tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-11-2017

  • Cập nhật : 04/11/2017

7 nhóm chính sách phát triển kinh tế tại các đặc khu kinh tế

Sáng ngày 3/11, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo Chính sách phát triển kinh tế xã hội tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. 

quang canh hoi thao chinh sach phat trien kinh te xa hoi tai don vi hanh chinh kinh te dac biet. anh: h.a.

Quang cảnh hội thảo Chính sách phát triển kinh tế xã hội tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Ảnh: H.A.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cho biết, thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, trong tháng 10, Chính phủ đã trình Quốc hội luật này. Theo chương trình, ngày 10/11 tới đây, đại diện Chính phủ sẽ trình bày báo cáo ở Quốc hội. Ngày 22/11 Quốc hội sẽ thảo luận và cho ý kiến lần đầu. Sau đó, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội vào kỳ họp tới.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung, Ban soạn thảo và Chính phủ dự kiến trình 4 nhóm vấn đề: nhóm 1 liên quan đến tên, phạm vi đối tượng của Luật; nhóm 2 liên quan đến Chính quyền của đặc khu; nhóm 3 về vấn đề tư pháp (tòa án, viện kiểm soát, cơ quan thi hành án, quân đội, công an…) và nhóm 4 là những vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế. Gần 2 năm qua, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã tổ chức nhiều hội thảo về nội dung này và hội thảo ngày hôm nay chủ yếu tập trung vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Về nguyên tắc, Luật Các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt cần làm rõ những điểm đặc biệt về hành chính, tư pháp, kinh tế của đặc khu là gì. Theo yêu cầu, luật phải có tính vượt trội, không chỉ so với lĩnh vực khác trong nước, mà phải vượt trội so với quốc tế, có khả năng cạnh tranh và mang tính đột phá.

“Yêu cầu đối với các đặc khu kinh tế là phải đảm bảo tính vượt trội, cởi mở, thông thoáng nhưng đi vào cụ thể thì không đơn giản, vì phải làm rõ chính quyền như thế nào là vượt trội, chính sách như thế nào là có khả năng cạnh tranh quốc tế”, Thứ trưởng Trung nói. 

Trong quá trình phát triển, chúng ta có kinh nghiệm nhất định trong phát triển mô hình đặc khu của mấy chục năm từ Bà Rịa, Hòn Gai, kinh tế mở Chu Lai, các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu... Tuy nhiên, những mô hình này có chính sách nổi trội hơn so với vùng, địa phương khác chứ chưa so được với quốc tế. 

Theo Thứ trưởng Trung, việc thành lập các đặc khu kinh tế hiện nay là rất muộn nếu tính từ thời điểm Hiến pháp năm 1992, khi lần đầu tiên đặc khu kinh tế được nhắc tới. Trong thời gian đó, thế giới đã đi những bước dài, trong khi GDP của VIệt Nam hiện nay vào khoảng 225 tỷ USD, nhỉnh hơn doanh thu của Samsung một chút và bằng GDP của một tỉnh trung bình của Nhật Bản. 

Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh, thể chế là nguyên nhân trực tiếp đưa đến sự phát triển của các đặc khu và hi vọng luật có sự đột phá về thể chế mà trong khung Hiến pháp cho phép.

Về chính sách phát triển kinh tế xã hội tại các đặc khu kinh tế, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay liên quan đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại các đặc khu kinh tế có 7 nhóm chính sách cụ thể, gồm: chính sách và thủ tục đầu tư kinh doanh; chính sách tiếp cận đất đai, thế chấp tài sản trên đất và sở hữu nhà ở; chính sách xây dựng két cấu hạ tầng và thực hiện các chính sách đặc thù;  chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất; chính sách phát triển các ngành dịch vu, du lịch; thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và một số chính sách khác. (Baohaiquan)
-------------------------

Sự thật việc Việt Nam thất thu 170 tỷ USD do chuyển giá

Những ngày qua một số báo dẫn phát biểu của Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), nói tổ chức Oxfam tính Việt Nam thất thu mỗi năm khoảng 170 tỷ USD do chuyển giá. Thực hư của con số này ra sao?

 

170 ty usd la uoc tinh so tien that thu ngan sach hang nam do chuyen gia cua tat ca cac quoc gia dang phat trien cong lai. anh: nhu y.

170 tỷ USD là ước tính số tiền thất thu ngân sách hàng năm do chuyển giá của tất cả các quốc gia đang phát triển cộng lại. Ảnh: Như Ý.

 

Con số 170 tỷ USD rất lớn, tương đương số vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào Việt Nam trong 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài. Con số này cũng gần bằng GDP Việt Nam 2016 (hơn 202 tỷ USD). Thậm chí, con số trên cao hơn cả nợ công Việt Nam tới hết năm 2015 (hơn 118 tỷ USD).

Tuy vậy, chuyên gia thuế toàn cầu Susana Ruiz của Oxfam cho biết, 170 tỷ USD là ước tính số tiền thất thu ngân sách hàng năm của tất cả các quốc gia đang phát triển do hoạt động chuyển giá, trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia gây ra. 

“Đây không phải khoản thất thu ngân sách của riêng Việt Nam, mà của tất cả các nước có mức thu nhập tương đương Việt Nam”, bà Susana nói.

Theo Oxfam, dòng tiền tại các thiên đường thuế ước tính khoảng 2.000-3.200 tỷ USD, bằng GDP của Mỹ và Trung Quốc cộng lại. Trong đó, có 65% là doanh nghiệp lạm dụng để tránh thuế, 30% là hành vi phạm tội và 5% là tiền tham nhũng.

Theo đó, thay vì việc phải chi trả phần thuế có nghĩa vụ phải trả tại những nơi diễn ra các hoạt động thực tế (như ở Việt Nam là 20-25%), những công ty đa quốc gia ngụy tạo việc chuyển lợi nhuận đến các thiên đường thuế.

Tại đây, họ chỉ phải chi trả thuế suất dưới 1%, thậm chí 0%. Thậm chí, các công ty đa quốc gia thực hiện chuyển giá, cho vay trong nội bộ tập đoàn, và ghi nhận chi phí tăng tại các tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, bằng sáng chế... để hoạch toán giảm lợi nhuận.

Oxfam tính toán, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đến từ các thiên đường thuế càng ngày càng thường xuyên hơn, tăng 47% chỉ trong vòng một năm. Một số thiên đường thuế đang tăng đầu tư vào Việt Nam được tổ chức này liệt kê như: Singapore, BVI, Jersey, Luxembourg, Quần đảo Cayman hoặc Bermuda…(Tienphong)
---------------------------

Bitcoin cán mốc 7.000 USD, có phải bong bóng tiền số sắp vỡ tung?

Theo số liệu của Market Insider, đồng tiền số nóng nhất trên thị trường đã có lúc chạm mức 6.916 USD trong buổi chiều ngày hôm nay. Trên sàn GDAX, bitcoin thậm chí có lúc tăng lên 7087 USD.

 

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

 

Vào lúc 2 giờ chiều nay, bitcoin đã thổi bay mốc 6.900 USD, trong khi trước đó Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC) vừa cảnh báo nhà đầu tư về hiệu ứng nổi tiếng (celebrity endorsements) - chiêu bài marketing sử dụng người nổi tiếng của các dự án ICO.

Theo số liệu của Market Insider, đồng tiền số nóng nhất trên thị trường đã có lúc chạm mức 6.916 USD trong buổi chiều ngày hôm nay. Đà tăng này được cho là dư âm của thông tin phát hành sản phẩm phái sinh liên quan đến bitcoin mà ông trùm các sàn giao dịch CME đưa ra trong ngày hôm qua. Kể từ đầu năm đến nay, bitcoin đã tăng 550%.

 Bitcoin cán mốc 7.000 USD, có phải bong bóng tiền số sắp vỡ tung? - Ảnh 1.

Khoảnh khắc bitcoin chạm đỉnh 6.938 USD trên sàn Bitfinex.

 Bitcoin cán mốc 7.000 USD, có phải bong bóng tiền số sắp vỡ tung? - Ảnh 2.

Trên GDAX, bitcoin thậm chí còn đạt mức 7.087 USD.

Điều đặc biệt là, trong khi bitcoin chỉ tăng 100 USD trong ngày hôm qua - thời điểm cộng đồng bitcoin đón tin vui từ CME và bất chấp SEC đưa ra cảnh báo về phương thức gọi vốn bằng ICO vào sáng nay, giá của đồng tiền này vẫn tăng đến 400 USD chỉ trong một phiên.

Theo dữ liệu từ Autonomous NEXT, kể từ đầu năm đến nay các startup đã kêu gọi được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư thông qua hoạt động ICO.

Vài tháng gần đây, các nhân vật nổi tiếng cũng xuất hiện nhiều hơn trên thị trường gọi vốn. Từ vận động viên quyền anh Floyd Mayweather đến Paris Hilton, những cái tên chẳng mấy liên quan nhưng cũng làm gương mặt đại diện cho các dự án ICO. Chính vì vậy mà trong ngày hôm qua, SEC đã phải thông báo rằng có người nổi tiếng quảng cáo không có nghĩa là những dự án đó tốt.

"Những người nổi tiếng, từ ngôi sao điện ảnh đến vận động viên chuyên nghiệp, có thể xuất hiện trên TV, radio và truyền thông đại chúng, quảng cáo cho rất nhiều sản phẩm và dịch vụ - đôi khi cả cơ hội đầu tư. Nhưng sự có mặt của một người nổi tiếng trong dự án không có nghĩa đó là khoản đầu tư hợp pháp hoặc phù hợp với tất cả nhà đầu tư. Việc đưa ra một quyết định đầu tư chỉ vì có người nổi tiếng nói rằng sản phẩm đó hoặc dịch vụ đó tốt không bao giờ là một ý tưởng hay", SEC tuyên bố.

Phía SEC cũng cho biết một số người nổi tiếng còn chưa biết thế nào là cơ hội đầu tư hoặc thậm chí không biết gì về dự án mà họ quảng cáo.

"Nhà đầu tư nên biết rằng những người nổi tiếng có thể xuất hiện không thiên vị, nhưng cũng có thể làm việc vì được trả tiền. Quyết định đầu tư không nên dựa trên sự chứng thực của một cá nhân nào đó. Những người nổi tiếng thường không có đủ kinh nghiệm để bảo đảm rằng dự án này là một cơ hội đầu tư đúng đắn và hợp pháp".

Một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc đã cấm phát hành ICO bởi các startup thường sử dụng cách này để thu hút vốn nhanh chóng mà không cần công bố thông tin dự án cho nhà đầu tư. Thời điểm chính phủ cấm ICO hồi tháng 9, bitcoin và toàn bộ thị trường tiền số giảm mạnh.

Lần đầu tiên, SEC đưa ra chỉ dẫn cho nhà đầu tư về ICO là vào tháng 7. Phía này nói này ICO có thể coi là một dạng chứng khoán và được kiểm soát bởi các quy định, luật pháp tương tự như chứng khoán.(CafeF)
------------------------

Ngân hàng tiếp tục mua ròng ngoại tệ từ khách hàng

Hiện nay, thị trường ngoại tệ trong nước đã có bước phát triển đáng kể, do vậy, bên cạnh việc thực hiện giao dịch truyền thống là mua/bán ngoại tệ giao ngay, Ngân hàng Nhà nước triển khai giao dịch kỳ hạn với các tổ chức tín dụng để bổ sung công cụ cho các thành viên trên thị trường.

 

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

 

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thanh khoản thị trường tốt, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) mua ròng ngoại tệ từ khách hàng; các nhu cầu hợp lý, hợp pháp của tổ chức, cá nhân về ngoại tệ đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

Hiện nay, thị trường ngoại tệ trong nước đã có bước phát triển đáng kể, do vậy, bên cạnh việc thực hiện giao dịch truyền thống là mua/bán ngoại tệ giao ngay, NHNN triển khai giao dịch kỳ hạn với các TCTD để bổ sung công cụ cho các thành viên trên thị trường.

NHNN thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn, trên cơ sở cân nhắc diễn biến lãi suất, tỷ giá, sẽ hỗ trợ các TCTD chủ động hơn trong việc cân đối dòng tiền (bao gồm cả cân đối dòng tiền phục vụ tín dụng) và có thêm lựa chọn trong việc bán ngoại tệ cho NHNN, từ đó khuyến khích TCTD bán ngoại tệ cho NHNN để tăng dự trữ ngoại hối.

Cùng với việc mua kỳ hạn, NHNN giảm tỷ giá mua ngoại tệ trên cơ sở cân nhắc phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Cung cầu thị trường ngoại tệ trong nước những tháng gần đây khá thuận lợi: cán cân thương mại từ tháng 7 trở lại đây liên tục xuất siêu, trong đó tháng 8 và tháng 9 xuất siêu ở mức cao (lần lượt 1,58 tỷ USD và 1,1 tỷ USD); các dòng vốn nước ngoài FDI, FII, kiều hối tiếp tục thuận lợi.

Trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, trạng thái ngoại tệ của các TCTD ở mức dương cao, vì vậy để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, NHNN giảm tỷ giá mua ngoại tệ kết hợp với thực hiện mua kỳ hạn để khuyến khích các TCTD sớm bán ngoại tệ cho NHNN.

Đồng thời, trên thị trường quốc tế, mặc dù USD có diễn biến tăng giá sau cuộc họp của Fed từ 20/9 đến nay, tuy nhiên nếu so với cuối năm 2016 thì tính đến ngày 6/10, USD thế giới đã giảm giá trên 8%; VND đang giảm giá với hầu hết đồng tiền các đối tác thương mại.

Do vậy, các chuyên gia trong ngành đánh giá, việc NHNN giảm tỷ giá mua là phù hợp với diễn biến trên thị trường quốc tế, đồng thời mức giảm được cân nhắc phù hợp với mặt bằng chung thị trưởng để vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Trong một đánh giá mới đây của hãng tin Bloomberg về mức độ ổn định tiền tệ của một số đồng tiền thuộc khu vực châu Á, Việt Nam đồng (VND) được nhận định là đồng tiền thuộc nhóm ổn định nhất ở châu Á.

Bloomberg đưa ra nhận định này dựa trên phân tích về biến động của đồng tiền Việt Nam trong những tháng liên tiếp gần đây. Các chuyên gia trong nước thì cho rằng, sự ổn định sẽ còn được duy trì đến hết năm nhờ những yếu tố tích cực của nền kinh tế.

Theo những số liệu mà Bloomberg đưa ra, có thể thấy đường đi của VND so với USD kể từ đầu năm đến nay tương đối bằng phẳng. Biến động có chăng chỉ xảy ra ở những tháng đầu năm do yếu tố thời vụ.

Quan sát những số liệu này, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho rằng, ông cũng có nhận định trùng khớp với Bloomberg với 2 lý do căn bản: Thứ nhất, NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng tỷ giá trung tâm và qua đó tỷ giá cũng ổn định hơn.

Về cầu nhập siêu kiểm soát tốt hơn, 9 tháng thì nhập siêu ở mức 0,44 tỷ USD, trong khi đó nguồn cung lại rất dồi dào ở cả khía cạnh giải ngân FDI, ODA, kiều hối và khách quốc tế đến Việt Nam tăng 28%.

Thứ hai, theo con số chính xác mà Ngân hàng Thế giới (WB) mới công bố cho chúng ta biết, kiều hối của Việt Nam năm 2016 là 13,4 tỷ USD, tăng khoảng 3% so với năm 2015. Dự báo kiều hối năm nay sẽ tăng ở mức khoảng 5-7%, như vậy, mức kiều hối về Việt Nam năm 2017 dự kiến sẽ vượt con số 14 tỷ USD và Việt Nam tiếp tục là 1 trong 15 nước dẫn đầu về kiều hối.

Cùng chung nhận định về sự ổn định giá trị của đồng Việt Nam, ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh doanh, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, cũng cho rằng, dòng vốn nước ngoài rút ra khỏi các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan khá mạnh trong khi tại Việt Nam lại không phải chịu hiện tượng rút vốn ồ ạt của nước ngoài.

Trái lại, Việt Nam lại thu hút được thêm đầu tư nước ngoài, kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán. Qua 9 tháng năm 2017, riêng đầu tư vào mua cổ phần và cổ phiếu đã lên tới 4,2 tỷ USD, cao gấp 3 lần năm 2016. Đây cũng là nhờ vào chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam rất ổn định.

Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam - ông Phạm Hồng Hải cũng nhận định, hiện VND là đồng tiền có tính ổn định nhất trong khu vực, nên HSBC cũng nhận thấy, không có áp lực gì lớn lên tỷ giá trong năm nay.

Với những thành công trong điều hành lãi suất, tỷ giá thời gian qua đã góp phần tăng niềm tin của nhà đầu tư với môi trường đầu tư và chính sách vĩ mô của Việt Nam, đồng thời giúp nâng hạng hệ thống ngân hàng.

Trong báo cáo mới công bố hôm 31/10, Moody's Investors Service đã nâng triển vọng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” trong vòng 12-18 tháng tới, qua đó phản ánh kỳ vọng tăng trưởng kinh tế tươi sáng và bức tranh tích cực đối với các ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm.(Bizlive)

Trở về

Bài cùng chuyên mục