tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-03-2016

  • Cập nhật : 16/03/2016

5 mặt hàng xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam

Sau hai tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 680 triệu USD và có 5 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch vượt một tỷ USD.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 2 tháng đầu năm 2016 đạt 46,69 tỷ USD, giảm 1,5% (701 triệu USD) so với cùng kỳ 2015. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 30,37 tỷ USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ.

Riêng xuất khẩu của Việt Nam đạt 23,68 tỷ USD, tăng 3% (688 triệu USD). Trong đó, giá trị từ khối FDI lên mức 16,6 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.Việt Nam đã có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng một tỷ USD, trong đó lớn nhất là điện thoại - linh kiện với 4,7 tỷ USD. Dệt may cũng có nhiều bứt phá với giá trị xuất khẩu lên tới 3,3 tỷ USD. Tiếp đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,3 tỷ USD; giày dép đạt 1,8 tỷ USD; máy móc, thiết bị và các phụ tùng đạt 1,3 tỷ USD.

cac mat hang xuat khau co gia tri cao cua viet nam. nguon: tong cuc hai quan

Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao của Việt Nam. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong 2 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 23 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2015. Riêng trị giá nhập khẩu của khối FDI đạt 13,77 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ.

Các sản phẩm chính gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện; máy móc, thiết bị, phụ tùng; điện thoại, linh viện; vải; sắt thép; chất dẻo; xăng dầu; nguyên liệu dệt may…

Như vậy, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 680 triệu USD. Khối doanh nghiệp FDI vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế khi chiếm 65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.


Xuất siêu có bền vững?

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu hai tháng đầu năm 2016 đạt 23,7 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó đáng chú ý là xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng 4,2%, còn của khu vực FDI chỉ tăng 2,3%.
kim ngach hang hoa xuat khau hai thang dau nam 2016 dat 23,7 ty usd, tang 2,9% so voi cung ky nam 2015. nguon: internet

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu hai tháng đầu năm 2016 đạt 23,7 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2015. Nguồn: internet

Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu chỉ là 22,8 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước (riêng khu vực kinh tế trong nước giảm 4,8% còn khu vực FDI giảm tới 7,7%).

Do đó, thay vì nhập siêu 61 triệu USD như cùng kỳ năm 2015 thì hai tháng đầu năm 2016 lại xuất siêu 865 triệu USD. Hiện tượng xuất siêu quay trở lại những tháng đầu năm 2016 liệu có báo hiệu triển vọng thặng dư cán cân thương mại cả năm tương tự như suốt giai đoạn 2012-2014?

Trước hết, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu so cùng kỳ năm 2016 không cao - chỉ bằng khoảng một phần ba so với tốc độ tăng tương ứng của hai tháng đầu năm 2015.

Hơn nữa, khu vực FDI - chiếm trên dưới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu - thậm chí lại có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chưa bằng một phần năm so với tốc độ tăng cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực tuy vẫn tăng song tốc độ tăng thấp xa so với cùng kỳ năm 2015, điển hình như xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện chưa bằng 1/9 hay điện thoại và linh kiện chỉ bằng 1/6, còn giày dép chưa bằng 1/4,... trong khi một số mặt hàng chủ lực khác lại có kim ngạch giảm mạnh, như: Dầu thô giảm 63%, sắt thép giảm 21,3%, sắn và sản phẩm của sắn giảm 28,8%, hạt tiêu giảm 21,1%.

Vì vậy, mặc dù xuất khẩu thủy sản tăng 7,7% hay gạo tăng tới 92,5% và rau quả cũng tăng 39% song nhìn chung xuất khẩu năm 2016 có thể sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm 2015 và mục tiêu tăng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm rất khó đạt được, thậm chí ngay cả đạt mức tăng như năm trước cũng không hề dễ dàng.

Nếu hai tháng đầu năm 2015, khu vực FDI tăng nhập khẩu so cùng kỳ năm trước tới 23,4% thì năm 2016 lại giảm 7,7%, cho nên tổng kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm.

Hơn nữa, hàng loạt hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh sau khi đã tăng mạnh đầu năm 2015 lại giảm vào đầu năm 2016, như: Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 13,6%; điện thoại và linh kiện giảm 7,6%; sắt thép giảm 8,2%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép giảm 9,6% hoặc chỉ tăng nhẹ, như: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 5,7%; vải tăng 2%; sản phẩm chất dẻo tăng 14,4%.

Do cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng chưa có thay đổi lớn, cho nên kim ngạch nhập khẩu trong những tháng tiếp theo năm 2016 có thể sẽ đảo chiều tăng lên, nhằm tạo cơ sở thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn so với năm trước. Theo đó, quy mô xuất siêu sẽ giảm xuống, thậm chí tình trạng nhập siêu sẽ quay trở lại như năm 2015.

Bên cạnh đó, hai tháng đầu năm 2016, quy mô nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước không thay đổi so với cùng kỳ năm trước, đứng ở mức 2,1 tỷ USD, cho nên chính khu vực FDI quyết định trạng thái cán cân thương mại của Việt Nam.

Nếu loại trừ dầu thô, xuất khẩu của khu vực FDI đầu năm 2016 tăng 5,2%, thấp xa so với mức tăng tương ứng năm 2015 tới 16,5%. Chính vì vậy, muốn duy trì thặng dư cán cân thương mại càng lâu càng tốt hay ít nhất là hạn chế quy mô nhập siêu cả năm 2016 thì biện pháp chủ yếu là kích thích xuất khẩu hàng hóa phi dầu thô của khu vực FDI, đồng thời kiểm soát nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là hạn chế nhập khẩu ô-tô nguyên chiếc (kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đã lên tới ba tỷ USD năm 2015).


Cao su Việt Nam thu hút các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ

Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ từ 1 tỷ USD năm 2012 đã tăng lên 1,5 tỷ USD năm 2015. Hiện nay, thị trường sản phẩm cao su tại Việt Nam rất tiềm năng với các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.
thi truong san pham cao su tai viet nam con nhieu tiem nang. anh internet

Thị trường sản phẩm cao su tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Ảnh internet

Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ (Vietnamese Turkish Business Council) vừa tổ chức buổi giao thương và kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ. Buổi giao thương thu hút sự tham gia của nhiều nhà xuất nhập khẩu, đơn vị sản xuất, kinh doanh của Việt Nam và gần 20 doanh nghiệp đến từ Thổ Nhĩ kỳ, chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh, sản xuất thương mại, kỹ thuật về sản phẩm cao su.

Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Cụ thể, kim ngạch thương mại Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ từ 1 tỷ USD năm 2012 đã tăng lên 1,5 tỷ USD năm 2015. Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ 1,4 tỷ USD, còn nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 100 triệu USD. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế mở, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh trong những năm gần đây và giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế (chiếm khoảng 50% GDP trong năm 2013). Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 500 tỷ USD vào năm 2023 với tham vọng trở thành 1 trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Là nước nhập khẩu lớn thứ 22 trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa, đồng thời tái xuất một phần sang các nước trong khu vực. Hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ gồm: điện thoại các loại và linh kiện sợi, vải, hàng may mặc, giày dép, cao su, , gạo, sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hạt tiêu, sản phẩm nhựa, v.v... Ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu và nhập khẩu các sản phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ như sắt thép, máy móc thiết bị, dược phẩm, linh kiện phụ tùng ô tô, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, v.v...

Ông Kay han OLANCA - Thành viên Công đồng Doanh nghiêp OCSTIM cho biết: trong các năm qua nhiều doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm được các cơ hội, các đối tác từ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, do đó chúng tôi quyết định đến Việt Nam để tìm cơ hội đẩy mạnh kinh doanh. Theo ông Kay han OLANCA thị trường sản phẩm cao su tại Việt Nam rất tiềm năng. Ông hi vọng trong lần tới Việt Nam lần này, các công ty sản xuất, thương mại, kỹ thuật cao su Thổ Nhĩ Kỳ trong hiệp hội Ostim ngoài việc tìm đối tác phân phối còn kỳ vọng trong tương lai sẽ mở văn phòng hoặc xa hơn là xây dựng nhà máy sản xuất để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam.Việt Nam là thị trường rất tiềm năng tại khu vực châu Á mà các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đang quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đang bước vào giai đoạn có hiệu lực.


Ngành điều sắp thiếu nguyên liệu trầm trọng

nganh dieu sap thieu nguyen lieu tram trong

Ngành điều sắp thiếu nguyên liệu trầm trọng

Nắng nóng kéo dài, thiếu nước, hàng tồn kho ít, khiến nhiều nhà máy sản xuất điều chỉ đủ nguyên liệu đến tháng 2.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho hay, xuất khẩu hạt điều năm nay chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do lượng hạt điều tồn kho trong nước ít, biên độ mùa vụ bị kéo dài do hiện tượng nắng hạn dẫn tới tình trạng nhiều nhà máy chỉ đủ nguyên liệu sản xuất hết tháng 2 và sẽ thiếu trầm trọng trong các tháng 3, 4, 5. Trong khi đó, việc nhập khẩu hạt điều thô cũng tiềm tàng nhiều rủi ro, nhất là đối với thị trường Bờ Biển Ngà và châu Phi, nhiều khi hợp đồng đã ký nhưng đối tác không chịu giao hàng.

Bên cạnh việc thiếu hụt nguyên liệu, doanh nghiệp điều còn gặp khó tại thị trường Mỹ khi sắp tới nước này áp dụng Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm. Trong khi đó, sản phẩm của Việt Nam còn kém chất lượng so với Ấn Độ, lẫn nhiều tạp chất và màu sắc không đồng đều do Việt Nam có quá nhiều nhà máy chế biến nhỏ lẻ, tăng từ 345 lên 371 nhà máy chỉ trong vòng một năm qua dẫn tới tình trạng lộn xộn trong khâu chế biến. Hạt điều của Việt Nam còn bị đánh giá là không đồng đều, bắt mắt như của Brazil. Dù có sản lượng 150.000 tấn một năm, nhưng Brazil chỉ có khoảng 8 doanh nghiệp chuyên về chế biến hạt điều.

Để ngành điều Việt Nam tồn tại và phát triển, theo ông Thanh, các doanh nghiệp phải chuyển từ việc cạnh tranh mua bán giá rẻ sang cạnh tranh về chất lượng và giá thành cao. Cửa duy nhất cho Việt Nam cạnh tranh được tốt ở thị trường thế giới là phải gia tăng chế biến sâu (hạt điều rang muối còn vỏ). Hiện, các doanh nghiệp điều Việt Nam bán giá cao và giá rẻ đang chênh lệch nhau đến 0,5 USD một kg.

Đáng báo động, tới thời điểm này Việt Nam mới chỉ có 22 doanh nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn ISO, chứng chỉ HACCP trên tổng số 371 đầu mối, doanh nghiệp tham gia chế biến.


Những khoản lãi 'đếm cua trong lỗ' của ngân hàng

Lãi dự thu - khoản tiền chưa nhận về nhưng vẫn hạch toán để tạo nên lợi nhuận - ngày một lớn là lý do khiến nhiều nhà băng đang phải lấy tiền huy động mới để trả lãi tiền gửi cũ.

Báo cáo đánh giá tổng quan thị trường tài chính năm 2015 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố ngày 14/3 đề cập tới một nguy cơ thị trường đối mặt với dung lượng khá ít: Quy mô các khoản lãi dự thu của các ngân hàng vừa tái cơ cấu tương đối cao. Đây được coi là rủi ro lớn mà hệ thống đang đối mặt, sau câu chuyện nợ xấu vừa tạm thời được xử lý.Nói rõ thêm về vấn đề này, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Trương Văn Phước cho biết, lãi dự thu là khoản chưa thu được nhưng theo chế độ hạch toán kế toán, các nhà băng vẫn đưa vào tạo nên lợi nhuận. Có ngân hàng báo lãi nghìn tỷ nhưng thực tế, khoản lãi dự thu (chưa thu được) rất lớn, chiếm hàng chục phần trăm chứng tỏ lợi nhuận của họ không thực chất.

trong khi lai tien gui da tra cho khach hang, lai du thu voi cac khoan cho vay cua cac nha bang ngay mot nhieu them. anh: thanh lan.

Trong khi lãi tiền gửi đã trả cho khách hàng, lãi dự thu với các khoản cho vay của các nhà băng ngày một nhiều thêm. Ảnh: Thanh Lan.

Đồng tình với Ủy ban Giám sát, ông Nguyễn Xuân Thành - chuyên gia kinh tế của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - còn cho rằng không chỉ ngân hàng yếu kém đang tái cơ cấu, nhiều nhà băng quy mô vừa cũng ghi nhận ngày càng nhiều khoản lãi thực ra chưa thu. Theo ông Thành, hệ lụy là khi nhìn vào dòng tiền, trong khi lãi tiền gửi cho người dân đã trả thì lãi cho vay vẫn chưa nhận được. Theo số liệu năm 2015, lợi nhuận biên NIM của các nhà băng khoảng 2,74%. Ông Thành cho rằng con số này có một phần "ảo".

"Một số ngân hàng hiện liên tục phải huy động tiền gửi mới để trả lãi tiền gửi cũ và lãi dự thu không thu được. Bên cạnh vẫn phải tiếp tục xử lý nợ xấu thì làm thế nào giải quyết lãi dự thu này sẽ khiến các ngân hàng thêm áp lực", ông Thành phân tích.

Trên thực tế, theo chuẩn mực kế toán hiện nay, nếu một dự án cho vay trung dài hạn vẫn trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa thể trả lãi và gốc, ngân hàng được phép ghi nhận vào thu nhập lãi (khoản lãi dự thu). Trao đổi với VnExpress, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho rằng nguyên nhân lãi dự thu nhiều là các nhà băng cho vay nhiều dự án lớn trung và dài hạn còn dang dở. "Lãi dự thu càng nhiều thì chứng tỏ các dự án gặp vướng mắc càng lớn nên chưa tạo ra dòng tiền cho ngân hàng. Những dự án đầu tư công của Nhà nước với những công trình lớn hầu hết đều 'dính' vào trường hợp này cả", ông nói.

Tuy nhiên, vị này cho rằng, tỷ lệ lãi dự thu trên tổng tài sản nếu khoảng 5-7% thì có thể chấp nhận được. "Thực tế nếu dự án bị kéo dài, lãi dự thu phát sinh thêm, tạo gánh nặng tiềm ẩn cho ngân hàng. Nếu dự án thất bại, ngoài phải dự phòng cho khoản gốc vay, ngân hàng còn phải dành tiền dự phòng cả khoản lãi dự thu nữa", ông nói.

Một lãnh đạo cấp cao của Ủy ban Giám sát Tài chính cho biết đã báo cáo Thủ tướng những nguy cơ xung quanh khoản lãi dự thu ngày một lớn của các nhà băng. Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cũng cho rằng cần sớm có hình thức cảnh báo nguy cơ này dù ông thừa nhận việc chỉ mặt điểm tên từng ngân hàng có thể phải thận trọng. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý, có nhà băng lãi dự thu hàng nghìn tỷ đồng trong một kỳ là đáng báo động.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-03-2016

    Lợi nhuận cao, cổ phiếu cảng biển lên ngôi
    Volkswagen bị kiện đòi 3,6 tỷ USD
    Đề nghị chọn sữa, dệt may để kích thích sản xuất
    Hàng Trung Quốc chui vào khu công nghiệp để dán nhãn hàng Việt
    Đụng vào nỗi đau, doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ có thức tỉnh vì câu nói của Bí thư Thăng?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-03-2016

    Thỏa thuận dầu Nga - Ả Rập Xê Út là ‘chiến lược truyền thông rực rỡ’
    Zinca trở thành đối tác chiến lược của Knauf Việt Nam
    Giao thương Việt Nam - Iran, nhắm mục tiêu 2 tỉ USD
    Thế giới đang sao chép đường lao dốc của kinh tế Nhật Bản
    Vốn đầu tư vào TP.HCM tăng 45% so cùng kỳ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-03-2016

    Aeon tuyên bố sắp mua được BigC Việt Nam
    Lại thêm một thương hiệu Nhật Bản sắp rơi vào tay Trung Quốc
    Anbang của Trung Quốc thách thức Marriott trong cuộc đua mua lại chuỗi khách sạn Starwood
    Tiếp tục tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa qua Lối mở Nà Lạn
    Tổ hợp Samsung 2 tỷ USD sắp đi vào hoạt động

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-03-2016

    Apple sẽ đầu tư 1 tỉ USD vào Việt Nam
    Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam sẽ sớm quay lại thời đỉnh cao 2008
    Giá tiêu đang “rơi” tự do
    Cá tra nguyên liệu bắt đầu sốt giá
    Doanh nghiệp Việt hứng khởi … nửa vời?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-03-2016

    Thống đốc ngân hàng trung ương Bangladesh từ chức sau “vụ trộm thế kỷ”
    Nợ xấu "mắc kẹt" tại VAMC gấp đôi số nợ xấu trên sổ sách
    Chấm dứt đầu tư nhà máy xử lý rác thải trên 101 triệu USD
    Dự trữ ngoại hối Việt Nam bằng 12 tuần nhập khẩu sẽ giúp tỷ giá ổn định
    Thái Lan chú trọng thị trường hàng công nghiệp tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 16-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-03-2016

    Tỷ phú Mark Mobius: Các thị trường mới nổi đang đến thời hồi phục
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trở lại
    Thị trường thép có dấu hiệu găm hàng
    Thị trường BĐS 2016 đón nhận hơn 2.000 căn hộ diện tích nhỏ
    Tăng cường kiểm tra xăng dầu nhập từ ASEAN, Hàn Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh  sáng 16-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-03-2016

    Khó dự báo kiều hối 2016
    Soi tài sản khủng của tỷ phú Amancio Ortega - ông chủ Zara
    Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gồm những khoản nào?
    Thông tư số 39/2016/TT-BTC:Nâng mức tạm ứng các khoản chi ngân sách lên đến 50% giá trị hợp đồng
    Thị trường bất động sản: Phân khúc nào phục hồi mạnh nhất?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-03-2016

    Điểm mặt các doanh nghiệp niêm yết vượt mục tiêu lợi nhuận “nhiều lần”
    Saigon Co.op đặt kế hoạch doanh thu 1,2 tỷ USD năm 2016
    Công ty Trung Quốc chi 6,5 tỷ USD mua khách sạn Mỹ
    Lựa chọn nhà thầu tư vấn lập đồ án xây dựng KKT Đông Nam Quảng Trị
    Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Rosneft (Nga): Các dự án tại Việt Nam là ưu tiên của chiến lược mở rộng ra quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-03-2016

    “Giải mã” nguyên nhân giá dầu tăng mạnh
    Đây mới là nguy cơ tiềm ẩn của suy thoái đối với kinh tế Mỹ
    S Trần Đình Thiên “Ngân sách năm nay gay rồi!”
    Áp thuế giá thép tăng vụt, có tích trữ đầu cơ?
    Một số ngân hàng hiện phải liên tục huy động tiền gửi mới trả lãi tiền gửi cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-03-2016

    Bốn lý do Nhân dân tệ sẽ mất giá so với USD năm 2016
    Apple sắp bị hạ bệ tại Trung Quốc?
    Ông Trương Văn Phước: Việc chống đô la hoá đã không đạt được mục tiêu
    ANZ dừng cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
    Lãi suất âm đã đem lại những gì cho kinh tế Nhật?