Việt Nam sẽ nhập khẩu than từ Indonesia?; Jack Ma: Alibaba sẽ lớn hơn kinh tế Anh, Pháp trong 20 năm; Gia tăng số thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD; Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố suy thoái kinh tế Nga kết thúc

Từ tháng 8 tới nay, chỉ trong vòng 50 ngày, 3 hãng bay của châu Âu đã phá sản làm dấy lên câu hỏi về sức cạnh tranh của ngành hàng không.
Theo CNN, tuyên bố phá sản của hãng Air Berlin (Đức) và hãng hàng không Quốc gia Alitalia của Italy đã mở đầu cho sự sụp đổ hàng loạt của các hãng hàng không tại châu Âu.
Monarch Airlines của Anh là hãng bay thứ ba tuyên bố phá sản trong thời gian gần đây. Hãng đã tạm dừng hoạt động vào hôm 2/10 vừa qua và khiến khoảng 110.000 du khách Anh bị mắc kẹt ở nước ngoài.
Trong bối cảnh cảnh ngành hàng không châu Âu đang phải chật vật cạnh tranh với các mô hình kinh doanh vận tải thay thế, việc có tới 3 hãng hàng không tuyên bố phá sản chỉ trong vòng 50 ngày đã dấy lên câu hỏi về sức cạnh tranh của ngành này.
|
Monarch Airlines là hãng hàng không thứ ba của châu Âu phá sản chỉ trong vòng 50 ngày |
Các nhà phân tích cho biết sẽ còn nhiều hãng hàng không nữa phải chật vật trong những tháng tới, nhất là các hãng nhỏ.
Nhà phân tích Rob Byde tại Cantor Fitzgerald cho biết: “ Đây chính là vấn đề về quy mô và cạnh tranh. Có thể tới đây chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều hãng hàng không nữa ở thị trường châu Âu phá sản”.
Bằng việc chào bán vé máy bay chỉ với giá 1 USD, các hãng hàng không giá rẻ với đại diện tiêu biểu là Ryanair và EasyJet đang thu hút hàng triệu hành khách tại châu Âu và khiến cho các đối thủ cạnh tranh lao đao.
"Khi ngành hàng không nhận ra rằng nguồn cung đang tăng nhanh hơn so với nhu cầu thị trường, họ sẽ hạ giá. Đó cũng chính là lúc cuộc cạnh tranh khốc liệt bắt đầu”, nhà phân tích độc lập Louise Cooper cho hay.
Cũng theo bà Cooper, do thiếu quy mô cần thiết để có thể thương lượng mức giảm giá cao cho các mặt hàng như nhiên liệu máy bay, các hãng hàng không nhỏ sẽ không thể bắt kịp các hãng giá rẻ hàng đầu. Trong khi đó, áp lực về chi phí vận hành bộ máy và các kỳ vọng khác đã khiến các hãng hàng không quốc gia không thể áp dụng các chiến thuật nói trên.
Ông Gerald Khoo, chuyên gia phân tích của Liberum, cho biết: “Những cái tên yếu thế nhất hiện nay đang dần bị 'bỏ lại'. Điểm chung của những hãng bay có nguy cơ phá sản chính là việc họ đã gặp khó khăn về tài chính trong nhiều năm và đang chịu sức ép không nhỏ từ các đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn”.
Ngoài ra, ông Byde còn cho biết thêm ngành hàng không châu Âu cũng đang gặp nhiều vấn đề khác như tình trạng thiếu hụt phi công và các cuộc tấn công khủng bố đã khiến các hãng hàng không như Monarch phải tránh các điểm đến nổi tiếng như Tunisia và Ai Cập. Nỗi lo về khủng bố đã khiến Monarch phải chuyển sang một số chặng bay khác đông đúc hơn và có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, nhưng không phải là thế mạnh của hãng này.
“Bên cạnh đó, sự thay đổi trên đồng thời mang tới các cơ hội mới với các hãng hàng không có tiềm lực tài chính mạnh hơn. Trong tuần trước, Qatar Airways đã tuyên bố hãng này đã mua lại một lượng nhỏ cổ phiếu của hãng hàng không Meridiana của Italy. Đây là động thái giúp Qatar Airways mở rộng mạng lưới tại châu Âu", ông Byde nói.
Trao đổi với CNN, Bà Deirdre Hutton, Chủ tịch Cơ quan Hàng không dân dụng Anh quốc (CAA), cho biết bà không lo lắng tới các hãng hàng không khác của Anh. “ Tôi không thấy lo lắng gì cả. Tôi nghĩ đây chỉ là hệ quả của các vấn đề của riêng Monarch”, vị này chia sẻ.
CCA phải đưa 110.000 hành khách bị Monarch bỏ lại tại nước ngoài về Anh trong 2 tuần tới.
Bà Hutton cũng khẳng định sẽ nỗ lực hạn chế tối đa ảnh hưởng tới kì nghỉ hành khách, các chuyến bay của 110.000 hàng khách này sẽ chỉ xê dịch vài giờ so với giờ bay ban đầu của họ.
Việc Monarch phá sản cũng ảnh hưởng tới 750.000 hành khách đã đặt trước các chuyến bay và các gói du lịch trọn gói của hãng này. (Zing)
----------------------------
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Yến vừa chủ trì kỳ họp thứ 10 Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc tại Hà Nội.
Bộ Công Thương cho biết tại hội nghị, phía Trung Quốc đồng ý tích cực thúc đẩy công tác đánh giá tiêu chuẩn gia nhập thị trường Trung Quốc đối với sữa và sản phẩm từ sữa của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc; đẩy nhanh công tác kiểm dịch cho phép nhập khẩu hoa quả Việt Nam như măng cụt, dừa, roi, na, chanh leo… vào Trung Quốc.
Hai bên cũng tích cực phối hợp trao đổi thông tin, xây dựng cơ chế cảnh báo sớm để đảm bảo an toàn chất lượng, vệ sinh thực vật và sự thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang Trung Quốc, vấn đề xuất khẩu heo sống sang Trung Quốc.
Ngoài ra, hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy giải quyết các vấn đề tại các dự án như đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án đạm từ than cám Ninh Bình. Bên cạnh đó khởi động nghiên cứu khả thi việc sử dụng khoản viện trợ trong khuôn khổ gói 1 tỉ nhân dân tệ hỗ trợ Việt Nam trong vòng năm năm để xây dựng Học viện Y dược học cổ truyền tại Việt Nam trong năm 2017…(PLO)
-----------------------
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tình hình xuất khẩu cá tra sang Mỹ.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Biển Đông (Khu công nghiệp Trà Nóc II, thành phố Cần Thơ) - một trong ba doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN |
Trước đó, Báo điện tử Vietnamplus của Thông tấn xã Việt Nam ngày 16/9/2017 có phản ánh: Trong tháng 8/2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 18,44 triệu USD, giảm 58,5% so với tháng 7/2017 (44,45 triệu USD) và giảm 54,8% so với tháng 8/2016 (40,8% triệu USD).
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi Mỹ tiến hành kiểm tra 100% lô hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu từ ngày 2/8/2017 đã xuất hiện một số khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương rà soát tình hình và có giải pháp ứng phó kịp thời; khẩn trương xử lý các kiến nghị của VASEP theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/10/2017. (Thanhnien)
--------------------
Việt Nam sẽ nhập khẩu than từ Indonesia?; Jack Ma: Alibaba sẽ lớn hơn kinh tế Anh, Pháp trong 20 năm; Gia tăng số thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD; Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố suy thoái kinh tế Nga kết thúc
Gỗ Trường Thành dự báo lãi gấp 10 lần trong 5 năm tới; Đề xuất phương án 'giải cứu' bất động sản trùm mền; Nhiều lô hàng bị trả về vì...không hiểu luật của Mỹ; Xuất khẩu rau quả sang Nhật tăng ấn tượng
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017; Techcombank dự kiến mua lại khoản thoái vốn của HSBC; Công viên Thống Nhất kinh doanh chật vật
Chính sách tiền tệ lại gánh cho tăng trưởng; Trung Quốc liệt 24 doanh nghiệp Hàn Quốc vào danh sách đen; Công bố danh mục công ty thuộc EVN nhà nước nắm giữ 100% vốn; Kinh doanh trên Facebook: trốn thuế sẽ bị bêu tên
Nhật-Trung quyết liệt giành quyền kiểm soát cảng biển châu Á; Doanh nghiệp nội vẫn khó 'bắt tay' với khối FDI; Bank of China tại Việt Nam bổ sung thêm nghiệp vụ mua nợ; TP.HCM: Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt trên 94.000 tỷ đồng
Jack Ma có thể rót tiền vào Grab; Bảo hộ DAP trong nước, nông dân chịu thiệt?; Kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 7,76% trong sáu tháng đầu năm; IMF tiếp tục nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Thế giới tiếp tục dư cung dầu thô vào năm 2018; Tỷ lệ nội địa hoá của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chỉ bằng nửa ở Trung Quốc; Hà Nội bêu tên 72 doanh nghiệp chây ỳ nộp thuế; Uber trở thành bài học cảnh giác cho các startup
Doanh nghiệp ô tô Indonesia tăng tốc vào Việt Nam; Trung Quốc bắt giữ chủ tịch tập đoàn Anbang; Đường sắt khó thu hút vốn tư nhân; Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của VN tăng 12 bậc
TP HCM hút hơn 71.000 tỷ đồng ngoài ngân sách phát triển hạ tầng; CEO Yahoo có gần 260 triệu USD khi rời công ty; Mỹ chuẩn bị áp dụng biện pháp trừng phạt mới với Nga?; Giá cao su tăng mạnh
Xuất khẩu xi măng 5 tháng thu về 288 triệu USD; VASEP kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ; Vitas kiến nghị xóa thuế nhập khẩu xơ Polyester để tăng cạnh tranh; VNG đạt lợi nhuận cao gấp 2 lần vốn điều lệ
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự