tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-01-2016

  • Cập nhật : 16/01/2016

Bất động sản còn tồn kho gần 51 nghìn tỉ đồng

ton kho bat dong san con gan 51 nghin ti dong - anh: le quan

Tồn kho bất động sản còn gần 51 nghìn tỉ đồng - Ảnh: Lê Quân


Tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2015, tổ chức sáng nay 15.1, Bộ Xây dựng công bố, tồn kho bất động sản đã giảm được 54.100 tỉ đồng, so với năm trước, còn 50.889 tỉ đồng.
Bộ Xây dựng cho biết, tính đến 20.12.2015, lượng tồn kho bất động sản còn 50.889 tỉ đồng, giảm 42,3% so với thời điểm tháng 12.2014 (tương đương 54.100 tỉ đồng).
Tồn kho bất động sản giảm do lượng giao dịch thành công tăng, chủ yếu ở phân khúc căn hộ có diện tích vừa và nhỏ, dự án đã hoàn thành, dự án ở nơi có hạ tầng, tiến độ xây dựng tốt.
Tại Hà Nội, trong năm qua, có khoảng 19.350 giao dịch thành công, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ 2014. Còn ở TP.HCM, có khoảng 18.700 giao dịch thành công, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ 2014.
Bộ Xây dựng đánh giá, cơ cấu hàng hóa bất động sản được điều chỉnh hợp lý hơn trên địa bàn cả nước, với 63 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng 43.370 căn hộ. Bên cạnh đó, có 94 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ từ 42.000 căn hộ thành 56.500 căn hộ.
Về kết quả thực hiện gói tín dụng hỗ trợ 30.000 tỉ đồng tính đến hết năm 2015, tổng số tiền cam kết là 26.999 tỉ đồng, đạt 90%. Số tiền đã giải ngân là 17.711 tỉ đồng, đạt 59%.

Sếp Templeton Emerging Markets Group nói gì về thị trường Việt Nam?

sep templeton emerging markets group noi gi ve thi truong viet nam?

Sếp Templeton Emerging Markets Group nói gì về thị trường Việt Nam?


"Chúng tôi đánh giá giới hạn sở hữu nước ngoài sẽ vẫn là một đề tài tranh luận. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng rằng Việt Nam là một thị trường cần phải tạo điều kiện để tiếp tục thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư trong những năm tới"

Theo Templeton Emerging Markets Group, đơn vị hiện đang quản lý trên 40 tỉ USD tài sản ủy thác trong các quỹ vào thị trường mới nổi. Tại VN, quỹ đã đầu tư khoảng 200 triệu USD bằng hình thức mua cổ phiếutrên thị trường chứng khoán VN.

Ông Carlos Hardenberg, phó chủ tịch cấp cao, giám đốc chiến lược thị trường cận biên của Templeton Emerging Markets Group vừa có bài viết nhận định về cơ hội năm 2016 tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Dưới đây là bài nhận định của ông.

Chúng tôi đã và đang đầu tư tại Việt Nam nhiều năm nay, đó là thị trường mà nhiều nhà đầu tư cho đến nay mới bắt đầu để mắt đến. Cách đây 1 thập kỷ, chúng tôi đã đi đến kết luận rằng Việt Nam mang đến cơ hội đầu tư độc nhất vô nhị trong vùng cận biên vì quyền sở hữu và điều kiện nghiên cứu còn giới hạn. Thời gian đó, gần như không có nghiên cứu bằng Tiếng Anh trên các công ty Việt nam. Việt Nam có vẻ phần lớn bị lờ đi so với các nước láng giềng trong khu vực và hầu như không có sở hữu của công ty nước ngoài hay tương tự.

 

Chúng tôi trải qua nhiều thời gian đi khắp cả nước, gặp nhà quản lý ở địa phương và tìm hiểu kinh doanh và môi trường chính trị trước khi chúng tôi quyết định mở văn phòng ở đó. Việt Nam hoạt động với chế độ chính trị độc đảng, với quyền sở hữu và kiểm soát nhà nước khổng lồ giống với Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng quan niệm của mọi người chúng tôi gặp là hết sức chuyên nghiệp trong kinh doanh và đầu tư.

Khi chúng tôi bắt đầu đầu tư vào Việt Nam vào năm 2008, nền kinh tế đang đối mặt với một số thách thức, bao gồm sự thâm hụt tài khoản vãng lai kinh niên. Mặc dù Việt Nam sở hữu dầu và khí thiên nhiên, nó không thể được tinh lọc trong nước, nên chính phủ bán ra nước ngoài và mua lại sản phẩm cuối cùng. Khi chúng tôi biết thêm về môi trường đầu tư ở Việt Nam, chúng tôi cũng nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng mức đầu tư trực tiếp của nước ngoài, và chất lượng của nó rất cao - thương hiệu biết ở khắp nơi trên thế giới đang thiết lập sản xuất hoạt động ở Việt Nam và thuê hàng chục ngàn người.

Hôm nay có danh sách dài quốc tế những công ty hàng hoá sản xuất bao gồm điện tử, vải và đồ gỗ ở Việt Nam. Chúng tôi mong mỏi nhiều hơn công ty đa quốc gia ở một số ngành công nghiệp có thể lập trụ sở ở Việt Nam, tận dụng lao động giá rẻ của nó và lực lượng lao động có trình độ.

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp và nhà quản lý chúng tôi đã nói chuyện trong nhiều năm qua đã cho rằng đó là tương đối dễ dàng để làm kinh doanh trong nước so với một số nước khác trong vùng. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam đứng thứ 90 trong số 189 nước được khảo sát vào năm 2016, một sự cải tiến từ lần thứ 99 vào năm 2013 và cao hơn so với Ấn Độ ở vị trí 134.

Theo quan điểm của chúng tôi, Việt Nam có một con số tích cực ủng hộ,. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng đã được mạnh mẽ, dự báo ở mức 6,5% trong 2015, Việt Nam có nhiều cảng biển và sở hữu một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất trên hành tinh, với quyền xâm nhập vào thị trường người tiêu dùng rất lớn của láng giềng Trung Quốc. Việt Nam đã và đang xây dựng thị trường xuất khẩu của mình và đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ nội địa lớn.

Khai thác vào thị trường tiêu dùng trong nước là một chủ đề chúng tôi đã khám phá những cơ hội đầu tư tiềm năng. Một ví dụ là các ngành công nghiệp sữa, mà đã là một thị trường chợ búa và chưa được tổ chức tại Việt Nam. Thông thường mọi người sẽ mua sữa của họ từ một người hàng xóm hoặc nông dân với một con bò gần đó, không phải ở một siêu thị. Trong một khoảng thời gian ngắn, chúng tôi đã nhìn thấy một khuôn khổ pháp lý phát triển, và sản xuất công nghiệp đã đi vào thị trường và đã xây dựng được thương hiệu với các kênh phân phối chính thức hơn.

Ngoài thỏa thuận thương mại gần đây đã ký với Liên minh châu Âu, chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể thấy lợi ích đáng kể từ các đề xuất của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), như việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan có thể là một lợi ích cho thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường rộng lớn được nhìn từ một phần của TPP-cụ thể là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Việt Nam có ngành công nghiệp đánh bắt cá sôi động nhưng chưa được tận dụng, và nhiều thuỷ sản có thể đáp cánh trên các đĩa ăn của thực khách tại các nước trong liên minh và những quốc gia khác.

Trong khi sở hữu nước ngoài ngày càng tăng cao, chính phủ Việt Nam không muốn để mất quyền kiểm soát tài sản của mình, vì vậy chúng tôi đánh giá giới hạn sở hữu nước ngoài sẽ vẫn là một đề tài tranh luận. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng rằng Việt Nam là một thị trường cần phải tạo điều kiện để tiếp tục thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư trong những năm tới.


Đấu giá cổ phần năm 2015: Thu về hơn 10 nghìn tỷ đồng

Một số phiên đấu giá lớn dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2016 có thể kể đến: TCT Viễn thông MobiFone, TCT Thương mại Sài Gòn (Satra), TCT Bến Thành (Benthanh Group).

Năm 2015 được đánh giá là năm rầm rộ của hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn, IPO…

Theo thống kê trên 2 Sở giao dịch chứng khoán, trong năm vừa qua có tổng cộng 143 phiên đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoàn Tp.HCM và Hà Nội, thu về gần 10.400 tỷ đồng. Trong đó có 93 phiên đấu giá được tổ chức tại HNX, thu về 5,94 nghìn tỷ đồng và 50 phiên được tổ chức tại HoSE thu về 4,45 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, mặc dù lớn hơn về số lượng các phiên đấu giá, giá trị bình quân mỗi phiên trên HNX chỉ đạt gần 64 tỷ đồng, trong khi con số tương đương trên HSX lên tới 89 tỷ đồng.

Trong năm 2015, trên HoSE có những phiên IPO đáng chú ý như sau: TCT Cảng hàng không Việt Nam, Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn, TCT Thủy sản Việt Nam.

Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, phiên đấu giá có khối lượng chào bán cao nhất là phiên IPO của Tổng công ty Điện lực – Vinacomin (236 ,3 triệu cổ phần). Phiên IPO Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng là phiên đấu giá có số lượng nhà đầu tư tham gia lớn nhất (652 tổ chức, cá nhân). Các DNNN lớn đã tiến hành IPO trong năm có thể kể đến: Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin, TCT Công nghiệp Mỏ Việt Bắc – Vinacomin, TCT Rau quả Nông sản, TCT Chè Việt Nam, TCT Lắp máy Việt Nam, TCT Chè Việt Nam.

Đầu năm 2016, HNX cũng đã tổ chức thành công phiên đấu giá nghìn tỷ đầu tiên trong năm với cổ phần của Vinamotor.

Năm 2015 cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên HoSE và HNX thực hiện bán đấu giá cổ phần theo lô theo Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Với quy định này, việc bán đấu giá cổ phần đã thể hiện được tính hiệu quả nhờ làm tăng mức độ hấp dẫn của cổ phần đối với các nhà đầu tư lớn. Có thể kể đến các phiên đấu giá theo lô Cienco 5, Cienco 6, Khách sạn Kim Liên, Dược Hà Tĩnh, CTCP Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa và CTCP Liên hiệp Thực phẩm.

Theo kế hoạch, năm 2016 HoSE tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Một số phiên đấu giá lớn dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2016 có thể kể đến: TCT Viễn thông MobiFone, TCT Thương mại Sài Gòn (Satra), TCT Bến Thành (Benthanh Group).


Bộ Xây dựng: Giá nhà đang tăng nhẹ

Trong báo cáo tổng kết thị trường BĐS năm 2015, Bộ Xây dựng cho biết giá nhà ở trong năm 2015 nhìn chung ổn định, một số dự án tại khu vực có hạ tầng đầy đủ, triển khai đúng tiến độ giá chào bán tăng nhẹ từ 2-5% so với cùng kỳ năm 2014.

Mới đây, Bộ Xây dựng đã công bố Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và xu hướng trong năm 2016. Theo đó, Bộ đánh giá thị trường bất động sản năm 2015 tiếp tục phục hồi tích cực.

Cụ thể, lượng giao dịch thành công liên tục tăng, chủ yếu tại phân khúc căn hộ có diện tích vừa và nhỏ, các dự án đã hoàn thành, dự án tại khu vực có đầy đủ các công trình hạ tầng và các dự án đang thi công với tiến độ tốt, bên cạnh đó cũng đã có nhiều giao dịch thành công tại phân khúc sản phẩm trung và cao cấp. Trong năm 2015, tại Hà Nội có khoảng 19.350 giao dịch thành công (tăng 1,7 lần so với cùng kỳ 2014; tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 18.700 giao dịch thành công (tăng 1,8 lần so với cùng kỳ 2014).

Giá nhà ở trong năm 2015, nhìn chung ổn định, một số dự án tại khu vực có hạ tầng đầy đủ, triển khai đúng tiến độ giá chào bán tăng nhẹ từ 2-5% so với cùng kỳ năm 2014.

Tồn kho bất động sản tiếp tục giảm, tính đến 20/12/2015, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 50.889 tỷ đồng (so với Quý I/2013 giảm 77.659 tỷ đồng tương đương giảm 60,4%); so với tháng 12/2014 giảm 54.100 tỷ đồng (giảm 42,3%.

Bộ Xây dựng cũng đánh giá cơ cấu hàng hóa bất động sản được điều chỉnh hợp lý. Trên địa bàn cả nước đã có 63 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 42.370 căn hộ; có 94 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ, với số lượng căn hộ ban đầu là 42.000 căn hộ xin điều chỉnh thành 56.500 căn hộ (tăng 14.500 căn hộ.

Kết quả thực hiện gói tín dụng hỗ trợ 30.000 tỷ đồng: Tốc độ giải ngân tiếp tục tăng mạnh, tính đến hết năm 2015 tổng số tiền đã cam kết là: 26.999 tỷ đồng (đạt 90%), đã giải ngân là 17.711 tỷ đồng (đạt 59%).

Bộ Xây dựng đánh giá, thực tế qua 3 năm triển khai đã khẳng định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia theo tinh thần các Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2013 và số 61/NQ-CP năm 2014 là hoàn toàn đúng đắn; vừa giúp cho thị trường hồi phục tích cực, vừa đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, giải quyết nhu cầu nhà ở cho các đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đã hướng tới bộ phận đa số người mua, cung cấp các hàng hóa phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của thị trường. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện các dự án phát triển nhà ở xã hội quy mô lớn, với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ giành cho người nghèo, người thu nhập thấp đô thị.


Hà Nội ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2016

ha noi ban hanh he so dieu chinh gia dat nam 2016

Hà Nội ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2016


UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 179/QĐ-UBND ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2016 làm căn cứ xác định giá đất cho một số trường hợp sử dụng đất được pháp luật quy định trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, hệ số điều chỉnh giá đất được chia thành hai loại. Thứ nhất là hệ số điều chỉnh giá đất để làm căn cứ xác định đơn giá thuê đất và thứ hai là hệ số điều chỉnh giá đẩ để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất vượt hạn mức.

Cụ thể, hệ số điều chỉnh giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ làm căn cứ xác định đơn giá thuê đất được tính như sau: Đối với thửa đất tại 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa hệ số K = 1,3. Đối với thửa đất tại các quận Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy hệ số K = 1,15. Đối với thửa đất tại các quận còn lại hệ số K = 1,05. Đối với thửa đất tại các huyện và thị xã Sơn Tây hệ số K = 1,0.

Đối với trường hợp cho thuê đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản để sản xuất nông nghiệp, giá đất làm căn cứ xác định giá cho thuê đất áp dụng hệ số K = 1,0 cho toàn địa bàn Thành phố.

Hệ số điều chỉnh giá đất làm căn cứ thu tiền sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức đất ở trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở được tính như sau: Đối với thửa đất tại 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa hệ số K = 1,5. Đối với thửa đất tại các quận Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy hệ số K = 1,3. Đối với thửa đất tại các quận còn lại hệ số K = 1,2. Đối với thửa đất tại các xã giáp ranh nội thành, thị trấn của các huyện; các phường của thị xã Sơn Tây hệ số K = 1,1. Đối với thửa đất tại các xã còn lại hệ số K = 1,05.

Hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp (trong đó, bao gồm cả đất vườn, ao liền kề đất ở) để làm cơ sở xác định chênh lệch giữa giá tiền sử dụng đất theo mục đích mới và giá tiền sử dụng đất nông nghiệp: K = 1,0.

UBND TP giao Sở Tài chính theo dõi, kiểm tra, tổng hợp việc thực hiện quyết định này, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND TP chỉ đạo, giải quyết khó khăn, vướng mắc; Chủ trì cùng các sở, ngành, đơn vị có liên quan báo cáo, đề xuất phương án ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2017, báo cáo UBND TP trước ngày 15/12/2016.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-01-2016

    Thị trường dược phẩm Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
    Giữ quan điểm về thẩm quyền điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu
    Đến lượt ngân hàng lớn tăng lãi suất huy động
    Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đang tăng
    Thăng trầm cổ phiếu ngân hàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-01-2016

    Kinh tế Trung Quốc "cảm cúm", ngành nào của Việt Nam bị "hắt xì"?
    Ba ‘ông lớn’ ngân hàng lãi khủng
    TPHCM: Tín dụng đổ vào bất động sản tăng đột biến
    Đất sân bay Nha Trang được định giá khoảng 12.000 tỷ đồng
    Việt Nam - điểm đến của công nghiệp điện tử

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-01-2016

    Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể bất lợi do Thái xả "gạo tồn kho"
    Sẽ giảm thuế cho một số loại ô tô
    Doanh nghiệp thiếu thông tin thị trường nước ngoài
    Đế chế bán lẻ Walmart đóng cửa hàng trăm siêu thị
    Sẽ cho phá sản tổ chức tín dụng yếu kém

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-01-2016

    ​Thị trường vận tải biển: 90% "miếng bánh" đang nằm trong tay DN nước ngoài
    WB: TPP sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 30%
    Chỉ bán được 55 USD/thùng, ngân sách hụt thu 64.000 tỷ đồng vì giá dầu
    Mỹ tiếp tục điều tra chống bán phá giá ống thép cuộn cacbon của Việt Nam
    Ngành cao su Thái Lan "điêu đứng" khi kinh tế Trung Quốc suy giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-01-2016

    Nhật Bản tiếp tục viện trợ hơn 95 tỷ yên vốn ODA cho Việt Nam
    Thấy gì qua thông điệp nợ công "Chuyển dần sang kênh bảo lãnh của các NHTM"?
    Đầu tư nhà máy điện gió tại khu du lịch Khai Long-Cà Mau
    Tập đoàn chế biến hải sản Thái Lan lập liên doanh tại Việt Nam
    Thu ngân sách nhà nước: Thuế thu nhập cá nhân sẽ vượt hơn dầu thô

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-01-2016

    Tỷ phú Thái Lan vừa thâu tóm Metro muốn mua tiếp Big C Việt Nam
    Hàng loạt ông lớn BĐS tiếp tục bị Hà Nội "điểm tên" nợ thuế
    SHB chính thức có ngân hàng 100% vốn tại Lào
    3 ngân hàng 0 đồng chiếm gần 50% nợ xấu ngân hàng TP.HCM
    Tổng cục Thống kê nhận định gì về xu hướng điều chỉnh tỷ giá?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-01-2016

    TP HCM mở điểm kiểm tra hàng hóa chuyên ngành tập trung
    Giảm được 1.600 tỷ đồng nhờ thẩm định dự toán
    Nhập khẩu gần 500.000 tấn than/năm
    Chứng khoán thế giới mất gần 3.200 tỉ USD chỉ trong 15 ngày
    Bluechips “gục ngã”, VnIndex giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-01-2016

    Giữa năm 2017 sẽ có thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh
    Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính đều sụt giảm
    Vietcombank báo lãi 6.655 tỷ đồng năm 2015
    Trung Quốc giảm mua cá sấu tại TP.HCM
    Gạo Việt phải sang Thái kiểm định, tốn 500 USD/mẫu

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-01-2016

    Bộ Tài chính đã tính đến phương án giá dầu dưới 30 USD/thùng
    Hà Nội công khai 139 doanh nghiệp nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
    Công nghiệp chế biến, chế tạo: Những tín hiệu khả quan
    Nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2016
    Ưu đãi thuế lớn cho các dự án bảo vệ môi trường

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-01-2016

    Hàng loạt dự án bất động sản lớn tại Đồng Nai vẫn còn “ngái ngủ”
    Bộ Tài chính: Đã thu được hơn 1.900 tỷ đồng thuế của Metro
    VAMC phát hành gần 110 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt
    Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ bê bối trong ngành tài chính ngân hàng
    Giá dầu giảm tác động tới Nga nhiều hơn trừng phạt của phương Tây