tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-02-2016

  • Cập nhật : 08/02/2016

2016-2020 chỉ tập trung đầu tư cho 9 KKT cửa khẩu trọng điểm

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phân bổ vốn đầu tư cho 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm trên tối thiểu bằng 70% tổng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch hàng năm và 5 năm 2016 - 2020

Dàn trải không hiệu quả

Từ năm 1996, Chính phủ tiến hành thí điểm xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), trong đó thông qua việc phê duyệt một số cơ chế ưu đãi liên quan đến hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế.

2 năm sau đó, Chính phủ tiến hành thí điểm ở quy mô rộng hơn với việc phê duyệt thành lập, kèm theo các chính sách ưu đãi cho các Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Khu thương mại Lao Bảo (Quảng Trị). Kể từ đây, nhiều địa phương trên cả nước bước vào giai đoạn phát triển nóng khu kinh tế cửa khẩu.

Theo Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 26 khu.

Tuy nhiên, đến nay theo thống kê, cả nước đang có 21 tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu tại biên giới với khoảng 25 cửa khẩu được quy hoạch làm khu kinh tế cửa khẩu. Cộng thêm các cửa khẩu phụ hoặc cửa khẩu tiểu ngạch, Việt Nam hiện có hơn 30 cửa khẩu đang hoạt động.

Điều đáng nói là, các khu kinh tế cửa khẩu hiện nay đều có cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Nguyên nhân là do nguồn vốn ngân sách quá eo hẹp của Trung ương đã bị chia nhỏ, đầu tư cho rất nhiều khu kinh tế trên cả nước.

Vì thế, hầu hết cửa khẩu thiếu hệ thống kho bãi và các trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa.

Đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiều khu kinh tế cửa khẩu đã rơi vào tình trạng đìu hiu, hoạt động không hiệu quả.

khu kinh te cua khau lao cai nam trong 9 khu duoc trung uong tap trung dau tu trong giai doan 2016-2020

Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai nằm trong 9 khu được Trung ương tập trung đầu tư trong giai đoạn 2016-2020

Tập trung đầu tư vào 9 khu kinh tế cửa khẩu

Để tránh tình trạng sốt nóng, đầu tư dàn trải, ngày 30/8/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1531/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, đồng thời thay thế Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008.

Trên cơ sở rà soát, xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau khi lựa chọn 8 nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lựa chọn 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Cụ thể, 9 khu kinh tế cửa khẩu trên gồm: Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Lào Cai, tỉnh Lào Cai; Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng; Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh;  Cha Lo, tỉnh Quảng Bình; Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị; Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh; Khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phân bổ vốn đầu tư cho 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm trên tối thiểu bằng 70% tổng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch hàng năm và 5 năm 2016-2020 cho các KKT cửa khẩu.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án bố trí vốn ngân sách Trung ương theo kế hoạch hàng năm và 5 năm 2016-2020 cho các KKT cửa khẩu, tuân thủ nguyên tắc tập trung cho các khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm được lựa chọn và theo đúng các quy định hiện hành, trong đó ưu tiên đầu tư các hạng mục công trình có nhu cầu cấp thiết của từng khu để sớm phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển các khu này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và là đầu mối theo dõi quá trình triển khai việc tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 cho các khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm được lựa chọn, báo cáo đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong quý IV/2020, tiến hành tổng kết việc triển khai thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuân thủ nguyên tắc tập trung đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm đã được lựa chọn; sử dụng vốn ngân sách Trung ương được phân bổ theo đúng mục đích và quy định hiện hành, bảo đảm tiến độ giải ngân và xây dựng công trình.

Đồng thời chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.


Minh bạch hóa trong việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA

Vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016-2020 là hỗ trợ thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường năng lực quản lý nhà nước...

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020" (viết tắt là Đề án ODA 2016-2020).

Nhu cầu bức thiết

Trước đây, nguồn vốn vay ODA không được đưa hết vào dự toán NSNN và đã có hơn 92% nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được phân cấp cho địa phương theo hình thức cấp phát.

Chính vì thế, địa phương vẫn coi đây là khoản "cho không", dẫn tới tình trạng các địa phương đăng ký vốn nhiều, nhưng đầu tư dàn trải, hiệu quả chưa cao, có tới 90% số dự án phải gia hạn ít nhất một lần, trong đó có những dự án tại các địa phương phải mất từ 10 đến 12 năm mới hoàn thành.

Đã vậy, thời gian qua, vấn đề quản lý và sử dụng vốn ODA phát sinh nhiều lùm xùm như việc Nhật Bản tạm ngừng giải ngân ODA để điều tra vụ Công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ công chức Việt Nam để trúng thầu dự án, giải ngân vốn ODA chậm tiến độ do không giải phóng được mặt bằng...

Do đó, trong nhiều cuộc họp với các nhà tài trợ, vấn đề chống tiêu cực, tham nhũng cũng như tháo gỡ khó khăn cho các dự án cơ sở hạ tầng được đặt lên hàng đầu.

Hiện nay, với việc trở thành nước có thu nhập trung bình, cần tiếp tục đẩy mạnh bổ sung và sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật để phù hợp với cách tiếp cận và mô hình viện trợ mới, nhằm bảo đảm một mặt bằng chung cho việc áp dụng các phương thức viện trợ.

Việc giảm dần vai trò trực tiếp của Chính phủ trong vay vốn ODA, chuyển giao sang đối tượng thụ hưởng ODA trực tiếp (chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường học...) là giải pháp quan trọng, không chỉ giúp giảm thiểu những bất cập trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA mà còn tạo điều kiện cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân) được tiếp cận bình đẳng với khu vực công trong tiếp cận ODA trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro cùng với Chính phủ trong sử dụng nguồn vốn này.

Đề án ODA 2016-2020 thể hiện sự thay đổi tư duy về ODA

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020".

Đề án này được đánh giá là đã có sự thay đổi tư duy về nguồn vốn ODA.

Đây là văn bản thể hiện chính sách của Chính phủ nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

Đề án ODA 2016-2020 bao gồm các định hướng chiến lược, chính sách, các giải pháp đồng bộ về hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nhằm sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ đã được ký kết đồng thời huy động các khoản viện trợ mới để gối đầu cho thời kỳ sau năm 2020.

Đề án này được phê duyệt là cơ sở để các ngành, các cấp huy động và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020 và làm căn cứ để các nhà tài trợ sử dụng trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng các chương trình hợp tác phát triển với Việt Nam ở cấp khu vực, quốc gia, cấp Bộ, ngành và địa phương.

 Đồng thời, Đề án cũng nhằm mục đích minh bạch hóa chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này đối với dư luận rộng rãi trong nước và quốc tế.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ 2016-2020 là phải tập trung cao độ để hoàn thành các chương trình, dự án này theo đúng tiến độ và thời hạn cam kết, đưa các công trình vào khai thác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đồng thời, cần có các chính sách và giải pháp thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo và lĩnh vực ưu tiên đề ra trong Đề án này để tạo nguồn vốn gối đầu và các tiền đề bền vững cho giai đoạn sau năm 2020.

Những lĩnh vực ưu tiên thu hút, quản lý và sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016-2020 là hỗ trợ thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường năng lực quản lý nhà nước; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh; hỗ trợ theo địa bàn lãnh thổ; sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP)


Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm gần 100 tỷ USD

nhan vien kiem dong ndt tai mot ngan hang o tinh giang to. anh: afp/ttxvn

Nhân viên kiểm đồng NDT tại một ngân hàng ở tỉnh Giang Tô. Ảnh: AFP/TTXVN


Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong tháng 1 vừa qua đã giảm 99,5 tỷ USD xuống còn 3,23 nghìn tỷ USD.

Tân Hoa xã ngày 7/2 dẫn số liệu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc(PBoC - ngân hàng trung ương) cho biết thông tin trên. Mức giảm này thấp hơn con số108 tỷ USD ghi nhận hồi tháng 12/2015 - mức giảm theo tháng mạnh nhất từ trước đến nay. Mức giảm ngoại hối trong tháng 1 cũng thấp hơn con số dự kiến 120 tỷ USD của thị trường và theo kinh tế trưởng châu Á Tom Orlik của Bloomberg, điều này cho thấy những lo ngại lớn nhất về tình trạng thoái vốn chưa đến.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm tới 512,7 tỷ USD năm ngoái trong bối cảnh đồng nhân dân tệ (NDT) chịu sức ép bán ngày càng tăng sau sự điều chỉnh cơ chế ngoại hối hồi tháng 8/2015 tạo điều kiện cho tỷ giá đồng NDT dựa nhiều hơn vào thị trường. NDT giảm giá cũng một phần do những chờ đợi vào lãi suất Mỹ tăng và lo ngại về kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, dẫn tới các dòng vốn chảy ra tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn.

Cho dù giảm sút xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2012, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện nay vẫn lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của một số chuyên gia, với một số biện pháp thắt chặt kiểm soát vốn đã áp dụng, mức giảm dự trữ ngoại hối trong tháng 2 sẽ thấp hơn nhiều.


Ngành thép EU Kêu cứu vì “người khổng lồ” Trung Quốc

nganh thep eu keu cuu vi “nguoi khong lo” trung quoc

Ngành thép EU Kêu cứu vì “người khổng lồ” Trung Quốc


Sau một thời gian chứng kiến giá thép rớt thê thảm, ngày 6/2, Bộ trưởng Kinh tế của 7 nước châu Âu đã đồng thuận gửi thư hối thúc Liên minh châu Âu (EU) có hành động nhằm cứu vãn ngành thép của lục địa này.

Không thể không hành động

Bức thư gửi Ủy ban châu Âu (EC) và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng EUdo Bộ trưởng Kinh tế Pháp Emmanuel Macron khởi xướng nêu rõngành thép châu Âu – vốn bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 – lại đang đối mặt với thực trạng thương mại không công bằng trong cuộc cạnh tranh quốc tế gay gắt gây do tình trạng dư thừa công suất trên toàn cầu. Tỷ lệ người mất việc ngày càng tăng cũng như các cơ sở sản xuất thép đồng loạt đóng cửa đang hiện hữu.

Trước đó, trong bức thư gửi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành công bố ngày 5/2, Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom đã hối thúc Bắc Kinh thực hiện mọi biện pháp cần thiết để hạn chế tình trạng dư thừa trong ngành sản xuất thép, cũng như các yếu tố khác khiến tình hình trầm trọng hơn. Bà Malmstrom cũng cảnh báo Trung Quốc về các cuộc điều tra bán phá giá mới của EU đối với các sản phẩm của nước này. Theo bà Malmstrom, việc sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc tăng 50% trong năm 2015 đã khiến thị trường thép toàn cầu và châu Âu mất ổn định.

Thủ phạm “khổng lồ”

Trong bức thư gửi đi, 7 vị Bộ trưởng đã yêu cầu EU tổ chức một cuộc điều tra riêng trong lĩnh vực nhập khẩu sản phẩm thép cuốn nóng từ Trung Quốc.

Hãng thép ArcelorMittal có trụ sở tại Luxembourg ngày 5/2 cho rằng Trung Quốc là nguyên nhân gây ra thiệt hại tới 8 tỷ USD trong năm 2015 và hàng nghìn nhân công ngành này bị mất việc.

Kể từ khi nền kinh tế giảm tốc, Trung Quốc đã bắt đầu xả thép dư thừa vào các thị trường quốc tế với các hợp đồng chào giá thấp. Xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng 28% lên 43,5 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm 2015 mặc dù sản lượng giảm 2%.

Lúc này, các nhà máy sản xuất thép của Trung Quốc bắt đầu kí các hợp đồng với nước khác mặc dù chịu lỗ để duy trì sản xuất và giải phóng hàng tồn kho.

Năng lực sản xuất thiết kế của các nhà máy Trung Quốc là 1,1 tỷ tấn kim loại mỗi năm, trong đó sản lượng vượt quá là 340 triệu tấn. Sản xuất thép thô của Trung Quốc chiếm hơn 1/2 tổng sản lượng thế giới. Nguyên sản lượng vượt quá đã cao gấp đôi sản lượng của EU, 170 triệu tấn.

Tăng trưởng nhu cầu thép tại châu Âu được dự báo sẽ chậm lại trong năm 2015 sau khi đạt mức đỉnh điểm vào năm 2014. Mức tăng trưởng này được dự báo chỉ đạt 1,5% trong năm nay, điều này càng gia tăng áp lực lên ngành này trong khu vực.

Trong tháng 6/2015, Hiệp hội sản xuất thép tại EU và Mỹ đã đưa ra tuyên bố kế hoạch hành động ngăn chặn đối với sự đổ bộ ồ ạt ngành kim loại của Trung Quốc.

Mặc dù lo ngại về sức khỏe của thị trường thép toàn cầu, Ủy ban Châu Âu vẫn chứng kiến mức tăng 3,9% tiêu thụ năm ngoái. Tuy nhiên, tiêu thụ thép vẫn chỉ ở mức 25% dưới mức đã đạt được năm 2007.

Theo Eurofer, việc Ủy ban Châu Âu áp dụng thuế chống bán giá chỉ nhằm mục tiêu bảo vệ cho 330.000 con người trong ngành thép khỏi nguy cơ mất việc.

EU là nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Hàng năm, liên minh này sản xuất tổng cộng 177 triệu tấn thép, chiếm 11% tổng sản lượng toàn cầu. Kể từ đợt suy thoái 2008, châu Âu đã chứng kiến 85.000 người trong ngành thép mất việc làm, chiếm hơn 20% lực lượng lao động của ngành, do thép rơi xuống mức thấp kỷ lục trong một thập niên giữa bối cảnh nguồn cung toàn cầu dư thừa, nhu cầu giảm và cơn bão thép giá rẻ, chủ yếu từ Trung Quốc.


Apple đóng phạt 347 triệu USD tiền trốn thuế tại Ý

Apple cuối cùng đã phải thực hiện quyết định nộp phạt số tiền gần 350 triệu USD cho Ý

Apple Ý vừa thực hiện quyết định nộp phạt 347 triệu USD cho cơ quan thuế nước này do hành vi trốn thuế đã được xác định trước đó. Được biết, nhà chức trách nước này đã tìm ra được các bằng chứng chứng minh Apple đã gian lận thuế vì không khai báo đầy đủ doanh thu trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013. Cụ thể, trong giai đoạn này, Apple chỉ nộp thuế với số tiền 33 triệu USD, trong khi theo tính toán của cơ quan thuế là 961 triệu USD.

Apple là một trong những công ty giàu nhất thế giới, không chỉ bởi doanh thu mà còn bởi số lượng tiền mặt trong tài khoản ngân hàng. Khả năng kiếm tiền rất nhanh của Apple đã khiến nhiều cơ quan quản lý của các quốc gia nghi ngờ. Trong khi Apple nói rằng mình luôn thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế thì các vụ việc bị phanh phui trong thời gian gần đây lại chứng mình ngược lại.

Ví dụ, Apple đã khôn khéo chuyển phần lớn lợi nhuận từ Ý sang cho Apple Ireland, một trong những quốc gia có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất Châu Âu. Liên minh Châu Âu cho rằng hành vi này là bất hợp pháp và Ireland phải loại bỏ các lỗ hổng trong quy định để ngăn ngừa hành vi chuyển tiền tương tự xảy ra.

Tại Mỹ, Apple cũng bị chính quyền "sờ gáy" vì lí do tương tự khi họ cho rằng Apple đã cố tình đưa các khoản doanh thu của mình ra nước ngoài. Trong khi đó, Cook cho rằng đó không phải là một ý tưởng tốt khi Apple phải chịu mức thuế 35% khi đưa số tiền này về nước, cao hơn rất nhiều quốc gia khác. Apple cùng nhiều doanh nghiệp khác từng kiến nghị các cơ quan quản lý tại Mỹ giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp xuống để hỗ trợ cho họ phát triển tại thị trường quê nhà.

Tuy nhiên, khả năng bị phạt của Apple tại Mỹ là không cao khi SEC (Cơ quan liên bang thực thi luật lệ chứng khoán của Mỹ) trước đây chưa tìm thấy sai phạm đáng kể nào trong hoạt động kinh doanh của Apple.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-02-2016

    Giá vàng thế giới tăng 13% từ đầu năm
    Cố vấn Tổng thống Putin muốn Google, Apple trả thêm thuế
    Nâng dự báo dư cung dầu thô toàn cầu
    Bất động sản 'tỉnh giấc'
    Giảm thủ tục trong lĩnh vực chứng khoán

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-02-2016

    Phong thủy kinh tế năm Khỉ
    Xuất khẩu cá cảnh của TP HCM đạt 11 triệu USD
    Chuyện lạ của cà phê hòa tan
    Khi 3.000 tỷ USD là chưa đủ
    “Địa chấn” ở Nhật Bản: Nikkei mất 900 điểm, lợi suất trái phiếu bằng 0

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-02-2016

    Trung Quốc sắp mất vị trí nước nhập khẩu bông lớn nhất thế giới về tay Việt Nam
    Xuất khẩu chè giảm do thiếu quy hoạch
    Không bao giờ dầu trở lại 100 USD/thùng?
    Iran không nhận tiền bán dầu bằng USD
    Nga cố gắng huy động vốn trên thị trường quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-02-2016

    Ngành Hải quan phấn đấu thu vượt 2,2% dự toán NSNN
    2016 và những thách thức ngổn ngang cho ngành dệt may
    Việt Nam cần thận trọng với "bẫy" lao động gia công, lắp ráp
    Vì sao xuất khẩu gạo tăng đột biến?
    Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ nhiều khởi sắc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-02-2016

    Nhu cầu vốn đầu tư công trong trung hạn cần hơn 10.975 tỷ đồng
    Động lực mới từ Nghị quyết đầu tiên của Chính phủ
    TPP là cơ hội để Việt Nam "lớn lên"
    Phút lặng của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
    Cải thiện môi trường kinh doanh: Không dừng lại!

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-02-2016

    Big C Thái Lan được bán với giá 3,5 tỷ USD
    Trung Quốc: Cảnh báo tình trạng "bong bóng" bất động sản
    "Ăn chắc, mặc bền" từ phân khúc nhà ở giá rẻ
    Ông Trần Ngọc Quang: BĐS Phú Quốc sẽ gặp nhiều thách thức
    Việt Nam xếp thứ 32 trong danh sách “những quốc gia tốt nhất”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-02-2016

    Kim ngạch xuất khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1,1 tỷ USD
    Chính phủ chỉ đạo chủ động dự báo diễn biến giá dầu
    Indonesia rà soát cuối kỳ về thuế chống bán phá giá thép cán nguội Việt Nam
    Morgan Stanley: Đừng mong giá dầu lên 70 USD trước năm 2018
    Việt Nam ký kết TPP mở ra cơ hội cho ngành nuôi cá tra

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối  07-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-02-2016

    Những trăn trở của vị "tư lệnh" ngành thanh tra
    AEC là một cơ hội
    Bộ Công Thương: Không “bỏ ngỏ” bất kỳ thị trường nào
    BVSC: Việt Nam tiếp tục hút vốn ngoại nhờ AEC và TPP
    Ấn Độ thẩm tra tại chỗ vụ chống bán phá giá gỗ tấm Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-02-2016

    Sập mỏ vàng ở Nam Phi, hơn 100 người bị chôn vùi
    Ngân hàng Quân đội mở room cho khối ngoại lên 20%
    Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt các ngân hàng nhà nước Zimbabwe
    Ngân hàng AIIB chính thức bổ nhiệm nhóm lãnh đạo cấp cao
    Sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, công nghiệp sao đạt tăng trưởng 10%?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-02-2016

    Tân Hiệp Phát bị đe dọa tung 1.000 chai nước có ruồi ra thị trường
    Tăng cường quản lý mặt hàng vôi, đá vôi xuất khẩu
    Đầu năm 2016, UBCKNN phạt kỷ lục 2 tỷ đồng vi phạm trên thị trường chứng khoán
    Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ TCty Lâm nghiệp Việt Nam - CTy cổ phần
    NHNN mua USD trở lại cho dự trữ ngoại hối