tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-10-2017

  • Cập nhật : 03/10/2017

Các hãng xe đạp điện châu Âu khiếu nại Trung Quốc bán phá giá

Hiệp hội các nhà sản xuất xe đạp châu Âu (EBMA) đã gửi khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) đối với những chiếc xe nhập khẩu từ Trung Quốc.

tram tiep nhien lieu cho xe dap dien tai thanh pho koblenz (duc) anh: reuters

Trạm tiếp nhiên liệu cho xe đạp điện tại thành phố Koblenz (Đức) ẢNH: REUTERS

Theo Reuters, các nhà sản xuất xe đạp châu Âu nói rằng những chiếc xe đạp điện được nhập khẩu từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường và được bán với giá đôi khi còn thấp hơn cả chi phí sản xuất, trong khi xe của các hãng châu Âu phải bán với giá quá cao và nhận được sự trợ cấp không công bằng. EC cho biết đến cuối tháng 10.2017 sẽ thông báo chính thức về việc liệu có nên bắt đầu cuộc điều tra hay không.

EBMA cũng đang chuẩn bị một khiếu nại khác có liên quan đến cáo buộc xe đạp điện của Trung Quốc đã nhận được trợ cấp bất hợp pháp và đề nghị các nhà chức trách nên yêu cầu nhà sản xuất Đại lục đăng ký xuất khẩu xe vào châu Âu.

Nếu cuộc điều tra này được tiến hành thì đó sẽ là động thái mới nhất trong một loạt các cuộc điều tra nhắm vào những mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, từ thép cho đến các tấm pin năng lượng mặt trời, và hành động này có thể sẽ gây căng thẳng thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt với những thương vụ có sự hỗ trợ từ chính phủ Bắc Kinh.

Đây không phải lần đầu tiên xe đạp là một điểm nóng trên thị trường, Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 12.2016 đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã lôi kéo về phía mình một thỏa thuận thương mại lớn bằng cách nhấn mạnh rằng xe đạp của họ là một sản phẩm xanh miễn thuế. Những chiếc xe đạp loại thường của quốc gia châu Á cũng đã phải chịu thuế chống bán phá giá của EU kể từ năm 1993.

EBMA cho biết có hơn 430.000 xe đạp điện của Trung Quốc đã được bán tại EU vào năm 2016, tăng 40% so với năm trước và dự đoán con số này sẽ tăng lên khoảng 800.000 trong năm nay.

Ông Moreno Fioravanti, Tổng thư ký của EBMA, nói rằng người châu Âu mua khoảng 20 triệu xe đạp mỗi năm, trong đó khoảng 10% là xe đạp điện. Lượng xe đạp điện được tiêu thụ có thể tăng lên khoảng 25% trong vòng 5 năm tới.

Các công ty châu Âu đã đi tiên phong trong công nghệ hỗ trợ bàn đạp mà nhiều dòng xe đạp điện hiện giờ đang dùng và cũng đầu tư khoảng 1 tỉ euro để phát triển thị trường xe đạp vào năm ngoái, nhưng nhiều khả năng họ đang để mất ngành công nghiệp này vào tay Trung Quốc.

“Hiện nay có thể nói xe đạp châu Âu có chất lượng tốt nhất trên thế giới và chúng tôi đã phải dđầu tư hằng năm để gia tăng phạm vi thị trường. Nhưng các hãng sản xuất xe đạp Trung Quốc lại đang nhận trợ cấp của chính phủ để bán phá giá. Mức trợ cấp này có tác động đến 30, 40, thậm chí 50% giá thành sản phẩm. Họ có trợ cấp, họ tạo ra tình trạng dư thừa, họ tạo ra sự bán phá giá”, ông Fioravanti nói.(Thanhnien)
-----------------

Doanh nghiệp tư nhân phải sẵn sàng cho cạnh tranh toàn cầu

Theo thống kê, kinh tế tư nhân là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước.Sáng 30/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc tọa đàm đối thoại chính sách với các tập đoàn kinh tế tư nhân với chủ đề “Chính phủ và các tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành phát triển kinh tế”. Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

thu tuong toa dam doi thoai chinh sach voi mot so tap doan kinh te tu nhan

Thủ tướng tọa đàm đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh tế tư nhân

Theo thống kê, kinh tế tư nhân là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Những cỗ máy tăng trưởng ở mọi tỉnh, thành phố, với tiềm năng, thế mạnh riêng có, chủ yếu từ kinh tế tư nhân. Từ năm 2010 trở lại đây, kinh tế tư nhân đóng góp trên 43% GDP trong khi tỷ lệ này của khu vực kinh tế Nhà nước là khoảng 28,9%.Cuộc tọa đàm được xem là chưa có tiền lệ bởi trước đây, thường chỉ có các cuộc tọa đàm với doanh nghiệp nói chung hoặc doanh nghiệp Nhà nước.

Có nghiên cứu cho rằng, với mỗi một đơn vị vốn bổ sung thì khu vực tư nhân Việt Nam đang tạo ra doanh thu nhiều gấp 3 lần so với doanh nghiệp Nhà nước. Điều này thể hiện chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm rất nhiều ở khu vực tư nhân.

Mới đây, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho thấy sự quan tâm của Đảng đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Thủ tướng bày tỏ, không thể gặp hết các doanh nghiệp tư nhân vì lực lượng này rất đông, rất rộng trong khi thời gian eo hẹp và đại diện các tập đoàn tư nhân dự tọa đàm hôm nay là đại diện cho các doanh nghiệp tư nhân.Phát biểu tại cuộc tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thành công của kinh tế tư nhân so với những năm trước đây là rất lớn. Trên thực tế hoạt động ở Việt Nam hiện nay, trong gần nửa triệu doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 0,5%, doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 2,8% còn doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 96,7%. Theo Thủ tướng, “doanh nghiệp tư nhân chiếm một vị thế gần như tuyệt đối về số lượng. Nhiều tập đoàn, tổng công ty tư nhân rất thành công mà quý vị là người đại diện hôm nay”.

“Có thể nói, các tập đoàn, tổng công ty tham dự hôm nay là những đơn vị thành công, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước”, Thủ tướng chia sẻ và đặt vấn đề, trong tổng số 496.000 doanh nghiệp đang hoạt động mà tư nhân chiếm phần lớn thì doanh nghiệp vừa, lớn chỉ dưới 10.000, còn lại 486.000 là doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ. "Vậy phải làm sao để không phải chỉ có mười mấy người ngồi đây, không phải chỉ có dưới 10.000 doanh nghiệp mà phải có nhiều anh, nhiều chị, nhiều tập đoàn tư nhân ở Việt Nam lớn mạnh như quý vị cùng ngồi đây”.

thu tuong lang nghe tam tu, nguyen vong cua cac tap doan tu nhan

Thủ tướng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tập đoàn tư nhân

Nút thắt của vấn đề này là cái gì? Cần phải giải quyết vướng mắc nào để kinh tế tư nhân phát triển. Có vấn đề gì đặt ra trong phát triển kinh tế tư nhân nước ta theo Nghị quyết Trung ương 5. Vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển mạnh? Môi trường kinh doanh hay thuế khóa, hay ở khâu đối xử? Nhà nước phải làm gì để kinh tế tư nhân phát triển tốt và Nhà nước phải làm gì trong giai đoạn hiện nay và bản thân doanh nghiệp phải làm gì?

Thủ tướng nhấn mạnh mục đích tọa đàm là hỏi và đáp, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tập đoàn tư nhân một cách chân thành, với tinh thần nói thẳng, nói thật, trách nhiệm.

“Hôm nay chúng tôi nghe quý vị chính là để tiếp tục tháo gỡ, tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển đúng hướng, ngày càng có nhiều tập đoàn tư nhân lớn mạnh cùng với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Thủ tướng nêu rõ.

Doanh nghiep tu nhan phai san sang cho canh tranh toan cau

Phát biểu tại hội nghị, Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, đại diện tiêu biểu của khu vực kinh tế tư nhân cho biết: “GDP quí 3 đạt tới 7,46 %, chủ yếu đến từ khu vực kinh tế tư nhân và FDI. Đây là kết quả bước đầu tích cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vietjet là một ví dụ đã chứng minh khả năng cạnh tranh toàn cầu và sẵn sàng hội nhập, đồng thời thúc đẩy phát triển toàn ngành, kết nối các doanh nghiệp, xây dựng chuỗi cung ứng, đào tạo nhân lực kỹ thuật cao quản lý điều hành bay, bảo dưỡng kỹ thuật, dịch vụ mặt đất, logistic...”

Cách đây gần 2 tháng, tới dự Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2017 với sự tham gia của khoảng 1.000 doanh nghiệp tư nhân, Thủ tướng đã đặt mục tiêu phấn đấu là nâng tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân từ 43%  lên 50–60% GDP. Thủ tướng khẳng định, “chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nằm rất nhiều ở khu vực kinh tế tư nhân” và “những gì mà tư nhân có thể làm tốt thì Nhà nước tạo điều kiện cho tư nhân làm”.

Trong thời gian qua, tính bình quân không có ngày nào mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ không làm việc với doanh nghiệp, về chủ đề doanh nghiệp. Từ đó, một loạt cải cách thể chế, chính sách pháp luật đã được ban hành.(NCĐT)
----------------------

Ấn Độ - thị trường smartphone đang bùng nổ

Số người sử dụng điện thoại di động ở Ấn Độ đang xấp xỉ dân số Mỹ, và số người dùng sẽ còn tăng nhiều trong tương lai.

anh: reuters

Ảnh: Reuters

Theo CNN, quốc gia Nam Á đang trở thành một trong những thị trường di động nóng nhất thế giới. Nhiều thương hiệu quốc tế như Samsung, Apple, Oppo, Vivo và Xiaomi đều đang cố gắng cạnh tranh thị phần với các thương hiệu “cây nhà lá vườn” Ấn Độ như Micromax.

Song đây mới chỉ là khởi đầu. Giới chuyên gia cho hay Ấn Độ hiện có 300 triệu người sử dụng smartphone và con số này sẽ tăng hơn 50% trong vài năm tới. Dưới đây là các yếu tố khiến Ấn Độ trở thành thị trường hấp dẫn.

1 tỉ người Ấn chưa có điện thoại thông minh

Theo số liệu của hãng tư vấn công nghệ Counterpoint Research, có khoảng 650 triệu người sử dụng điện thoại di động ở Ấn Độ song chỉ có hơn 300 triệu người trong số này sở hữu smartphone. Điều này đồng nghĩa với việc Ấn Độ là thị trường smartphone lớn hơn Mỹ, lớn thứ nhì thế giới và còn khoảng 1 tỉ người chưa có smartphone. Đây là cơ hội “khủng” với các hãng sản xuất smartphone.

Nhà phân tích Shobhit Srivastava tại Counterpoint Research: “Ấn Độ là thị trường rất tốt xét về mặt tăng trưởng smartphone. Bạn có hơn 300 triệu người đang dùng điện thoại 2G, loại điện thoại sẽ sớm trở thành smartphone. Đây là cơ hội mà Ấn Độ đang nắm giữ”. Cũng theo Counterpoint Research, 2/3 số người dùng di động ở Ấn, tương đương 433 triệu người, đang có kế hoạch nâng cấp thiết bị của mình trong năm tới.

Gần 900 triệu người Ấn vẫn chưa dùng internet

Hơn 66% trong tổng số 1,3 tỉ dân Ấn Độ vẫn chưa được dùng internet. Song hàng trăm triệu người sẽ tiếp cận internet trong thập niên tới và có nhiều khả năng lên mạng bằng điện thoại. Chuyên gia Srivastava cho biết: “Di động trở thành thiết bị chính để người dùng tiếp cận internet”. Gần đây, ngày càng có nhiều người Ấn Độ lên mạng vì giá truy cập dữ liệu đi xuống.

Tỉ phú giàu nhất đất Ấn Mukesh Ambani khởi động cuộc chiến giá cả hồi năm ngoái bằng cách cung cấp cho người dùng sáu tháng truy cập miễn phí vào mạng Reliance Jio 4G. Nhờ đó, Ấn Độ hiện là nước có giá dữ liệu di động thuộc hàng rẻ nhất thế giới. Giá truy cập dữ liệu với tốc độ cao ở Ấn Độ là từ 149 rupee, tương đương 2,3 USD, mỗi tháng.

Ngôn ngữ thúc đẩy tăng trưởng

Ấn Độ có hàng chục phương ngữ và nhiều người sử dụng di động đang lướt web bằng các ngôn ngữ này. Cụ thể, theo báo cáo mới đây của Google và KPMG, Ấn Độ có 234 triệu người sử dụng internet bằng phương ngữ. Con số này được dự báo tăng lên 536 triệu người đến năm 2021.

“Một trong những lý do chính khiến smartphone không thể thâm nhập vào các vùng nông thôn hay thành phố nhỏ hơn là nó dùng tiếng Anh. Bạn phải có ngôn ngữ khu vực, và rất nhiều thương hiệu đã hiểu điều này”. Các hãng Ấn Độ như Indus OS đang tạo ra hệ điều hành có sẵn nhiều phương ngữ. Hệ thống Indus được nhiều thương hiệu hàng đầu Ấn như Micromax sử dụng.

Ấn Độ có hơn 100 thương hiệu smartphone

100 thương hiệu smartphone này đánh vào nhiều phân khúc đa dạng. Samsung là cái tên thống lĩnh thị trường với gần 25% thị phần, theo hãng nghiên cứu IDC. Một số hãng trong nước và quốc tế nắm cổ phần nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng.

iPhone là sản phẩm quá đắt với hầu hết dân Ấn, những người chỉ có thu nhập trung bình thường niên là 1.900 USD. Song gần đây, Apple bắt đầu đưa ra nhiều mẫu điện thoại hơn tại trung tâm công nghệ Bangalore của Ấn với hy vọng cung cấp sản phẩm cạnh tranh hơn. Các nhà sản xuất Đại lục chiếm hơn nửa thị trường Ấn và cũng có nhiều bước đột phá trong năm qua. Tại Ấn Độ, nhiều thương hiệu nhỏ cũng có cơ hội để phát triển. (Thanhnien)
----------------------

Ba ngày 1 tỷ USD: Kỷ lục tiền nóng, 10 năm có 1

hang ty usd do vao thi truong trong mot thoi gian ngan, soi suc khong kem gi thoi ky dinh cao 10 nam truoc daynguon anh: vietnamnet

Hàng tỷ USD đổ vào thị trường trong một thời gian ngắn, sôi sục không kém gì thời kỳ đỉnh cao 10 năm trước đâyNguồn ảnh: Vietnamnet

Dòng tiền tỷ USD

Thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam đang nóng lên và trở nên sôi động bất ngờ trong tháng 5/2017, một hiện tượng lạ, hiếm có ở vào một tháng mà thường thì người bán nhiều hơn người mua (Sell in May).

Đã lâu rồi, sức hút của thị trường chứng khoán (TTCK) lại mạnh mẽ và bền bỉ như vậy. Hàng loạt các cổ phiếu tăng lên mức cao kỷ lục chưa từng có vẫn đang tăng tiếp. Chỉ số chứng khoán lên mức cao nhất 9 năm nhưng vẫn đang trên đà đi lên. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 11%, gấp đôi so với cùng kỳ 2016.

Giao dịch trên thị trường là một điểm nhấn. Giá trị giao dịch đang đứng ở mức cao kỷ lục trong lịch sử, với bình quân giao dịch trong tháng 5 đạt hơn 5 ngàn tỷ đồng (có những phiên lên tới 7 ngàn tỷ đồng), tăng gấp 2-3 lần so với cách đây vài năm, cao gấp khoảng 1,5-2 lần so với trung bình giao dịch 2016.

Như vậy, chỉ trong khoảng 3-4 ngày, thị trường chứng khoán đón nhận khoảng 1 tỷ USD giao dịch trên 2 sàn TP.HCM và Hà Nội. Kỷ lục mới về giao dịch thường xuyên được xác lập. Đây là điều chưa từng có và là một điểm khác biệt.

Sắp tới đây, kỷ lục thanh khoản 10 tỷ đồng/phiên hay 1 tỷ USD cho 2 phiên được đánh giá hoàn toàn có thể đạt được khi mà quy mô TTCK vẫn đang tăng lên hàng ngày, room ngoại đang được mở rộng ra và hơn hết thời điểm hiện tại vẫn được đa số các NĐT coi là cơ hội tốt tham gia thị trường.

Cho dù thị trường đã tăng nhanh trong 5 tháng đầu năm, nhưng dòng tiền chưa có xu hướng suy giảm. Khối ngoại gần đây thậm chí còn tăng mạnh mua vào, mỗi phiên đều đạt vài ba trăm tỷ đồng.

Quy mô vốn của thị trường cũng tăng vọt. So với 10 năm trước, số lượng cổ phiếu tăng gấp 10 lần. Vốn hóa trên thị trường có thể tăng gấp cả trăm lần do số lượng cổ phiếu lớn lên sàn rất nhiều như: Sabeco, Habeco, VietJetAir, ACV,... trong khi đa số các DN lớn nhiều lần phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn trong thập kỷ qua.

Chỉ số VN-Index trong 5 tháng đầu năm chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ, hiện đứng rất vững trên ngưỡng 700 điểm và đang chinh phục ngưỡng 750 điểm.

Kỳ vọng mới

Một điểm khác biệt so với đợt sôi sục 10 năm trước đây là dòng tiền hiện rất bền vững, niềm tin trên thị trường hiện rất lớn, trái với dòng tiền nóng và hiện tượng tâm lý bầy đàn bao phủ trên khắp thị trường trong giai đoạn 2007.

Ông Lê Quang Trí - Giám đốc khối kinh doanh của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) cho biết, TTCK đang phát ra những tín hiệu rất tích cực và có dấu hiệu tăng trưởng bền vững hơn rất nhiều so với 10 năm trước đây.

“Hàng loạt các tài khoản cũ, không giao dịch 5-7 năm giờ đồng loạt hoạt động trở lại. Rất nhiều nhà đầu tư cũ đang quay trở lại thị trường, trong khi đó số lượng nhà đầu tư mở tài khoản mới rất nhiều”, ông Lê Quang Trí chia sẻ.

Theo chuyên gia đến từ TVB, điều đáng ghi nhận là dòng tiền ở vào thời điểm này “thật hơn nhiều”, chủ yếu là “tiền tươi”, chứ không phải đi vay. “Margin ở các CTCK không căng, không chịu áp lực giải chấp. Dòng tiền đến từ các NĐT cũ mới và cả các NĐT ngoại với lượng mua ròng gần như liên tục từ Tết Nguyên đán tới giờ”.

Ông Bùi Tiến Đức, chuyên viên tư vấn đầu tư, Team Phân tích Biên an Toàn, VnDirect Securities TP.HCM cũng có cùng nhận định cho rằng, TTCK đang rất tích cực.

“Hiện tại, sự kỳ vọng Việt Nam được vào danh sách xem xét nâng hạng của tổ chức MSCI đã khiến dòng vốn khối ngoại đổ vào TTCK Việt Nam từ đầu năm tới giờ khá nhiều. Lý do thứ 2 là: đang có 1 lượng NĐT cũ, đã ngưng giao dịch từ trước, và lớp NDT mới bắt bắt đầu tham gia lại thị trường. Cùng với đó là tín dụng tăng trưởng tốt từ đầu năm đến nay. Giúp lượng tiền được giải ngân nhiều hơn. Các yếu tố này đang giúp thị trường giao dịch tích cực, thanh khoản của thị trường tăng lên rất nhiều”, ông Bùi Tiến Đức phân tích.

Theo ông Bùi Tiến Đức, tín hiệu tích cực bắt đầu tư sau Tết nhưng sự bùng nổ bắt đầu từ khoảng 2 tháng gần đây.

Tín hiệu mà ông Đức đánh tích cực nhất là dòng vốn ngoại và nếu Việt Nam vào được danh sách xét xem xét nâng hạng, thì dòng vốn nước ngoài sẽ còn tiếp tục đón đầu đổ vào thị trường Việt Nam.

Về sâu xa, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, niềm tin vào triển vọng kinh tế nhờ có các động thái hỗ trợ kinh tế tư nhân, nỗ lực xử lý cục nợ xấu tồn đọng… đã khiến dòng vốn đổ mạnh vào TTCK.

Ông Đức cũng xác nhận chu kỳ 10 năm đang lặp lại. Trước hết đó là sự trở lại của dòng tiền đầu tư. Điểm khác nhau có lẽ nằm ở chỗ: trình độ của NĐT hiện giờ đã cao hơn rất nhiều, cổ phiếu được sự báo sẽ tiếp tục phân hóa sâu sắc, không còn cùng đồng loạt lên hay xuống. Tâm lý mua bán bầy đàn sẽ không còn nhiều.

“10 năm trước là bong bóng chứng khoán do tiền nóng đổ vào, trong đó đòn bẩy lớn. Rât nhiều công ty bị đánh giá vượt giá trị rất nhiều. Còn bây giờ, dòng tiền phân hóa. DN nào làm ăn tốt, có triển vọng tốt thì thị trường đánh giá cao hơn. Do đó, thị trường sẽ bền vững, giảm đi tình trạng bong bóng”.

Còn hiện tại, dòng tiền vay kinh doanh cổ phiếu được kiểm soát rất chặt chẽ. Thông tư 36 có hiệu lực từ đầu 2015 đã quy định các NHTM không cho vay kinh doanh cổ phiếu quá 5% vốn điều lệ.(Vietnamnet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục