tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-03-2016

  • Cập nhật : 05/03/2016

Quỹ phòng hộ châu Á: "Đừng mua chứng khoán Trung Quốc, hãy mua của Việt Nam"

Trái ngược với triển vọng kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, tiêu dùng nội địa và đầu tư nước ngoài gia tăng là những nhân tố thúc đẩy nhà đầu tư rót tiền vào Việt Nam.

Một quỹ phòng hộ ở Châu Á đã tận dụng sự hỗn loạn của TTCK Trung Quốc trong năm ngoái và đã thắng đậm nhờ bán khống. Năm nay quỹ này vẫn tỏ ra bi quan về nền kinh tế lớn nhất Châu Á và tin rằng những cơ hội đầu tư tốt nhất sẽ đến từ Việt Nam và Philippines.

Deng Jiewen, giám đốc quỹ FengHe Asia Fund, cho biết các nền kinh tế Đông Nam Á đang hiệu quả hơn Trung Quốc trong việc thúc đẩy tiêu dùng nội địa và thu hút đầu tư nước ngoài. Quỹ này có trị giá 65 triệu USD và đã tăng 20% trong năm ngoái bất chấp chứng khoán Châu Á lao dốc.

FengHe, có nghĩa là “rủi ro và lợi nhuận” trong tiếng Quan Thoại, là một trong số ít các quỹ phòng hộ đang tranh thủ đầu tư vào các thị trường nhỏ hơn ở Châu Á khi triển vọng kinh tế của Trung Quốc trở nên ảm đạm.

“Chúng tôi rất lạc quan về kinh tế Việt Nam và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp ở đây”, Deng nói. “Philippines thì có cấu trúc kinh tế và nhân khẩu học vững vàng. Nước này đang trở nên thân thiện hơn với vốn đầu tư nước ngoài.”

Nếu đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2016 mà chính phủ đã đề ra, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhờ vào lực cầu nội địa và đầu tư nước ngoài gia tăng. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua thêm 100 triệu USD cổ phiếu của các công ty Việt Nam trong năm 2015, đánh dấu năm thứ 10 liên tiếp có dòng vốn ngoại đổ vào trong khi các thị trường khác ở Châu Á lại đang chứng kiến dòng vốn tháo chạy. Ở Philippines, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng 16,4% lên 464 triệu USD trong tháng 11 năm ngoái, nâng tổng vốn đầu tư trong 11 tháng đầu năm lên 5,5 tỷ USD.

Theo công ty cung cấp dữ liệu Eurekahedge, trong một năm qua, FengHe được xếp vào nhóm 2% dẫn đầu trong 188 quỹ đầu tư ở Châu Á (không tinh Nhật Bản). Quỹ này cũng không miễn nhiễm với tình trạng mất tiền vào đầu năm nay do chứng khoán toàn cầu lao dốc vì giá dầu sụt giảm, biến động tiền tệ và làn sóng hạ xếp hạng tín dụng. Quỹ đã mất 3,8% giá trị trong tháng 1 khi chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 8%, xuống mức thấp nhất trong 3 năm.

Quỹ FengHe được điều hành bởi công ty quản lý tài sản F&H Fund Management do John Wu, cựu giám đốc kỹ thuật của tập đoàn Alibaba sáng lập. Quỹ này thường đầu tư vào các lĩnh vực có nền tảng cơ bản vững mạnh trong dài hạn như du lịch, năng lượng sạch, y tế và tiêu dùng ở thị trường Châu Á.

Chỉ số VN Index hiện đang được giao dịch ở mức gấp 1,7 lần tài sản ròng, gần thấp nhất 3 năm sau khi giảm 1,5% vào đầu năm nay. VN Index đã tăng trong 4 năm liên tiếp tính đến năm 2016. Theo dữ liệu của Bloomberg, lợi nhuận của sàn chứng khoán Philippine dự kiến tăng 22% trong 12 tháng tới.

Chứng khoán Trung Quốc đã kéo dài chuỗi mất điểm trong năm nay, khi chỉ số Shanghai Composite tụt xuống mức thấp nhất 14 năm vào 28/1 do các dấu hiệu cho thấy sự giảm tốc của nền kinh tế nước này đang trở nên trầm trọng hơn. Morgan Stanley cho biết cổ phiếu của các công ty thuộc chỉ số trên có thể đạt lợi nhuận trung bình 3% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 5%.

“Hầu hết nhà đầu tư nhận định rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc đang được định giá rẻ hơn trước. Nhưng tăng trưởng lợi nhuận cũng sẽ giảm ở đa số các lĩnh vực”, Deng nói.

Chính phủ Trung Quốc đã nâng số tiền ký quỹ bắt buộc đối với các giao dịch chứng khoán kỳ hạn, buộc các nhà môi giới phải hạn chế cho vay. Cảnh sát cũng đã tăng cường các cuộc điều tra chống bán khống chứng khoán.

Deng đã giảm số cổ phiếu nắm giữ của các công ty Trung Quốc trước tháng 6 năm ngoái khi thị trường chứng khoán nước này lao dốc. Quỹ cũng đã bán khống cổ phiếu Trung Quốc ở Hồng Kông trong năm ngoái. Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng China Enterprises đều đã giảm hơn 40% kể từ mức đỉnh trong năm ngoái.


Tập đoàn Gazprom của Nga nhận khoản vay hơn 2 tỷ USD của Trung Quốc

Ngân hàng Trung Quốc (BOC) - một trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Trung Quốc, sẽ cho Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga vay 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD) với thời hạn 5 năm.

dai dien tap doan gazprom va doi tac trung quoc ky ket thoa thuan hop tac duoi su chung kien cua tong thong nga putin va chu tich trung quoc tap can binh. (nguon: afp/ttxvn)

Đại diện tập đoàn Gazprom và đối tác Trung Quốc ký kết thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Đây là thỏa thuận vay lớn nhất của Gazprom với một tổ chức tín dụng nước ngoài. Thông tin này đã được phía Nga xác nhận ngày 3/3.

Trong những năm qua do nhu cầu tiêu thu năng lượng tăng mạnh, Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ USD ra nước ngoài để giúp các nước khác phát triển nguồn tài nguyên khí đốt để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hồi tháng 5/2014, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) cũng đã ký thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD mua khí đốt của Gazprom trong thời hạn 30 năm.

Theo hợp đồng này, phía Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí mỗi năm.

Tuy các khách hàng tại châu Âu, đặc biệt là Ðức và Italy đã có mối quan hệ thương mại lâu dài với Gazprom, nhưng Nga sẽ khó giữ thị phần tại khu vực này vì các nước Trung Âu, vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp khí của Nga, nay đang tăng tốc tìm nguồn cung mới và năng lượng thay thế.

Chính vì vậy, Nga cũng đang chuyển hướng sang châu Á để chứng tỏ không lệ thuộc vào thị trường châu Âu về năng lượng.


Giá bất động sản sẽ tăng nếu ngân hàng nhà nước siết tín dụng

gia bat dong san se tang neu ngan hang nha nuoc siet tin dung

Giá bất động sản sẽ tăng nếu ngân hàng nhà nước siết tín dụng


Nếu ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 36 sửa đổi siết một phần vốn vào thị trường bất động sản, nó sẽ ảnh hưởng ngay lập tức trong ngắn hạn đối với thị trường, giá nhà ở trong năm nay sẽ có biến động theo hướng tăng do lãi suất cho vay BĐS có khả năng sẽ tăng.

Ông Stephen Wyatt – Tổng giám đốc công ty JLL Việt Nam, nhận định rằng chúng ta đang trong giai đoạn đầu của sự phục hồi của thị trường bất động sản sau nhiều năm khó khăn và vì thế vẫn còn hơi sớm để bắt đầu đưa ra các biện pháp làm “hạ nhiệt” thị trường.

Trả lời trong buổi giao lưu trực tuyến của báo Tuổi Trẻ diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Phạm Quốc Thanh - Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP HDBank cho biết, nếu dự thảo này được ban hành, tốc độ phát triển của thị trường BĐS có thể chậm lại so với giai đoạn trước đó do nguồn vốn tài trợ từ trực tiếp ngân hàng vào các dự án sẽ bị hạn chế. Kể cả nguồn vốn huy động từ người mua nhà mà phần lớn cũng xuất phát từ tín dụng của ngân hàng cũng sẽ bị suy giảm.

Nhận định chung từ các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp địa ốc về việc sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy khách hàng và nhà đầu tư bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất khi ngân hàng siết vốn vào BĐS theo dự thảo sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, nhiều khả năng lãi suất cho vay sẽ cao, giá bất động sản tăng, vay mua nhà sẽ khó khăn, từ đó nhu cầu đầu tư mua đi bán lại sẽ giảm sút gây khó khăn cho thị trường.

Theo ông Lê Hữu Nghĩa, tổng giám đốc công ty địa ốc Lê Thành, cũng cho rằng nếu ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 36 sửa đổi siết một phần vốn vào thị trường bất động sản, nó sẽ ảnh hưởng ngay lập tức trong ngắn hạn đối với thị trường. Các chủ đầu tư sẽ khó vay vốn hơn, đồng thời những người mua bất động sản để kinh doanh cũng sẽ khó vay vốn hơn từ đó nhu cầu đầu tư mua đi bán lại sẽ giảm sút gây khó khăn cho thị trường.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu đưa ra dự báo, lãi suất cho vay BĐS trong thời gian tới nếu việc sửa đổi Thông tư 36 được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho các nhà kinh doanh và đầu tư BĐS và cả người mua vì giá BĐS có thể sẽ tăng và việc vay vốn ngân hàng sẽ bị hạn chế.

Còn theo ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc công ty Đầu tư và phát triển bất động sản EZ Việt Nam, việc siết tín dụng vào bất động sản chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường và chung quy lại mọi thiệt hại sẽ đổ lên đầu khách hàng.

"Chủ đầu tư sẽ tăng giá bán để dùng phần đó trả lãi suất cho ngân hàng. Sau đó ngân hàng sẽ chạy những chương trình cho khách hàng vay với lãi suất rẻ nhưng thực ra khách hàng vẫn là người phải trả hết phần chênh lệch lãi suất cao đó cho chủ đầu tư", ông Toản cho biết.

Cùng chung nhận định trên, đại diện một doanh nghiệp BĐS khác cũng cho biết giá bất động sản trong thời gian tới chắc chắn có nhiều biến động, có khả năng phải tăng nếu Thông tư 36 sửa đổi của NHNN vẫn được ban hành. Khi các ngân hàng siết chặt tín dụng vào bất động sản thì các chủ đầu tư và khách hàng sẽ phải tự điều chỉnh hay nói cách khác là sự điều tiết giữa cung và cầu.

"Tôi cho rằng nếu có một biện pháp hạ nhiệt nhẹ nhàng giúp giảm bớt tín dụng một cách hợp lý thì đó sẽ là điều tốt giúp duy trì sự phát triển ổn định của thị trường bất động sản. Thông tư 36 được đưa ra có mục đích chính là cố gắng giảm thiểu rủi ro cho thị trường bất động sản. Do đó, theo tôi, chúng ta không thể đưa ra một sự điều chỉnh cụ thể nào từ Thông tư 36 nhưng chúng ta có thể dựa vào tình hình của từng cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư cụ thể để áp dụng thông tư 36 theo cách phù hợp nhất", ông Wyatt phân tích.


Doanh nghiệp địa ốc lo lắng “vỡ trận” trước dự thảo siết van tín dụng

doanh nghiep dia oc lo lang “vo tran” truoc du thao siet van tin dung

Doanh nghiệp địa ốc lo lắng “vỡ trận” trước dự thảo siết van tín dụng

Làm địa ốc thì nguồn vốn phụ thuộc lớn nhất là các ngân hàng thương mại. Trong khi thị trường đang có tín hiệu phục hồi mạnh, nếu các cơ quan quản lý siết van tín dụng một cách đột ngột thì doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn.

Đối với chủ đầu tư sẽ khó tiếp cận nguồn vốn vay, đồng thời lãi suất vay sẽ cao hơn làm cho chi phí đầu vào của dự án sẽ cao hơn mà tất cả các chi phí này người mua sẽ là người gánh chịu.

Đối với người mua cũng khó vay vốn ngân hàng hơn và cũng sẽ trả với lãi suất cao hơn từ đó chi phí trả hàng tháng cao hơn sẽ gây khó khăn cho người có nhu cầu thật.

Những tín hiệu siết lại tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thể hiện khá rõ qua các dự thảo nội dung sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN như quy định các ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, thay vì được 60%; xếp “Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” vào “Nhóm tài sản có hệ số rủi ro 250%” thay vì hệ số 150% như hiện nay.

Mặc dù còn là dự thảo, thông tin trên của NHNN đã gây lo lắng cho không ít các nhà đầu tư địa ốc. Tại TP. HCM, Novaland được đánh giá là một trong những tập đoàn hàng đầu về phát triển các dự án bất động sản. Năm 2015, Novaland đã tung hàng chục dự án ra thị trường và đã có gần 6.000 giao dịch thành công, bàn giao hơn 2.500 căn hộ cho khách hàng. Tuy nhiên, năm 2016 này, Tập đoàn đặt chỉ tiêu kinh doanh khá dè dặt với dự kiến sẽ chỉ giới thiệu ra thị trường 5 dự án mới với mục tiêu tiêu thụ chỉ khoảng 4.000 sản phẩm.

Một lãnh đạo Novaland lý giải, sở dĩ Tập đoàn đưa ra mục tiêu kinh doanh khá “khiêm tốn” so với năm 2015 xuất phát từ tín hiệu NHNN hạn chế và kiểm soát tín dụng. Ngoài ra, đơn vị này còn hạn chế mua thêm dự án mới để kiểm soát tín dụng, không tăng dư nợ, đảm bảo thanh khoản, đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.

Tương tự, một "ông lớn" địa ốc khác tại TP. HCM hồi cuối năm ngoái vẫn lạc quan tuyên bố rằng năm 2016 tung ra thị trường gần 10 dự án với ít nhất 6.000 căn hộ. Tuy nhiên, mới đây, doanh nghiệp này cho biết, nếu tín dụng bất động sản bị siết như thông tin NHNN công bố, chắc chắn kế hoạch kinh doanh của họ sẽ thay đổi theo chiều hướng co cụm lại. “Thị trường bất động sản liên quan mật thiết với tín dụng ngân hàng. Nếu tín dụng bị siết, chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến thị trường”, lãnh đạo doanh nghiệp này nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một doanh nghiệp địa ốc đóng tại quận 7 trong đầu tháng 3/2016 này dự kiến sẽ giới thiệu ra thị trường dự án mới với trên 3.000 căn hộ cao cấp. Tuy nhiên, khi được hỏi lại kế hoạch thì phía doanh nghiệp cho biết sẽ tính toán lại bởi cần thêm thời gian để thu xếp nguồn vốn đầu tư, hoặc là kêu gọi các đối tác nước ngoài góp vốn hoặc đi vay từ một quỹ đầu tư nào đó.

Ông Trần Hải Minh, Tổng giám đốc Công ty TECCO phân tích, quy định mới như dự thảo của NHNN sẽ khiến doanh nghiệp khó vay vốn hơn, nhất là vốn cho đầu tư bất động sản thường là vốn trung và dài hạn. Đồng thời, quy định này cũng khiến doanh nghiệp phải trích lập dự phòng cao hơn, làm tiền nằm một chỗ sẽ tăng lên. Do vậy, thời điểm này các doanh nghiệp BĐS đều đang trông ngóng những động thái mới nhất từ NHNN, trong khi đó họ khá dè dặt đưa dự án mới ra thị trường.

“Làm địa ốc thì nguồn vốn phụ thuộc lớn nhất là các ngân hàng thương mại. Trong khi thị trường đang có tín hiệu phục hồi mạnh, nếu các cơ quan quản lý siết van tín dụng một cách đột ngột thì doanh nghiệp chúng tôi sẽ vô cùng khó khăn. Dự án nhiều đồng nghĩa với việc nguồn vốn đầu tư cao, nhưng không vay được thì vốn lại tiếp tục chôn trong dự án”, một doanh nghiệp khác cho biết.

Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt cho biết: “Để khởi động dự án mới, thì Phát Đạt sẽ phải tính toán nhiều hơn nữa, nhưng nhìn chung, quy định mới sẽ khó khăn cho cả doanh nghiệp và người mua nhà”.

Với khả năng tín dụng BDS bị siết lại, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, các ngân hàng thương mại được dự kiến sẽ có những hành vi như sau: các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vốn huy động trung và dài hạn để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay BDS trung và dài hạn. Do đó lãi suất cho vay BDS có khả năng sẽ tăng

Khả năng thứ hai, vì hệ số rủi ro cho tín dụng BDS tăng cao (từ 150% lên 250%) sẽ buộc các ngân hàng phải siết lại cho vay BDS hoặc tăng vốn tự có. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng và do đó có khả năng các ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất cho vay để bù trừ cho lợi nhuận bị thiệt hại.

"Chính vì thế lãi suất cho vay BDS trong thời gian tới nếu việc sửa đổi thông tư 36 được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho các nhà kinh doanh và đầu tư BDS và cả người mua BDS vì giá BDS có thể sẽ tăng, và việc vay vốn ngân hàng sẽ bị hạn chế", TS. Hiếu nói.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, những biện pháp này sẽ giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng và tránh một cuộc khủng hoảng BDS có thể xảy ra khi bong bóng trong thị trường BDS xuất hiện. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” chính là mục đích của việc sửa đổi thông tư 36.


Vingroup xây dựng siêu dự án phức hợp gần 80ha tại Hải Phòng

vingroup xay dung sieu du an phuc hop gan 80ha tai hai phong

Vingroup xây dựng siêu dự án phức hợp gần 80ha tại Hải Phòng


Ngày 04/03/2016, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị phức hợp Vinhomes Riverside Hải Phòng.

Dự án Khu đô thị phức hợp Vinhomes Riverside Hải Phòng (tiền thân là dự án Khu đô thị Xi măng Hải Phòng) là một trong những dự án trọng điểm của Tập đoàn Vingroup trong năm 2016. Dự án có tổng diện tích 78,5ha, tọa lạc tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng.

Khu đô thị phức hợp Vinhomes Riverside Hải Phòng sẽ bao gồm các khu nhà ở thấp tầng, cao ốc, công trình công cộng, mặt nước, cây xanh và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Đặc biệt, tòa cao ốc gồm khách sạn, văn phòng và dịch vụ thương mại 5 sao sẽ có chiều cao lên đến 45 tầng. Đây sẽ là tòa nhà cao nhất vùng duyên hải miền Bắc hiện nay.

Vinhomes Riverside Hải Phòng được biết là mô hình đô thị phức hợp lần đầu tiên được phát triển tại Hải Phòng. Dự án do Tập đoàn Vingroup cũng hợp tác với Công ty tư vấn thiết kế Humphrey & Partners (Mỹ) thực hiện thiết kế.

Trước Vinhomes Riverside Hải Phòng, Tập đoàn Vingroup đã đầu tư nhiều dự án lớn tại Hải Phòng như TTTM Vincom Plaza Lê Thánh Tông đã đi vào hoạt động, dự án đảo Vũ Yên và dự án bệnh viện quốc tế Vinmec đang triển khai.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-03-2016

    Lần đầu trong 5 năm giá vàng trong nước thấp hơn thế giới 
    Người Hàn Quốc thích xoài, thơm Việt Nam
    Vietinbank rót 2.000 tỉ đồng cho Tân Thuận IPC
    Jim Rogers: 100% khả năng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong 12 tháng tới
    Samsonite bỏ 1,8 tỷ USD thâu tóm Tumi trong thương vụ lớn nhất từ trước đến nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-03-2016

    Những thách thức đối với giới giàu có trên thế giới
    Cơn bão giá dầu tan dần sau thỏa thuận Nga - Ả Rập Xê Út
    Việt Nam chiếm 50% thị trường điều thế giới
    MB và VALEXIM ký hợp đồng phòng vệ giá cho mặt hàng khí hóa lỏng
    Xử nghiêm nhà băng ‘đi đêm’ lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-03-2016

    Giới siêu giàu Việt Nam sẽ tăng nhanh nhất thế giới
    Vàng bị xuất lậu qua biên giới với quy mô nhỏ
    Nợ doanh nghiệp tăng mạnh đe dọa kinh tế Trung Quốc
    15.000 tài xế Việt chạy Uber
    Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-03-2016

    Thương mại Hàn - Việt sẽ đạt 70 tỷ USD vào năm 2020
    Tăng cường kiểm tra xuất xứ sữa và phôi thép nhập khẩu
    Đại gia Thái Lan có thể rút khỏi thương vụ Big C Việt Nam
    Doanh nghiệp dệt may quy mô 6.000 tỷ đồng sắp lên sàn UpCOM
    Hãng sản xuất tơ nhện nhân tạo hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-03-2016

    Việt Nam 10 năm liên tiếp đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều
    Thay vì 80 thị trường, cá tra năm nay chỉ đủ phục vụ xuất khẩu 3 thị trường chính
    Ngành nhựa: 80% nguyên liệu phải nhập khẩu
    Malaysia áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
    Tại sao các ông lớn dầu mỏ lại tích trữ tiền?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-03-2016

    Đây là lý do khiến USD sẽ tăng giá trong những tháng tới
    “Doanh nghiệp có vốn nhà nước nên rút về sân sau”
    Đằng sau cuộc chạy đua lãi suất
    Nhu cầu vốn ngắn hạn giảm
    Nhiều ngành nghề kinh doanh được hưởng lợi từ giá dầu giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-03-2016

    TPP: Thị phần dệt may Việt Nam tại Mỹ tiếp tục tăng
    Nga "đa dạng hóa nền kinh tế" đối phó khủng hoảng tài chính
    Thị trường thiết bị y tế Việt Nam sẽ bùng nổ gấp 3 lần chỉ sau 2 năm nữa!
    Tập đoàn Mỹ muốn tham gia mở rộng sân bay Chu Lai
    IMF vừa khuyên các quốc gia dầu mỏ từ bỏ việc trợ giá nhiên liệu cho người dân

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-03-2016

    Bội chi ngân sách 25 nghìn tỷ đồng sau 2 tháng
    Bí thư Thăng: “Không thể để thị trường bán lẻ rơi vào tay người nước ngoài”
    Kinh tế 2016: Thách thức nhiều hơn cơ hội
    Siết van tín dụng cho bất động sản: Nhiều ý kiến trái chiều
    Các đồng tiền châu Á có tuần tăng tốt nhất từ tháng 10/2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-03-2016

    Cộng đồng kinh tế ASEAN đẩy mạnh Cơ chế một cửa
    Tập đoàn Nga đầu tư 2,5 triệu USD xây nhà máy chế biến xoài ở Đồng Tháp
    Mỹ sản xuất dầu nhiều nhất trong 43 năm
    HSBC dự báo tỷ giá lên 23.000 đồng/USD
    Câu chuyện 20 năm của Người Toyota

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-03-2016

    'Kền kền' Mỹ kiếm lời 800% trên nợ Argentina
    Kinh tế Nga suy thoái nhưng đây là điều khiến ông Putin mỉm cười mãn nguyện
    Ả Rập Xê Út cố giành khách mua dầu lớn nhất của Iran
    Gia đình Samsung giàu có nhất Hàn Quốc
    Ả rập Xê-út: 'Gã nhà giàu hư hỏng' bị nhấn chìm bởi dầu mỏ