháp tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam. Thỏa thuận này nhằm mục đích phát triển sự hiện diện của các tình nguyện viên Pháp tại các cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam, để hỗ trợ việc học tập và giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam.


Nhật sẽ đẩy mạnh đưa hàng vào VN qua cửa hàng tiện lợi

Các chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản đang và sẽ phát triển nhanh ở Việt Nam được xác định là kênh bán hàng quan trọng để tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hayashi Motoo (trên cùng) cùng các doanh nghiệp Nhật khảo sát hàng hóa bán tại cửa hàng Family Mart tại Quận 2, TPHCM vào tối ngày 20-3. Ảnh: Quốc Hùng 

Thông tin này được ông Hirotaka Yasuzumi, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, chia sẻ với phóng viên trong khuôn khổ chuyến tham quan các cửa hàng tiện lợi Family Mart và Mini stop tại TPHCM của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hayashi Motoo vào chiều tối ngày  20-3.

Tháp tùng ông Bộ trưởng của METI trong chuyến thăm Việt Nam lần này còn có đại diện 4 tập đoàn bán lẻ lớn tại Nhật Bản, cùng 16 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất rau củ quả, đồ dùng gia đình, bánh kẹo, các sản phẩm nông nghiệp, thịt bò, thủy sản, văn phòng phẩm và mỹ phẩm, để khảo sát khả năng đưa sản phẩm của mình vào Việt Nam.

Bốn nhà bán lẻ này là chủ của bốn chuỗi thương hiệu cửa hàng 24 giờ nổi tiếng tại Nhật và nhiều nước trên thế giới gồm Family Mart, Mini Stop, 7 Eleven và Lowson, đến Việt Nam lần này nhằm khảo sát xem khả năng mở rộng thêm chuỗi hoặc bắt đầu mở chuỗi bán lẻ ở Việt Nam. Những chuỗi cửa hàng tiện lợi này được xem là nơi rất quan trọng mà phía Nhật Bản xác định sẽ hỗ trợ đưa hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản vào kinh doanh, ông Yasuzumi nói.

"Lâu nay, các tập đoàn sản xuất lớn của Nhật đều tự thân mở rộng thị trường quốc tế như thị trường Việt Nam, nhưng với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, thì ất cần phải có sự hỗ trợ từ phía chính phủ hoặc các tổ chức xúc tiến thương mại như JETRO để mở rộng thị trường", ông Yasuzumi chia sẻ.

Dù Nhật Bản đã có một số tập đoàn bán lẻ mở chuỗi siêu thị và trung tâm thương mại lớn tại Việt Nam, nhưng theo ông Yasuzumi, qua đánh giá thì chuỗi cửa hàng tiện lợi được xem là những điểm kinh doanh quan trọng và thích hợp để đưa hàng hóa của Nhật Bản vào kinh doanh. Do đó JETRO đã phối hợp cùng với các nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi nói trên để xem xét khả năng đưa hàng hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật vào hệ thống ở Việt Nam kinh doanh.

Người đứng đầu văn phòng JETRO tại TPHCM lưu ý, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản khác với các chuỗi cửa hàng tiện lợi của Việt Nam và các nước, vì nơi đây không chỉ là nơi doanh nghiệp Nhật nghiên cứu xem người tiêu dùng thích mua gì, mà còn có thể phát triển các dịch vụ khác như dịch vụ tài chính, thanh toán điện tử, cũng như các dịch vụ công cộng xã hội khác...

Ông Ishige Hiroyuki, Chủ tịch JETRO, cho rằng các chủ chuỗi cửa hàng tiện lợi Nhật Bản đã có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong kinh doanh, lưu thông bán lẻ... Những chủ cửa hàng tiện lợi này đang phát triển chuỗi, mở rộng hệ thống kinh doanh tại Việt Nam, tạo nền tảng để doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa hàng hóa vào khai thác.

Đến nay, mới chỉ có Family Mart và Mini Stop mở chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và dự kiến đến tháng 11 tới hai chuỗi cửa hàng này sẽ đạt khoảng 200 điểm bán để có thể mở quầy bán thử nghiệm những sản phẩm Nhật Bản lần đầu tiên mang đến thị trường Việt Nam. Dự kiến sẽ có khoảng 50-60 dòng sản phẩm được giới thiệu trong đợt này.

Ông Yasuzumi cho biết hiện Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ lớn và tiềm năng nhất trong khu vực nên JETRO đã triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Nhật đưa hàng hóa Nhật vào Việt Nam. Mặt khác, Hiệp định Hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP cũng đang tiến đến gần hơn sẽ mở ra cơ hội cho hàng hóa Nhật Bản vào Việt Nam được miễn hoặc giảm mạnh thuế quan để cạnh tranh hơn, thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam cũng sẽ đơn giản hơn...

Hiện nay số lượng cửa hàng tiện lợi của Family Mart và Mini Stop chưa nhiều (khoảng 130 cửa hàng), nhưng theo ông Yasuzumi, hai chủ chuỗi kinh doanh này đều có kế hoạch mở rộng và khả năng sẽ nhân rộng hai hệ thống lên đến cả ngàn cửa hàng. Đơn cử chỉ riêng Mini Stop đặt mục tiêu phát triển 800 cửa hàng ở Việt Nam.

Trong khi đó, một thương hiệu nổi tiếng thế giới của mô hình kinh doanh này là 7-Eleven, theo thông tin trước đó trên báo chí thế giới, cũng có kế hoạch mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2017. Mục tiêu của doanh nghiệp này là phát triển được 100 cửa hàng sau ba năm ở Việt Nam. Chủ hệ thống cửa hàng Lowson cũng đang quan sát thị trường Việt Nam để tính toán việc kinh doanh


Đưa quản lý thực phẩm chức năng vào Dự thảo Luật Dược (sửa đổi)

Ban soạn thảo Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) vừa quyết định đưa thêm vào Luật Dược sửa đổi quy định nghiêm cấm “thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể đối với các sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế". 
 

viec quan ly thuc pham chuc nang hien van con nhieu bat cap. anh: quang hung

Việc quản lý thực phẩm chức năng hiện vẫn còn nhiều bất cập. Ảnh: Quang Hùng

Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đang tiếp tục lấy ý kiến từ các đoàn đại biểu Quốc hội đối với Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) để hoàn thiện lần cuối trước khi trình Quốc hội thông qua vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới. 

Được biết, việc quản lý thực phẩm chức năng hiện còn nhiều vấn đề bất cập. Chẳng hạn, việc thổi phồng quảng cáo khiến người tiêu dùng nghĩ rằng thực phẩm chức năng là “thần dược” có tác dụng chữa bách bệnh; tình trạng thực phẩm chức năng giả mạo, không rõ nguồn gốc, xuất xứ được mua bán tràn lan qua mạng internet và trên thị trường khiến người tiêu dùng không thể phân biệt được “thật”, “giả”.

Bên cạnh đó không ít người bán hàng lợi dụng các kênh bán hàng đa cấp, các chương trình “núp bóng” từ thiện khám chữa chữa bệnh miễn phí để tư vấn, tiếp thị, bán thực phẩm chức năng với giá cao gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và túi tiền người dân…

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng là việc làm cần thiết, tuy nhiên tại Việt Nam, việc quản lý thực phẩm chức năng được quy định bởi Luật An toàn thực phẩm. 

Trong khi đó, dự thảo Luật Dược (sửa đổi) là để điều chỉnh các hoạt động quản lý về thuốc và mỹ phẩm. 

Được biết, hiện thực phẩm chức năng mặc dù được quy định trong Luật An toàn thực phẩm nhưng không rõ ràng, chỉ có vài định nghĩa rất đơn sơ, không đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay, không đủ tầm để quản lý cũng như hạn chế việc quảng cáo, lạm dụng thực phẩm chức năng đối với người bệnh, gây ra sự hiểu lầm của người bệnh... 

Trong Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) có điều: Nghiêm cấm việc hiểu lầm hoặc tạo những điều khiến cho người dân hiểu lầm do quảng cáo, tiếp thị hay do tư vấn sử dụng sản phẩm không phải là thuốc.

Vì vậy, việc bổ sung các quy định về thực phẩm chức năng vào Dự thảo Luật Dược (sửa đổi) cần phải xem xét để tránh chồng chéo về phạm vi điều chỉnh giữa các văn bản Luật, đồng thời phải khắc phục được những khoảng trống mà các Luật hiện hành chưa điều chỉnh.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, cùng với mục tiêu giúp cho người tiêu dùng dễ dàng phân biệt giữa thuốc với các sản phẩm không phải là thuốc (trong đó có thực phẩm chức năng), Ban soạn thảo đã bổ sung thêm quy định nghiêm cấm “thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể đối với các sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.

Quy định “Nghiêm cấm thông tin, quảng cáo… đối với các sản phẩm không phải là thuốc” được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ quy định chung của quốc tế và nhiều nước khác trên thế giới. Cụ thể:
- Theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) và quy định chung của Liên minh châu Âu (EU), nghiêm cấm thực phẩm chức năng có các chỉ định dùng để phòng, giảm nhẹ, điều trị, chữa  bệnh/rối loạn hoặc bất kỳ tình trạng sinh lý cụ thể nào.
- Theo quy định của FDA Hoa Kỳ, thực phẩm chức năng không được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh (chẳng hạn, thực phẩm chức năng không được phê duyệt cho các chỉ định như giảm đau hoặc điều trị các bệnh tim mạch). Những chỉ định này chỉ được FDA Hoa Kỳ cấp phép cho thuốc, không cấp cho thực phẩm chức năng.
- Theo quy định của Anh, nếu các sản phẩm thực phẩm có tác dụng y khoa hoặc có các chỉ định y khoa (chẳng hạn như: phòng bệnh, điều trị bệnh hoặc chữa bất kỳ bệnh hoặc tình trạng bệnh lý nào), các sản phẩm này phải được cấp phép và quản lý theo quy định đối với thuốc.
- Tại Singapore có quy định nghiêm cấm việc thực phẩm chức năng được dán nhãn, quảng cáo, tiếp thị cho bất kỳ mục đích y khoa cụ thể nào, chẳng hạn dùng để hoặc có ngụ ýdùng để điều trị, phòng bất kỳ một bệnh/rối loạn nào, bao gồm cả các tình trạng có liên quan của bệnh hoặc rối loạn đó.
- Tại Úc và New Zealand, thực phẩm chức năng không được có các chỉ định dùng để phòng, chẩn đoán, chữa hoặc làm giảm nhẹ bệnh hoặc rối loạn hay tình trạng sinh lý của cơ thể.

Moody's: Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng của ASEAN 2 năm tới

Hãng định mức tín nhiệm Moody’s đánh giá tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ vượt trội so với các nền kinh tế khác trong khu vực Đông Nam Á trong 2 năm tới khi hoạt động sản xuất và thu hút đầu tư vẫn tốt.

Trong một báo cáo về triển vọng tăng trưởng của khu vực ASEAN công bố ngày 22/3, hãng Moody's Investors Service đánh giá tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực có thể có diễn biến trái chiều trong năm 2016 và 2017 do nhu cầu của thế giới yếu đi.

Theo ông Rahul Ghosh, Phó chủ tịch và cũng là chuyên gia phân tích cấp cao của Moody's, các nền kinh tế lớn có sự phụ thuộc vào xuất khẩu của ASEAN như Singapore, Malaysia và Thái Lan sẽ có triển vọng tăng trưởng kém hơn so với các quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào nhu càu nội địa như Indonesia và Philippin.

Riêng với Việt Nam, hiện được Moody’s xếp hạng tín nhiệm ở mức B1 và triển vọng ổn định, hãng định mức tín nhiệm này cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng nổi trội hơn trong khu vực nhờ hoạt động sản xuất tích cực và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh.

moody's: viet nam van la diem sang tang truong cua asean 2 nam toi

Moody's: Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng của ASEAN 2 năm tới

Dù xuất khẩu đang tăng trưởng chậm lại trên toàn khu vực, nhưng tác động chung của nó đối với từng nền kinh tế là khác nhau tùy thuộc vào tỷ trọng thương mại của mỗi nước.

Moody's cho biết tổng giá trị thương mại, tính cả xuất khẩu và nhập khẩu, chiếm khoảng 346% GDP của Singapore, 131% của Malaysia và 130% GDP của Thái Lan, cao hơn nhiều so với mức 41% GDP của Indonesia và 58% của Philippin. Do đó, các nước Singapore, Malaysia và Thái Lan sẽ nhạy cảm hơn với việc nhu cầu toàn cầu suy yếu kéo dài (thông qua kênh xuất khẩu và nhu cầu đầu tư giảm).

Theo dự báo của Moody’s, tăng trưởng GDP của các nước G20 sẽ chỉ đạt 2,6% trong năm 2016, bằng với tốc độ của năm 2015, trước khi tăng lên mức 2,9% năm 2017. Trong khi đó, những rủi ro với tăng trưởng kinh tế toàn cầu lại đang tăng lên.

Tại Đông Nam Á, Moody’s hiện xếp hạng Singapore ở bậc cao nhất là Aaa, Malaysia ở bậc A3, Thái Lan ở bậc Baa1, Indonesia ở bậc Baa3 và Philippin ở bậc Baa2. Bậc xếp hạng của các nước đều có triển vọng ổn định.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-03-2016

    Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng mạnh
    Thủ tướng chấp thuận dự án 6.750 tỷ đồng của Samsung
    Lãnh đạo Brenntag: 'Việt Nam là thị trường trọng điểm'
    Áp lực trả nợ vốn vay ODA thách thức ngân sách
    Nhiều cơ hội hấp dẫn khi đầu tư sang Lào

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-03-2016

    Đừng mừng vội! Dầu sẽ về 25 USD ngay thôi
    Quy luật 5% để thành công trong kinh doanh
    6 loại thực phẩm nhập khẩu được miễn kiểm tra chuyên ngành
    Mỹ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt
    Credit Suisse sa thải thêm 2.000 nhân viên

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-03-2016

    Government of Singapore đã nắm 5% vốn của Masan
    Bầu Hiển sắp “thâu tóm” xong 1 doanh nghiệp sở hữu hàng chục khu “đất vàng” tại Hà Nội, TP.HCM,...
    Tập đoàn dầu khí quốc doanh Brazil lỗ kỷ lục
    Việt Nam đầu tư gần 5 tỷ USD sang Lào
    FPT bán FPT Shop: Nomura (Nhật Bản) và Bản Việt sẽ tư vấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-03-2016

    Bộ Tài chính: Vay vốn ODA đang đắt gấp đôi
    Khi người Đức bán lẻ trên xứ Việt
    Nga và Việt Nam ký thỏa thuận sản xuất ôtô
    Doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu đường nước sông Đà số 2
    Nhà đất thổ cư ngoại thành đang tăng giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-03-2016

    Doanh nghiệp bất động sản 'chết' la liệt
    Miền Tây 'khát' tôm nguyên liệu
    Chứng khoán châu Âu đỏ lửa vì nổ ở sân bay
    Không giảm thuế ôtô cỡ nhỏ quá sâu
    Chưa đồng ý xóa nợ thuế cho doanh nghiệp Nhà nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-03-2016

    Trung Quốc "vừa đấm vừa xoa" năng lượng gió
    Quỹ VOF của VinaCapital đầu tư 9 triệu USD vào bệnh viện Thái Hòa
    Triển vọng "sáng" của ngành sản xuất dầu cọ Đông Nam Á
    Ngày đầu áp thuế tự vệ tạm thời: Thép vẫn nhảy tăng giá
    BMW và VIB ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-03-2016

    Doanh nghiệp cảng biển thận trọng với kế hoạch kinh doanh 2016
    Bộ Công Thương nói gì về quyết định bảo vệ tạm thời doanh nghiệp thép?
    Ngân hàng dồn dập lên kế hoạch tăng vốn năm 2016
    Hàng tạm giữ chờ xử lý sẽ phải nộp thuế
    Có được nhập khẩu thùng chứa đạn?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-03-2016

    Từ vay ODA sắp chuyển sang trả nợ nhanh, lãi suất cao
    Xi măng Xuân Thành đầu tư dây chuyền 4,5 triệu tấn/năm tại Hà Nam
    Volvo chính thức tham gia thị trường Việt
    Đại gia Nhật Bản thích mua loại bất động sản gì tại Việt Nam?
    EU rà soát thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-03-2016

    Thiền: Ngành kinh doanh tỷ đô
    Samsung tìm cách thoát thế chật vật ở Nhật
    Việt Nam: Quá nhiều DN nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao
    Gạo Việt Nam đã xuất hiện ở siêu thị Hồng Kông
    Jesse Livermore – Kẻ đầu cơ vĩ đại và nhà đầu tư đại tài

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-03-2016

    Thống đốc PBOC cảnh báo về núi nợ Trung Quốc
    Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam chống hàng giả
    Anh sẽ mất 100 tỷ bảng nếu rời EU
    Tập đoàn Dewan 'cầu cứu' dự án tại Nha Trang
    Thị trường ô tô Malaysia giảm mạnh