tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-11-2017

  • Cập nhật : 05/11/2017

Chúa đảo Tuần Châu làm Đại lộ ven sông đổi 5% đất TP.HCM: “Có thể trục lợi hàng trăm ngàn tỷ đồng!”

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Địa ốc Đất Lành, đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình với BizLIVE trước đề xuất của Tập đoàn Tuần Châu làm Đại lộ ven sông Sài Gòn.

 

ong nguyen van duc, pho giam doc cong ty dia oc dat lanh - anh: bizlive.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành - Ảnh: BizLIVE.

 

“Trước tiên tôi cho rằng hình thức BT là loại gian lận thương mại lớn nhất, trục lợi lớn nhất, có thể trục lợi hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ ở vụ này. Mình đâu biết người ta làm đường bao nhiêu tiền để đổi lấy một miếng đất quá lớn cũng không biết bao nhiêu tiền. Cho nên BT là một cái u nhọt phải loại bỏ, quan điểm của tôi từ trước tới nay là vậy, chấm dứt ngay dù cho BT một cái cống, cây cầu hay tuyến đường từ quận 1 đi Củ Chi”, ông Đực bày tỏ.

Theo ông, hai chuyện là khác nhau, không ai đi nhập nhằng chuyện đất và xây dựng hạ tầng. Ban đầu chúng ta chưa có kinh nghiệm, sao chép một phần của nước ngoài. Nhưng ở nước ngoài mọi chuyện minh bạch, công khai đấu thầu… trong khi chúng ta triển khai thì rất dễ bị trục lợi, kể cả đi làm từ thiện cũng trục lợi.

Ông Đực cho rằng, xây dựng là xây dựng, bản vẽ đem ra đấu thầu công khai. Tuyến đường Đại lộ ven sông Sài Gòn nếu được triển khai thì phải đem chia ra làm 10 gói thầu, 20 gói thầu… chứ không phải 1 gói thầu. Để mỗi doanh nghiệp làm một đoạn nhằm thi đua nhau về công tác chất lượng và tiến độ. Miếng đất cũng chia ra làm cả trăm gói thầu khác nhau chứ không chỉ 1 gói thầu.

Vị này dẫn chứng bán sỉ bao giờ cũng rẻ hơn bán lẻ. Thay vì bán 100 món hàng cho 1 người thì đương nhiên họ sẽ trả rẻ. Bây giờ bán lẻ 100 món hàng cho 100 người sẽ được giá hơn.

“Cho nên chuyện BT bây giờ phải tuyệt đối cấm và thành phố đã tạm thời dừng triển khai các dự án BT. Và làm Đại lộ ven sông Sài Gòn đề xuất theo hình thức BT cũng phải chấm dứt”, ông Đực chia sẻ quan điểm.

Trả lời câu hỏi nên hay không làm dự án đại lộ ven sông Sài Gòn vào lúc này, ông Đực cho rằng: “Cái nào ích nước lợi dân thì làm. Tùy theo nền tài chính của thành phố. Ví dụ thành phố nghĩ rằng bán 100 miếng đất đó đủ tiền để đầu tư xây dựng thì cũng nên làm để phát triển xã hội, còn nếu không đủ tiền làm thì thôi để đó 10 năm sau làm cũng không muộn”.

Đại lộ ven sông Sài Gòn là một trong các dự án lớn mà Tập đoàn Tuần Châu đề xuất được triển khai tại TP.HCM.

Đại lộ có chiều dài 59km, nối huyện Củ Chi về đến quận 1, từ điểm cầu Bến Súc (huyện Củ Chi) tới ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1), tổng mức đầu tư khoảng 63.500 tỷ đồng, đề xuất thực hiện theo hình thức BT.

Tập đoàn Tuần Châu đề xuất được phân bổ chi phí giải phóng mặt bằng, xây lắp, tư vấn, dự phòng với tổng giá trị là 57.568 tỷ đồng (chưa gồm lãi vay). Tập đoàn này đề xuất TP.HCM bố trí quỹ đất 12.398ha, tương đương 5% tổng diện tích TP.HCM (209.600 ha), gấp hơn 10 lần diện tích của quận 1 (gần 800ha).

Với vận tốc dự kiến 100km/h, khi dự án hoàn thành sẽ chỉ mất khoảng 20-30 phút di chuyển từ Củ Chi về trung tâm thành phố. Chủ đầu tư dự kiến hoàn thành dự án sau 18 tháng thi công.(Bizlive)
--------------------------

Ngành sản xuất Nhật nên tự nhìn lại mình sau quá nhiều bê bối

Chính phủ Nhật đang cân nhắc cải tổ quy trình kiểm tra sản phẩm, quy trình hiện nay vốn đang cho phép các doanh nghiệp có quá nhiều quyền tự quyết.

Hàng loạt những vụ việc vi phạm quy định kiểm tra sản phẩm bị phát hiện mới đây tại hai hãng ô tô Nissan và Subaru, trước đó là vụ việc gian dối số liệu sản phẩm tại Kobe Steel không khỏi khiến người ta đặt câu hỏi về thực trạng tuân thủ các quy định an toàn và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong ngành sản xuất Nhật.

Người ta không khỏi đặt câu hỏi về việc liệu sự chia tách hoàn toàn giữa bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất cũng như công nhân có phải nguyên nhân của vấn đề. Rõ ràng toàn ngành sản xuất Nhật cần phải tự nhìn nhận lại mình.

Tại hãng xe Mitsubishi Motors, những người công nhân phải nói dối về mức tiêu thụ nhiên liệu để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của nhà quản lý. Còn trong nhà máy của Kobe Steel, công nhân và nhà quản lý tại nhà máy đã gian dối số liệu về chất lượng sản phẩm để sản phẩm trông có vẻ như đáp ứng được tiêu chuẩn ngành và thời gian sản xuất.

Tại Nissan và Subaru, những kỹ thuật viên không đạt chuẩn được giao kiểm tra chất lượng ở khâu kiểm soát sản phẩm cuối cùng trước khi giao cho khách hàng, và như vậy họ không tuân thủ đúng các quy định của chính phủ.

Chủ tịch Nissan cho biết hãng xe sẽ hợp tác giải quyết vấn đề bằng cách tuyển dụng thêm các kỹ thuật viên đạt chuẩn, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ thừa nhận trước đây họ không có đủ kỹ thuật viên trong các dây chuyền sản xuất ô tô.

Đối với Subaru, sau khi thừa nhận việc sử dụng kỹ thuật viên không đủ chuẩn của chính phủ đã kéo dài đến 30 năm vẫn tuyên bố rằng các kỹ thuật viên đó đã trải qua quá trình đào tạo tại hãng, chính vì vậy họ có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các bài kiểm tra sản phẩm.

Tuy nhiên Subaru lại né tránh việc thừa nhận sai phạm khác, đó chính là những kỹ thuật viên đạt chuẩn cho những kỹ thuật viên không đạt chuẩn mượn dấu chứng nhận để đóng trên giấy kiểm tra sản phẩm cuối cùng, chính vì thế khi nhìn vào người ta chỉ thấy rằng sản phẩm đã được xác nhận bởi kỹ thuật viên đạt chuẩn.

Tất cả những vấn đề trên không khỏi khiến người ta đặt câu hỏi liệu quản lý của các doanh nghiệp có nắm được những gì đang diễn ra tại nhà máy của họ không. Những quản lý cấp cao nhất quyết định về việc giới thiệu những sản phẩm mới và có khả năng cạnh tranh cao để đáp ứng cho nhu cầu khách hàng. Họ cũng đảm bảo cho nhà máy sản xuất có đủ nhân lực có trình độ và thiết bị.

Thế nhưng điều đó không đủ, khi những vấn đề kiểu như qua trình kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng có vấn đề, họ cần phải tìm hiểu sát sao xem vấn đề thực sự phát sinh từ đâu ra. Họ phải xem xét lại quy trình quản lý ở từng khâu và đầu tư thêm nếu cần thiết để những người làm đỡ áp lực hơn trong quá trình sản xuất. Và không chỉ riêng công ty nào, tất cả các công ty sản xuất cần phải tự điều chỉnh lại mình.

Những thiệt hại liên quan đến chất lượng sản phẩm, ví như sai phạm trong tuân thủ quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất gây ra nhiều hậu quả tồi tệ.

Trong trường hợp Nissan, dù chủ tịch hãng đã thừa nhận sai sót từ đầu tháng Mười, nhưng hãng vẫn phải ngừng sản xuất tại tất cả các nhà máy trong nhiều tuần, thu hồi 1,2 triệu sản phẩm có lỗi trong quá trình kiểm tra. Doanh số bán xe tháng Mười của hãng giảm khoảng 50%.

Subaru phải thu hồi 250 nghìn xe ô tô với chi phí 5 tỷ yên. Dù các hãng xe khác cho biết họ không gặp vấn đề gì trong hệ thống kiểm tra, những vấn đề tại Nissan và Subaru khiến người ta không khỏi hoài nghi về vấn đề tuân thủ và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong ngành ô tô.

Theo Kobe Steel, hơn 80% trong số 500 khách hàng của Kobe Steel có tiếp nhận sản phẩm có sai sót về chất lượng sản phẩm đã xác nhận cho độ an toàn của sản phẩm. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi hậu quả. Một số khách hàng đã yêu cầu hãng phải đổi sản phẩm hoặc hủy đơn hàng với hãng.

Công ty đã phải điều chỉnh dự báo lợi nhuận của cả năm nay và thậm chí chưa dám công bố ước tính thiệt hại sẽ lên đến mức độ nào. Những tổn thất liên quan đến uy tín của hãng sẽ chưa thể được biết đến ở hiện tại.

Đối với vấn đề vi phạm quy trình kiểm tra chất lượng tại Subaru hay Nissan, chính phủ Nhật đang cân nhắc cải tổ quy trình kiểm tra sản phẩm, quy trình hiện nay vốn đang cho phép các doanh nghiệp có quá nhiều quyền tự quyết.(DDĐT)
--------------------------

Bitcoin lên giá khủng, nhưng chưa thể là hệ thống thanh toán toàn cầu

Dù tiền ảo bitcoin được thiết kế để là lựa chọn tốt hơn các hệ thống thanh toán truyền thống, song nó đang trở thành loại tài sản bị lạm phát nhanh, không phải là hệ thống thanh toán nhanh, hữu dụng.

 

bitcoin gay ra con sot gia, nhung chua the tro thanh dong tien ao nhu satoshi nakamoto mong muon. anh: reuters

Bitcoin gây ra cơn sốt giá, nhưng chưa thể trở thành đồng tiền ảo như Satoshi Nakamoto mong muốn. ẢNH: REUTERS

 

Theo Russia Today, đây là đánh giá của ngân hàng Merrill Lynch thuộc Bank of America. Đồng tiền ảo phổ biến nhất thế giới đang có giá hơn 7.000 USD và có giá trị vốn hóa thị trường 121 tỷ USD. Hôm 3/11, bitcoin cán mốc 7.454,04 USD và hiện có giá trị vốn hóa cao hơn cả McDonald’s, công ty trị giá 106 tỷ USD, theo báo cáo của PwC.

Dù vậy khi phát minh ra bitcoin, nhà sáng lập Satoshi Nakamoto viết trong bản tham luận rằng ông tạo ra bitcoin để nó trở thành đồng tiền hoạt động trực tuyến và trở thành hệ thống thanh toán. Bitcoin đang gặp vấn đề với kỳ vọng này. Giới phân tích tại Merrill Lynch ước tính chi phí giao dịch bitcoin và cho biết vào quý 1/2017, phí giao dịch tiền ảo là 2,4 USD/giao dịch, tăng mạnh từ mức 0,024 USD hồi quý IV/2016.

“Một trong những lý do phải có phí giao dịch là vì kích thước giao dịch càng lớn, càng cần nhiều năng lượng và thời gian để các thợ mỏ đào bitcoin kiểm chứng dữ liệu. Phí giao dịch bitcoin không được quy định nghiêm ngặt như trong ngành ngân hàng thông thường, song nếu bạn không tính phí một cách phù hợp thì giao dịch của bạn sẽ không được các thợ mỏ xử lý”, giới phân tích cho biết.

Thêm vào đó, hoạt động của bitcoin chậm lại đáng kể. Bank of America ước tính nếu có 300.000 giao dịch mỗi ngày thì thời gian chờ đợi cho mỗi giao dịch trung bình là 10 phút. So với Visa, hãng có khả năng xử lý 2.000 giao dịch mỗi giây và tối đa là 56.000 giao dịch mỗi giây, bitcoin chậm hơn nhiều.

“Hãy tưởng tượng 20.000 giao dịch bán lẻ được xử lý mỗi giây, nó sẽ mất khoảng 100 phút để một giao dịch được xử lý trên hệ thống blockchain của bitcoin”, giới phân tích cho hay thêm. Dù khen công nghệ đằng sau bitcoin, các nhà phân tích vẫn kết luận rằng đến nay, bitcoin chưa làm được nhiều như kỳ vọng ban đầu là trở thành đồng tiền điện tử không thông qua trung gian.(Thanhnien)
------------------------

Lợi nhuận Qualcomm giảm gần 90% vì “chiến tranh” với Apple

Cuộc chiến pháp lý giữa Qualcomm và Apple đã khiến hãng chip giảm nghiêm trọng về mặt lợi nhuận trong quý IV/2017.

Lợi nhuận Qualcomm giảm gần 90% vì “chiến tranh” với Apple

Cuộc chiến pháp lý với Apple ảnh hưởng lớn đến Qualcomm.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2017 vừa được công bố, Qualcomm đã có doanh thu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu vượt dự đoán của phố Wall. Cụ thể, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của hãng vi xử lý này là 92 cent, vượt mức so với kỳ vọng 81 cent. Doanh thu của hãng cũng đạt 5,96 tỷ USD, cao hơn so với 5,8 tỷ USD dự kiến nhưng thấp hơn so với 6,2 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lợi nhuận của Qualcomm lại không như mong đợi, khi giảm tới 89,5%, xuống còn 168 triệu USD. Hãng thừa nhận kết quả này do "ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến pháp lý với Apple và các đối tác".

Theo CNBC, cổ phiếu của Qualcomm vẫn ổn định sau báo cáo tài chính quý IV/2017. Tuy nhiên, trên thực tế cổ phiếu của hãng đã sụt giảm hồi đầu tuần, sau khi có thông tin Apple chuyển hướng hợp tác với MediaTek do không tìm được tiếng nói chung với hãng chip Mỹ.

Trước đó, Qualcomm đã cáo buộc Apple sử dụng sáng chế của hãng trái quy định, yêu cầu công ty Cupertino (Mỹ) không bán iPhone tại Mỹ, cũng như ngăn chặn sản xuất và bán iPhone tại Trung Quốc. Apple cũng không vừa khi cáo buộc Qualcomm độc quyền và yêu cầu bồi thường 1 tỷ USD.

Apple sẽ công bố báo cáo tài chính quý IV/2017 trong vài ngày tới. Theo 9to5mac, việc kiện tụng với Qualcomm nhiều khả năng sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hãng.(Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục