tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-08-2017

  • Cập nhật : 13/08/2017

Các cổ đông đánh nhau, Uber rơi vào tình trạng hỗn chiến

Sau khi Benchmark Capital đệ đơn kiện ông Travish Kalanic, trang tin Axios đưa tin rằng hiện có 3 cổ đông lớn khác của Uber yêu cầu Benchmark Capital rút khỏi Uber.

nguon anh: ft

Nguồn ảnh: FT

Vụ kiện của cổ đông Benchmark Capital nhắm vào cựu CEO của Uber là Travis Kalanick đã làm nản lòng ba nhà đầu tư khác của công ty này. Vào hôm thứ 6, họ đã yêu cầu Benchmark Capital thoái vốn và rút khỏi Hội đồng Quản trị (HĐQT) của Uber, theo một email do trang tin tức Axios công bố.

3 nhà đầu tư kể trên là Shervin Pishevar của Sherpa Capital, Ron Burkle của Yucaipa Companies và Adam Leber, một nhà đầu tư thiên thần đang làm việc cho công ty âm nhạc Maverick. Họ đã cùng ký tên vào một email gửi đến các cổ đông và HĐQT, trong đó tuyên bố rằng vụ kiện của Benchmark gây tổn hại đến giá trị Uber, ngăn cản các nỗ lực gọi vốn, và cản trở công ty tìm kiếm một CEO mới để thay thế cho Kalanick.

Trước đó, Benchmark đã đệ trình một vụ kiện vào thứ Năm nhằm tìm cách buộc Kalanick rời khỏi HĐQT, với lời buộc tội ông che giấu một loạt các hành vi tội lỗi và lập kế hoạch duy trì quyền lực tại công ty, ngay cả sau khi ông bị buộc phải từ chức CEO vào tháng 6.

Để phản ứng lại, 3 nhà đầu tư kể trên đã kêu gọi Benchmark tự rút khỏi HĐQT của Uber và thoái vốn xuống dưới ngưỡng có thể bổ nhiệm thành viên vào HĐQT.

Theo Axios, email này cũng nói rằng: "Chúng tôi có nhà đầu tư sẵn sàng mua lại số cổ phần này, ngay khi nhận được thông tin từ Benchmark rằng họ sẵn sàng rút lại vụ kiện và bán ít nhất 75% cổ phần họ đang nắm giữ."

Reuters đã xác nhận email từ một tin nguồn tin thân cận với một trong các nhà đầu tư này. Cả 3 nhà đầu tư và Benchmark đã không đáp lại ngay yêu cầu bình luận.

Ngoài email của 3 nhà đầu tư kể trên, HĐQT của Uber cũng đã gửi đi một email tới các nhân viên Uber vào hôm thứ Sáu, và cho biết rằng họ không hài lòng với vụ kiện của Benchmark. Email cho biết: "HĐQT thất vọng về việc bất đồng giữa các cổ đông đã dẫn tới kiện tụng. HĐQT đã kêu gọi cả 2 bên cùng giải quyết vấn đề với thái độ hợp tác một cách nhanh chóng, và HĐQT đang thực hiện các bước để thúc đẩy quá trình này".(NCĐT)
--------------------------

Tỉ phú Amazon Jeff Bezos mất ngôi giàu nhì thế giới

Căng thẳng toàn cầu khiến thị trường vừa có ngày bán tháo thổi bay 42,7 tỉ USD khỏi tài sản ròng của 500 tỉ phú giàu nhất thế giới. Ông chủ Amazon.com Jeff Bezos vì thế cũng trượt khỏi vị trí giàu nhì hành tinh.

Theo chỉ số Bloomberg Billionaires, chứng khoán Mỹ vừa có đợt lao dốc tệ nhất từ tháng 5 và điều này khiến tài sản của ông Bezos mất 2 tỉ USD. Cổ phiếu của hãng thương mại điện tử Amazon hạ 2,6% xuống còn 956,92 USD/cổ phiếu.

Hiện tài sản của tỉ phú Mỹ là 82,2 tỉ USD, thua tỉ phú Tây Ban Nha Amancio Ortega 600 triệu USD. Ông Ortega là người giàu nhất châu Âu và là ông chủ của tập đoàn Inditex, công ty mẹ của thương hiệu Zara, Pull and Bear và nhiều cái tên khác.

Chứng khoán lao dốc trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện sự cứng rắn hơn với Triều Tiên. Các tỉ phú công nghệ là người chịu ảnh hưởng lớn nhất. Đơn cử, Chủ tịch NetEase Lei Ding mất 1,8 tỉ USD, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg mất 1,6 tỉ USD. Hiện hai tỉ phú lần lượt sở hữu 16,8 tỉ USD và 71,2 tỉ USD.

Nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, người từng nhường vị trí giàu nhất thế giới cho ông Bezos trong một ngày cách đây hai tuần, thì mất 848,5 triệu USD trong ngày giao dịch 10.8 (giờ Mỹ). Dù vậy, ông vẫn là người giàu nhất thế giới với 90 tỉ USD.(thanhnien)

--------------------------

Dự trữ hàng ngàn tỷ đô, kinh tế Trung Quốc sẽ không thể sụp đổ?

nhung ai cho rang kinh te trung quoc se sup do vi nui no se phai nghi lai, neu biet rang trung quoc co du tru ngoai te hon 3.000 ty usd.nguon anh: forbes

Những ai cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ vì núi nợ sẽ phải nghĩ lại, nếu biết rằng Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ USD.Nguồn ảnh: Forbes

Với mức dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ USD, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) được trang bị đầy đủ tiền mặt để cứu vãn bất kỳ sự sụp đổ nào của một ngân hàng ở cấp tỉnh, cũng như kiểm soát tỷ giá hối đoái giữa đồng NDT và đồng USD.

Chỉ trong một tháng, chính phủ Trung Quốc đã tích lũy được gấp đôi số tiền cần để mua nhà sản xuất đồ chơi thứ 3 thế giới là Hasbro của Mỹ (có giá trị khoảng 12 tỷ USD). Số tiền trên cũng đủ mua Hasbro, chuỗi trung tâm mua sắm Macy's và tờ báo New York Times theo giá trị vốn hóa thị trường, mà vẫn còn dư 1 tỷ USD.

Vì vậy, khi một ai đó nói với bạn rằng hệ thống ngân hàng ngầm (shadow banking) của Trung Quốc sẽ làm suy sụp nền kinh tế của nước này, hãy nghĩ đến kho tài sản hàng tỷ USD, euro và vàng mà họ đang nắm giữ.

Lượng tiền mặt đó làm cho nền kinh tế của Trung Quốc gần như không thể bị phá hủy. Bắc Kinh có đủ lượng tiền cần thiết để cứu các ngành công nghiệp quan trọng, các ngân hàng, hoặc toàn bộ các chính quyền tỉnh trong tình huống xấu nhất.

Lượng tiền dự trữ của Trung Quốc trong tháng 6 đã tăng 3,2 tỷ USD, gấp đôi so với dự đoán của thị trường, và là mức tăng lớn nhất trong 3 năm qua.

Cơ quan quản lý tiền tệ của Trung Quốc là Cục Quản lý Ngoại hối (SAFE) cho biết sự gia tăng này thực sự là do việc định giá cao hơn lượng dự trữ bằng euro và vàng. Đồng euro đã tăng 10,8% so với đồng USD trong năm nay, còn vàng tăng 8,8% trong năm và tăng hơn 3% trong 4 tuần qua. SAFE nói rằng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ được ổn định hơn nữa vì chất lượng phát triển kinh tế tiếp tục được cải thiện nhờ những nỗ lực nhằm tăng cường cải cách theo trường phái trọng cung (supply side) và thúc đẩy đổi mới.

SAFE cũng cho biết dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vẫn sẽ hưởng lợi từ một nền kinh tế mạnh mẽ.

Khi một quốc gia cần phải thanh toán một lượng lớn nợ bằng USD mà không có dự trữ ngoại hối thì rất nguy hiểm. Ngược lại, các quốc gia mà có dự trữ dồi dào vượt quá các khoảng phải trả bằng USD thì được xem là ít rủi ro. Trong thập niên vừa qua, nợ của Trung Quốc đã tăng lên cả trong lĩnh vực công lẫn tư nhân, trong khi dự trữ của ngân hàng trung ương đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng đó. Tuy nhiên, việc ôm nợ nhiều hơn không đồng nghĩa với việc không thể chi trả. Hầu hết các hộ gia đình Trung Quốc đang có thu nhập tăng lên, và đặc biệt thu nhập doanh nghiệp trong khu vực tư nhân đang tốt hơn mọi dự báo ​​trong năm nay. Cả khối doanh nghiệp và hộ gia đình đều có khả năng trả nợ.

Đối với các nhà quan sát thị trường Trung Quốc, vấn đề của nước này luôn là lĩnh vực bất động sản và các chính quyền cấp tỉnh. Lượng dự trữ này sẽ là phao cứu sinh trong trường hợp có những tai hoạ lớn. Dự trữ càng lớn, các nhà đầu tư càng tự tin vào nền kinh tế Trung Quốc.

Các nhà kinh tế cho biết việc tăng dự trữ ngoại hối một phần là kết quả của việc tăng cường kiểm soát dòng vốn chảy ra nước ngoài của chính phủ, và việc đà mạnh lên của đồng NDT so với đồng USD đã bị hạn chế trong tương lai gần.

Lian Ping, kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Viễn thông Trung Quốc (BoCom), nói với tờ Shanghai Daily hôm thứ Ba rằng "sự mạnh lên gần đây của đồng NDT chủ yếu là do đồng USD yếu đi trong những tháng gần đây, khi châu Âu hồi phục kinh tế".

BNP Paribas thì dự kiến ​​đồng USD sẽ vẫn yếu đi trong năm nay, có nghĩa là đồng NDT mạnh hơn và làm tăng khả năng PBOC tích lũy thêm nhiều USD.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện còn cao hơn tổng GDP của các nước khác trong nhóm BRIC: Brazil, Nga và Ấn Độ. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cũng lớn hơn GDP của Anh, Pháp và Italy.(NCĐT)
---------------------------

Giá cả thị trường nhà đất đắt đỏ nhất thế giới lại bay cao

Thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới thậm chí còn đắt hơn nữa trong quý 2/2017.

Theo Bloomberg, tỷ lệ khả năng mua nhà ở của người dân tại đặc khu Hồng Kông, số liệu đo lường tỷ lệ thu nhập chi cho nhà ở, tăng lên thêm khoảng 67% trong quý 2/2017 và tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cả thị trường nhà đất đắt đỏ nhất thế giới lại bay cao - ảnh 1

Giá nhà tại Hồng Kông tăng vọt lên mức kỷ lục hôm 30.7ẢNH: BLOOMBERG

Số liệu mới nhất từ Demographia cho thấy những thách thức mà nữ lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam phải đối mặt trong việc kiềm chế đà tăng giá nhà tại thành phố thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới.

Ở Hồng Kông, một hộ gia đình với thu nhập trung bình phải lao động đến 18 năm mới đủ tiền mua nhà. So với năm 1997, giá căn hộ trong tháng 6 năm nay ở Hồng Kông cao hơn 94%.

Số lượng giao dịch nhà ở tăng 43% lên 18.892 giao dịch trong quý 2/2017. Chỉ số Centa-City Leading của hãng Centaline Property về giá nhà hiện có tăng vọt lên mức kỷ lục là 160,3 hôm 30.7. Chỉ số này tăng 11% từ đầu năm đến nay và tăng hơn 50% trong 5 năm qua.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục