tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-01-2016

  • Cập nhật : 12/01/2016

Châu Á chuộng cà phê hoà tan sẽ giúp tăng nhu cầu robusta

chau a chuong ca phe hoa tan se giup tang nhu cau robusta

Châu Á chuộng cà phê hoà tan sẽ giúp tăng nhu cầu robusta


Nhu cầu cà phê robusta thế giới dự báo sẽ tăng trưởng khả quan trong những tháng tới nhờ tiêu thụ gia tăng ở những nền kinh tế đang nổi, và sẽ vượt xa nhu cầu đối với arabica - hiện đang trì trệ.

Các nhà phân tích và kinh doanh cà phê thế giới cho biết, người tiêu dùng ở các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt tại châu Á, đang điều khiển tăng trưởng nhu cầu robusta thế giới – thường được sử dụng sản xuất các loại cà phê hoà tan, trong khi nhu cầu arabica – được pha chế trong sản xuất các sản phẩm cà phê chất lượng cao hơn – ở nhóm các nền kinh tế phát triển lại sụt giảm.

“Chúng tôi dự đoán nhu cầu robusta sẽ tăng nhanh hơn so với arabica, bởi tiêu dùng cà phê ở các thị trường đang nổi tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển”, chuyên gia phân tích hàng hoá Carlos Mera của Rabobank cho biết.

Tuy nhiên, ông thêm rằng cũng bất các rủi ro, như biến động bất thường trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, hay đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh như tuần qua, có thể ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi trong khu vực, và có thể ảnh hưởng bất lợi tới tiêu thụ cà phê robusta tại đó.

“Nếu biến động ở Trung Quốc làm cho tăng trưởng GDP của cả khu vực Đông Nam Á chậm lại thì triển vọng tăng trưởng nhu cầu robusta của khu vực cũng sẽ chậm lại”, ông Mera phân tích, và thêm rằng: “Những vấn đề ngắn hạn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc không ảnh hưởng tới nhu cầu dài hạn”.

Rabobank dự báo tiêu thụ robusta sẽ tăng khoảng 3%/năm trong năm 2015/16, còn arabica sẽ tăng 0,6%. Nếu cơ quan này dự đoán sẽ dư thừa 5,5 triệu bao cà phê arabica (1 bao = 60 kg) trong niên vụ 2016/17 thì sẽ thiếu hụt 1,8 triệu bao robusta.

Một nguồn phân tích hàng đầu khác, CoffeeNetwork, cũng dự báo mức tăng nhu cầu robusta toàn cầu sẽ vượt arabica – nhóm hàng tiêu thụ hầu như không tăng.

Trong báo cáo mới nhất của mình, CoffeeNetwork viết: Tổng tiêu thụ cà phê thế giới niên vụ 2015/16 sẽ đạt 149,6 triệu bao, tức là tăng 1,7% so với niên vụ trước.

“Tăng trưởng mạnh về nhu cầu robusta thế giới, được thúc đẩy bởi tiêu thụ ở các nước mới nổi, sẽ là lý do chính hỗ trợ tăng trưởng tổng tiêu thụ cà phê toàn cầu, bởi ngày càng có nhiều nghi ngờ về việc liệu nhu cầu arabica thế giới có tăng trưởng theo xu hướng chung hay không”.

Reuters dẫn lời một nhà môi giới cấp cao ở London cho biết: “Số liệu của CoffeeNetwork cho thấy nhu cầu arabica sẽ trì trệ trong 3 vụ liên tiếp”, và “Tiêu thụ robusta mạnh ở châu Á, và các thị trường châu Á đang tăng trưởng tốt”.

Các nhà phân tích và các nhà môi giới cho biết hạn hán ở các khu vực trồng robusta của Brazil đã khiến các nhà rang xay ở khu vực đó phải tăng cường sử dụng arabica loại chất lượng thấp thay vì loại robusta của địa phương (có tên gọi conillon) trong quá trình pha chế.

Nhưng xu hướng này chắc chắn sẽ chỉ diễn ra chóng vánh, bởi các nhà rang xay sẽ chuyển hướng sang sử dụng robusta để pha chế khi sản lượng tăng trở lại.

Dự báo sản lượng cà phê Brazil và thế giới

 

150 tấn hàng ‘vỏ châu Âu ruột Trung Quốc’

Nhiều mặt hàng bên ngoài ghi chữ tiếng Anh, Pháp… nhưng lại nhập từ Trung Quốc đưa vào trong nước tiêu thụ. Tổng trọng lượng số hàng hóa là 150 tấn, ước tính giá trị hàng tỷ đồng.

Ngày 8-1, qua công tác trinh sát, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu, Tổng Cục cảnh sát (Bộ Công an) phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Công an các quận Ba Đình, Gia Lâm và Đội Quản lí thị trường (QLTT) số 3 (Chi Cục QLTT Hà Nội) bắt giữ 4 xe ô tô tải và 1 xe đầu kéo vận chuyển hàng hóa nhập lậu.

Vào thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện phía đằng sau các xe ô tô chở một lượng lớn hàng hóa tiêu dùng như: Khóa điện, máy bơm, vợt cầu lông, quần áo, bút, sổ, vỏ đựng rượu, đồ hàng mã bán trong dịp Tết… Nhiều mặt hàng bên ngoài ghi chữ tiếng Anh, Pháp… nhưng lại nhập từ Trung Quốc đưa vào trong nước tiêu thụ. Tổng trọng lượng số hàng hóa là 150 tấn, ước tính giá trị hàng tỷ đồng.

 

nhieu mat hang ghi chu tieng anh, phap… nhung lai nhap tu trung quoc.

Nhiều mặt hàng ghi chữ tiếng Anh, Pháp… nhưng lại nhập từ Trung Quốc.

Qúa trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện chỉ có một tờ khai hải quancủa 13 mặt hàng, chủ hàng là Công ty TNHH Mùa xuân mới, địa chỉ quận Ba Đình (Hà Nội) và Công ty TNHH nhập khẩu Lạng Sơn (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn).

Ngoài ra, gần 50 mặt hàng khác là không mở tờ khai hải quan. Theo các lái xe, được chủ hàng của các công ty trên thuê chở hàng từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đưa về khu công nghiệp Ninh Hiệp (Gia Lâm), sau đó xé lẻ mang đi tiêu thụ trên địa bàn cả nước.

xe tai chat cung hang hoa nhap lau.

Xe tải chất cứng hàng hóa nhập lậu.

Sáng 9-1, lực lượng chức năng đã vận chuyển 150 tấn hàng hóa về kho chứa hàng tại Vĩnh Tuy (Hoàng Mai, Hà Nội) tiếp tục kiểm đếm, đối chiếu tờ khai hải quan để có hình thức xử lý.


Việt Nam Đã có kịch bản khi giá dầu giảm xuống 35 USD/thùng

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 10-1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục giảm nhanh thời gian qua đã tác động rất lớn đến thu ngân sách nhà nước. 

“Trong dự toán ngân sách năm 2016, giá dầu thô được Quốc hội thông qua là 60 USD/thùng, nhưng ngay từ đầu năm giá dầu thô giảm mạnh, riêng mấy ngày qua xuống dưới 35 USD/thùng.

Do vậy, Bộ Tài chính đã xây dựng các kịch bản về giá dầu thô năm 2016 là 55 USD, 50 USD, 45 USD, 40 USD và đến nay là 35 USD/thùng, làm cơ sở để điều hành dự toán ngân sách năm 2016.

Ngoài ra, ngân sách cũng bị tác động lớn do Việt Nam thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết hội nhập. Ước tính thu ngân sách năm 2016 sẽ giảm khoảng 10.000 tỉ đồng do cắt giảm thuế theo cam kết” - ông Dũng thông tin.

Để đảm bảo thu ngân sách năm 2016, ông Dũng khẳng định sẽ tiếp tục cắt giảm chi thường xuyên và tăng cường thanh tra, kiểm tra gian lận thương mại.


Đưa hàng không Việt Nam vào tốp 4 ASEAN

“Trải qua 60 năm, hàng không dân dụng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích. Tuy nhiên, hiện thị trường hàng không Việt Nam dù có tốc độ phát triển thuộc các nước đứng đầu của thế giới nhưng vẫn đang ở vị trí số 6 của ASEAN.

Đặc biệt, mặc dù giữ vững 18 năm liên tục không để xảy ra tai nạn hàng không nhưng trong thời gian qua các đơn vị còn để xảy ra một số sự cố nghiêm trọng”.

Ngày 10-1, tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập hàng không dân dụng Việt Nam (15-1), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết. Ông yêu cầu ngành cần đột phá về xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng hàng không, sân bay hiện đại; bảo đảm song hành cùng cộng đồng hàng không quốc tế trong việc thực hiện kế hoạch không vận mới của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế; nâng thị trường hàng không Việt Nam đứng trong tốp 4 của ASEAN.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao huân chương Lao động hạng Nhất cho Cục Hàng không Việt Nam. Dịp này, Bộ TT&TT và Bộ GTVT cũng phối hợp phát hành chính thức bộ tem kỷ niệm 60 năm ngành hàng không dân dụng Việt Nam.


Chín triệu thẻ ATM tại TP.HCM chuyển sang thẻ chip

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành kế hoạch chuyển đổi toàn bộ thẻ ATM thông thường (thẻ từ) sang thẻ chip (thẻ vi mạch điện tử).

Từ năm 2016 đến khi bộ tiêu chuẩn thẻ chip được ban hành (dự kiến 12-15 tháng), các ngân hàng thương mại phải có kế hoạch chủ động, chuẩn bị nguồn lực cũng như các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi đạt kết quả tốt.

Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, một số lãnh đạo ngân hàng cho biết vì quy định trên quá mới nên chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về việc đổi thẻ. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sẽ góp phần bảo mật cao hơn.

Ông Lê Thành Trung, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng HDBank, cho hay việc chuyển đổi toàn bộ thẻ ATM thông thường (thẻ từ) sang thẻ chip sẽ góp phần bảo mật, an toàn cho chủ thẻ là người sử dụng và bản thân ngân hàng cũng tránh được những rủi ro liên quan tới ATM.

“Xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới là sử dụng thẻ chip vì có độ bảo mật cao và tăng khả năng mở rộng tiện ích cho khách hàng” - ông Trung nói.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, thẻ từ tính bảo mật không cao bằng thẻ chip và thời gian qua đã xảy ra tình trạng tội phạm công nghệ cao đã giả mạo thẻ từ… để rút tiền. Vì thế đổi qua thẻ chip độ an toàn, tính bảo mật sẽ cao hơn. Tại TP.HCM tính đến nay có khảng chín triệu thẻ từ, chiếm khoảng 1/10 số lượng thẻ ATM toàn quốc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-01-2016

    Nhiều nước gặp 'ác mộng' giá dầu
    Chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng bằng khế ước vay nợ giả
    Kinh tế khó khăn, chính phủ Nga cắt giảm chi tiêu
    Ngành dầu khí Mỹ đối mặt nguy cơ phá sản hàng loạt
    Soi cách tiêu tiền của các quốc gia

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-01-2016

    Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng kỷ lục
    IDI vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
    'Sang Myanmar tận dụng làn sóng đầu tư vàng từ Nhật Bản'
    IBM Việt Nam có Tổng giám đốc mới
    BIDV Tây Sài Gòn bị lừa hơn 21 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-01-2016

    Tập đoàn Nhật chi 108 triệu USD mua cổ phần Vietnam Airlines
    Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu gạo của Lào từ tháng Một
    Bỏ quy định doanh nghiệp cá tra phải nộp hợp đồng xuất khẩu
    Không in tiền mới giúp tiết kiệm được 1.500 tỉ đồng
    Doanh nghiệp Việt đầu tư 500 triệu USD sang Nga nuôi bò

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-01-2016

    AEC, FTA Việt Nam – EU, TPP: Đừng tưởng… “ngon ăn”
    Trung ương đánh giá tác động của việc tham gia TPP
    Hải quan Hải Phòng: Thu từ “hậu kiểm” 378 tỷ đồng
    Cần lường trước rủi ro khi mua bán điện với các nước láng giềng
    Iraq kéo dài lệnh cấm nhập gia cầm từ Việt Nam do cúm H5N1

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-01-2016

    20 ha đất cho Tân Sơn Nhất với sức nóng hạ tầng hàng không
    Tín dụng BĐS được Chính phủ xếp vào loại tiềm ẩn rủi ro
    Thủ tướng đồng ý để VRG thoái vốn tại 5 công ty thủy điện
    Nợ quá hạn dưới 3% mới được lập công ty kiều hối
    Chính phủ giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-01-2016

    ANZ: Kinh tế Trung Quốc giảm tốc ít tác động đến Việt Nam
    Thị trường trái phiếu sôi động trở lại
    Gần 250.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp TP HCM
    Môi giới tự đặt cọc mua căn hộ để đạt chỉ tiêu
    Kinh tế Trung Quốc đi xuống, Singapore lo lắng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-01-2016

    Năm 2016: Tiếp tục kiểm soát chặt nợ công
    Bắt 2 cửu vạn vận chuyển hơn 5,4 tỷ đồng về Việt Nam
    Chính phủ chỉ đạo điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp diễn biến kinh tế vĩ mô
    Bộ Tài chính đã thu được 40.000 tỉ đồng nợ thuế của năm 2014
    Thái Nguyên đứng thứ 4 cả nước về xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-01-2016

    Hàng nhái của Trung Quốc bị tịch thu tại CES 2016
    Tháo gỡ ách tắc biên mậu do thiếu hướng dẫn
    Thanh khoản thị trường sẽ tăng mạnh sau thông tư 203?
    Cục thuế TP.HCM tuyên bố sẽ "làm tất cả để Uber nộp thuế"
    Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Gia và đồng bọn chiếm đoạt hơn 152 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-01-2016

    Tạm giữ một người nước ngoài lừa đổi ngoại tệ giả lấy tiền Việt
    Phía Nga dừng đàm phán mua 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất
    Vietsovpetro mất cân đối tài chính 200 triệu USD
    VN sẽ thành thị trường tiêu thụ thép nhập?
    Ngành thép nhập siêu kỷ lục hơn 7 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-01-2016

    Doanh nghiệp tư nhân Việt muốn sản xuất phụ tùng máy bay cho Airbus
    Thị trường tài chính toàn cầu đứng trước cuộc khủng hoảng mới
    Doanh nghiệp cần được 'cởi trói' để đón TPP
    90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc
    Nguy cơ chiến tranh tiền tệ