tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-09-2017

  • Cập nhật : 18/09/2017

Trung Quốc kiềm chế bitcoin có thể là tin vui cho Hồng Kông

Hồng Kông đang là điểm đến thay thế cho các giao dịch tiền kỹ thuật số của hàng trăm nhà đầu tư Trung Quốc, sau khi chính quyền nước này đột ngột ra lệnh ngừng một số trao đổi bitcoin.

hang tram nha dau tu trung quoc chuyen huong giao dich tien ky thuat so sang hong kong sau khi chinh quyen nuoc ngay dot ngot ra lenh cam mot so trao doi bitcoin anh: reuters

Hàng trăm nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng giao dịch tiền kỹ thuật số sang Hồng Kông sau khi chính quyền nước ngày đột ngột ra lệnh cấm một số trao đổi bitcoin ẢNH: REUTERS

Theo South China Morning Post, tiền kỹ thuật số đã được Bắc Kinh giám sát kỹ lưỡng kể từ đầu năm 2017, do sự bùng nổ mạnh mẽ của loại tiền tệ này đã làm dấy lên mối lo ngại xung quanh việc không thể kiểm soát thị trường tài chính. Hơn nữa, trong năm nay Trung Quốc sẽ tiến hành tổ chức Đại hội Đảng, lên kế hoạch chọn ra nhà lãnh đạo trong năm năm tới vì thế việc ổn định xã hội và tài chính trước thềm bầu cử là nhiệm vụ rất quan trọng.

Dựa vào dữ liệu từ Hiệp hội Tài chính Internet Bắc Kinh, có đến 65 dự án ICO, hoạt động chào bán các đồng tiền kỹ thuật số lần đầu, tương tự như phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đã được tiến hành tại quốc gia tỉ dân trong bảy tháng đầu năm 2017, tăng 2,6 tỉ nhân dân tệ, khoảng 398 triệu USD.

Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết 90% trường hợp ICO được đưa ra đều gian lận, không được pháp luật công nhận và yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp dừng ngay tất cả hoạt động gọi vốn thông qua ICO vào hôm 4.9. Các đồng tiền kỹ thuật số đều đồng loạt giảm giá trị ngay khi thông tin này được tuyên bố, trong đó giá trị của bitcoin và ethereum lao dốc mạnh nhất.

“Cảm giác như bị cắt da cắt thịt” là cách mà ông Wang, một nông dân nuôi gà ở tỉnh Phúc Kiến đang đầu tư vào bitcoin, mô tả những gì ông cảm nhận khi nhìn thấy giá trị của tiền kỹ thuật số bị thu nhỏ. Vào năm ngoái, ông Wang đã đổ khoảng 8 triệu nhân dân tệ để mua hai loại tiền kỹ thuật số có giá trị lớn nhất là bitcoin và ethereum, đồng thời cũng đầu tư vào một số loại ít được biết đến hơn như Qtum vì tin rằng công nghệ mới sẽ làm đảo ngược khái niệm truyền thống về tiền bạc.

Khi BTC China, một sàn giao dịch ở Thượng Hải, tuyên bố sẽ ngừng trao đổi bitcoin bắt đầu từ ngày 30.9, ông Wang ước tính ông đã bị mất 5 triệu nhân dân tệ. Được biết, Bitkan và ViaBTC, hai sàn giao dịch ở Thâm Quyến mới đây cũng tuyên bố chấm dứt kinh doanh bitcoin vào cuối tháng này.

Bloomberg trích dẫn nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho biết PBOC có thể sẽ đi thêm một bước nữa, yêu cầu dừng tất cả các giao dịch tiền kỹ thuật số tại các sàn giao dịch trong nước. Huobi và OkCoin, hai sàn giao dịch lớn nhất Bắc Kinh, hiện không trả lời về việc liệu họ có tiếp tục mua bán các loại tiền kỹ thuật số trên nền tảng của họ hay không.

“Chúng tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu từ những doanh nghiệp ở Đại lục, họ muốn niêm yết các mã thẻ giao dịch tiền kỹ thuật số của họ trên sàn giao dịch của chúng tôi. Kể từ cuối tuần trước, khi thông tin về việc thắt chặt quy định trao đổi tiền kỹ thuật số từ chính quyền mới chỉ râm ran, chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng số lượng khách hàng Trung Quốc liên hệ với chúng tôi”, Aurelien Menant, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Gatecoin, một đơn vị trao đổi tiền kỹ thuật số tại Hồng Kông, cho biết.(Thanhnien)
-------------------------

Bitcoin rớt thảm, giới đầu tư Việt cũng lao đao

Giá trị đồng Bitcoin lao dốc, mất đến chừng 2.000 USD một BTC khiến các nhà đầu tư lướt sóng ở Việt Nam cũng thiệt hại nặng nề. Sóng tiền điện tử vẫn diễn biến bất thường khi hôm qua lao dốc, hôm nay leo dốc.

Giá trị của đồng Bitcoin lao dốc trên thị trường khiến cho các nhà đầu tư lướt sóng cũng như dân chuyên "đào" đồng tiền điện tử này lao đao.

Theo ghi nhận của chúng tôi, ngày hôm qua, đồng Bitcoin đã mất chừng 20% giá trị chỉ trong một ngày.

Giá một đồng Bitcoin có lúc xuống đến "đáy" khi chỉ còn 2.946,62 USD, một mức được coi là "lao dốc nếu so với hôm đầu tháng gần 5.000 USD/BTC. (BTC là ký hiệu đồng Bitcoin trên thị trường).

Các nhà đầu tư lướt sóng đồng Bitcoin ở Việt Nam cũng đứng ngồi không yên khi chỉ trong thời gian chưa đến hai tuần họ mất đến 2.000 USD mỗi Bitcoin. 

Anh Lê Minh (quận Bình Tân, TP.HCM) - một dân "lướt sóng" Bitcoin cho biết: "Lợi nhuận giảm trầm trọng do giá giảm thê thảm, nhưng hầu hết tụi tôi (nhóm đầu tư mua đi bán lại Bbitcoin - lướt sóng - PV) đều không bị ảnh hưởng do đã mua vào trước thời điểm Bitcoin tăng nóng vừa qua". 

Tương tự, anh Tân Trung (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cũng cho biết dân "lướt sóng" không lo lắng lắm, có chăng là những tay chơi mới.

"Người mới đầu tư sau này (khi Bitcoin bắt đầu tăng trưởng mạnh - PV) sẽ rất "mệt" vì họ chưa nắm hết diễn biến thị trường mà chỉ theo xu hường đầu cơ làm giàu của nhiều người. Có khá nhiều người đang tìm cách bán tháo để cứu vốn nhưng cũng có một số khác kiên định với hi vọng vào tương lai", anh Trung nhận định.

Hai ngày trở lại đây, đồng Bitcoin đã giảm giá khá mạnh trên thị trường khi các nhà đầu tư bán tháo. Những tín hiệu tiêu cực từ Trung Quốc hay những chỉ trích của CEO JPMorgan về Bitcoin đã khiến cho đồng tiền ảo này rớt thảm.

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo và an ninh mạng Athena, cho rằng Trung Quốc là thủ phủ đầu tư Bitcoin nên nguồn cầu Bitcoin rất lớn.

Do Bitcoin là đồng tiền có giá trị liên thông toàn cầu nên các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư hay "cày" Bitcoin cũng nhắm đến đầu ra là thị trường Trung Quốc.

Chính vì thế, khi thị trường Trung Quốc bị đóng lại thì các nhà đầu tư Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là khá nặng.

"Theo tôi, ở Việt Nam hiện nay đang đầu tư vào Bitcoin theo phong trào, nhiều người không có kiến thức gì cả mà cũng đầu tư Bitcoin, đầu tư máy móc để "cày" bitcoin nên khả năng thua và thiệt hại là rất lớn.

Họ chỉ là những "con cá bé", bị những "con cá lớn" dẫn đường, sau đó sẽ bị nuốt", ông Thắng nhận định.(Tuoitre)
---------------------------

Hiệp định thương mại VN - EU không chịu áp lực chính trị nào

Đó là khẳng định của nghị sĩ Bernd Lange - chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu - trong cuộc gặp gỡ báo chí tại Hà Nội sáng 15-9.

 

nghi si bernd lange (phai) trong cuoc gap go bao chi tai ha noi ngay 15-9 - anh: quynh trung

Nghị sĩ Bernd Lange (phải) trong cuộc gặp gỡ báo chí tại Hà Nội ngày 15-9 - Ảnh: QUỲNH TRUNG

 

Nghị sĩ Bernd Lange đưa ra khẳng định như trên, sau khi truyền thông Đức cho hay vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và Đức liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh sẽ ảnh hưởng đến quá trình phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Trong cuộc gặp với các cơ quan Chính phủ Việt Nam, chúng tôi có đề cập đến vấn đề liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh và hai bên đã được sự thống nhất về cách thức hợp tác rõ ràng hơn để vượt qua những trở ngại hiện nay"

Nghị sĩ Bernd Lange - chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu

Nghị sĩ Bernd Lange chia sẻ trong chuyến thăm Việt Nam lần này, ông đã tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các cơ quan ban ngành Việt Nam. Mục tiêu chính của chuyến thăm là xem xét toàn diện các nội dung trong quá trình đàm phán để có thể đi đến các cam kết trong tương lai.

Nghị sĩ Bernd Lange cho biết dự kiến Nghị viện châu Âu sẽ phê chuẩn EVFTA vào mùa hè 2018, dù trước đó hai bên dự kiến phê chuẩn sớm hơn vào đầu năm 2018.

Giải thích sự trì hoãn này, ông Lange cho biết do "các vấn đề kỹ thuật", đồng thời khẳng định không có vấn đề chính trị nào đằng sau.

Theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), quá trình xem xét các hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA sẽ trải qua 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, Ủy ban thương mại quốc tế của chủ tịch Bernd Lange sẽ rà soát toàn diện hiệp định nhằm đảm bảo thông tin, tình trạng pháp lý đầy đủ.

Giai đoạn 2, Ủy ban thương mại quốc tế sẽ trình lên Nghị viện châu Âu để thông qua.

"Nếu đạt được sự đồng thuận đa số ở Nghị viện châu Âu thì EVFTA được thông qua vào mùa hè 2018. Việc thông qua hay không đòi hỏi nhiều nỗ lực từ hai phía" - ông Bernd Lange giải thích.

Ông Lange tin tưởng EVFTA là một hiệp định thương mại tốt dựa trên các quy tắc pháp quyền, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững cho cả hai bên.

Ông Lange cho biết thêm bên Việt Nam vẫn chưa thông qua 3/8 công ước quốc tế, trong đó có các công ước quy định quyền tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể nhằm mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. 

Nếu thông qua các công ước này, theo ông Lange, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nghị viện châu Âu xem xét đồng thuận phê chuẩn EVFTA.

Ngoài ra, theo nghị sĩ Lange, về các quy định môi trường trong EVFTA, các bên không đạt đồng thuận về "cuộc đua tới đáy", tức là không chấp nhận việc đạt được lợi ích kinh tế bằng mọi giá. Thay vào đó, hai bên cần lưới an toàn cho môi trường hai nước.(Tuoitre)
------------------------------

Siemens tuyên bố rút khỏi Ukraine vì không muốn mất thị trường Nga

Tổng thống Ukraine Poroshenko mới tuyên bố rằng Ukraine đặt mục tiêu sẽ lấy lại bán đảo Crimea và Donbass trong năm 2018. Trong khi đó, tập đoàn công nghệ Đức Siemens tuyên bố ngừng cung cấp trang thiết bị cho Ukraine vì sợ mất đi thị trường Nga.

tong thong ukraine poroshenko

Tổng thống Ukraine Poroshenko

Tổng thống Ukraine Poroshenko cao giọng

Phát biểu tại Hội nghị quốc tế Yalta (hội nghị quốc tế hàng năm giữa chính quyền Ukraine với các chính trị gia và doanh nhân nước ngoài tại thành phố Yalta/Ukraine về sự trợ giúp của nước ngoài cho phát triển Ukraine), Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố rằng mục tiêu của chính quyền Ukraine là giành lại quyền kiểm soát đối với vùng Donbass và bán đảo Crimea, cũng như áp dụng quy chế miễn thị thực với Liên minh châu Âu (EU).

“Danh mục các cuộc cải cách sẽ rất dài vì chiến lược duy nhất của chúng tôi là giành lại Donbass một cách hòa bình và áp dụng quy chế miễn thị thực với EU. Chúng tôi sẽ hoàn thành mục tiêu này trong năm 2018”- Tổng thống Poroshenko tuyên bố, đồng thời bày tỏ ý kiến về việc thành lập “nhóm bạn bè quốc tế về phá cô lập cho bán đảo Crimea”.

Trước đó vài ngày, ông Poroshenko đã từng tuyên bố rằng Ukraine không có dự định lấy lại bán đảo Crimea và Donbass bằng các biện pháp quân sự và muốn giành lại công bằng tại các diễn đàn chính trị-ngoại giao. Theo đó, Ukraine sẽ biến Crimea thành gắnh nặng cho Nga để Nga tự nguyện trả lại Crimea cho Ukraine. Để đạt mục tiêu này, Ukraine sẽ sử dụng các diễn đàn quốc tế, các lệnh cấm vận và các biện pháp luật pháp. “Việc buộc Nga chịu trách nhiệm là quá trình lâu dài và không thể tránh khỏi”- Tổng thống Ukraine bổ sung.

Hồi tháng 1/2016, Tổng thống Poroshenko cũng đã từng tuyên bố về dự định giành lại quyền kiểm soát Crimea bằng các biện pháp hòa bình và đề nghị EU, Mỹ giúp đỡ Ukraine trong vấn đề này. “Tôi có kế hoạch giải quyết các nhiệm vụ đầy khó khăn như giành lại Donbass và Crimea trước hết bằng các giải pháp chính trị-ngoại giao và luật pháp quốc tế”- ông Poroshenko nói.

Với vấn đề quy chế miễn thị thực với các nước EU, bắt đầu từ ngày 11/6, công dân Ukraine có thể đến các nước EU trong khối Schengen (đi lại tự do) trong vòng không quá 90 ngày trong khoảng thời gian 6 tháng. Tuy nhiên, việc miễn thị thực trong thời gian này chỉ được áp dụng cho các công dân Ukraine đến EU với mục đích du lịch, công tác và thăm thân mà không áp dụng với các trường hợp muốn sang EU để lao động. Do đó, mục đích lần này của ông Poroshenko là đạt được quy chế miễn thị thực hoàn toàn cho công dân Ukraine khi đến EU, kể cả với mục đích tìm việc làm cũng như đi học.

Tập đoàn công nghệ Đức Siemens

Sợ mất Nga, Siemens ngừng cung cấp trang thiết bị cho Ukraine

Cho dù Tổng thống Poroshenko có các tuyên bố hùng hồn như trên, tập đoàn công nghệ Đức Siemens mới quyết định ngừng cung cấp trang thiết bị để Ukraine hiện đại hóa hệ thống vận chuyển dầu của nước này. Theo Giám đốc điều hành Naftogas (Công ty Dầu khí quốc gia Ukraine) Andrey Kobolyev, quyết định này của Siemens là do chịu sức ép từ phía Nga.

“Các máy nén khí đầu tiên được đưa đến Ukraine là các máy nén khí của Siemens. Tuy nhiên sau đó Siemens đã gọi điện và nói rằng chúng tôi sẽ không đem đến nữa vì nếu chúng tôi làm thế, chúng tôi sẽ mất đi thị trường Nga”- ông Andrey Kobolyev nói và cho biết, sau đó Naftogas đã đề nghị General Electric thay thế Siemens cung cấp thiết bị cho Naftogas.

Hồi tháng 7/2017, Siemens đã là trung tâm của một vụ bê bối khi 2 trong số 4 thiết bị cung cấp cho vùng Krasnodar của Nga đã được đưa đến Crimea. Siemens sau đó đã tiến hành điều tra và cho rằng tập đoàn “Texnopromexport” của Nga đã vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.

Sau đó, Siemens quyết định ngừng thực hiện một số hợp đồng đã ký với các đối tác Nga có sự tham gia của nhà nước. Siemens khẳng định rằng hãng chỉ thông qua quyết định ngừng cung cấp cho các đối tác Nga các hợp đồng trong lĩnh vực thiết bị năng lượng. Tuy nhiên, Siemens không nói về việc sẽ rời thị trường Nga.

Siemens sau đó khẳng định rằng tất cả 4 thiết bị turbin khí được cung cấp cho nhà máy điện ở Tamani (Krasnodar) sau đó đã được chuyển một cách bất hợp pháp đến Crimea: “Siemens có được thông tin đáng tin cậy rằng tất cả 4 turnin khí được cung cấp cho nhà máy ở Tamani sau đó đã được cải tiến để đưa đến Crimea”.(Infonet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục