tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-05-2016

  • Cập nhật : 26/05/2016

Công ty bán bản quyền Ngoại Hạng Anh ở Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc

Công ty vừa bán bản quyền Ngoại Hạng Anh ở Việt Nam - MP& Silva đã được bán lại cho các doanh nghiệp Trung Quốc với mức giá khoảng 1,4 tỷ USD Lễ đón Tổng thống Obama trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam được tổ chức trọng thể theo nghi lễ cấp cao dành đón các Nguyên thủ nước ngoài thăm Việt Nam.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Ngày 24/5, Reuters đưa tin công ty MP&Silva, đơn vị sở hữu bản quyền truyền hình giải bóng đá Ngoại Hạng Anh đã được chuyển đổi chủ sở hữu sang cho hai doanh nghiệp Trung Quốc là Everbright và Baofeng với mức giá 1,4 tỷ USD. 

Sự kiện này nằm trong chuỗi những vụ mua bán của các ông chủ Trung Quốc liên quan đến lĩnh vực thể thao trên thế giới trong suốt thời gian qua. 

Thương vụ này sẽ giúp tài sản của các ông chủ Trung Quốc liên quan đến thể thao trên toàn thế giới gia tăng nhanh chóng, đồng thời cũng giúp công ty MP&Silva tiến thêm một bước vào thị trường thể thao Trung Quốc, nơi được dự báo sẽ đạt đến giá trị 762 triệu USD vào năm 2025. 

Giám đốc điều hành của Everbright, ông Xue Feng nói: "Trung Quốc là nơi có lượng người hâm mộ thể thao lớn nhất thế giới, Thị trường thể thao tại đây cũng đang là một trong những lĩnh vực đầu tư nóng nhất hiện nay". 

MP&Silva thực ra không xa lạ ở Việt Nam. Họ chính là đơn vị sở hữu bản quyền truyền hình Ngoại Hạng Anh ở Việt Nam trong hai giai đoạn 2007-2010 và 2016-2019. Chính sự có mặt của công ty này ở Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới cho sự độc quyền phát sóng Ngoại Hạng Anh trên lãnh thổ Việt Nam. 

MP&Silva được thành lập từ năm 2004, với 2 nhà sáng lập chính Riccardo Silva – Andrea Radrizzani. Công ty truyền thông này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bản quyền các sự kiện thể thao. Trước khi thuộc về các ông chủ Trung Quốc, họ đang nắm giữ bản quyền World Cup, các giải bóng đá VĐQG hàng đầu châu Âu, Tennis, đua xe F1...

Với việc thâu tóm MP&Silva, dự báo Trung Quốc sẽ có những ảnh hưởng to lớn hơn nữa trên thị trường phân phối bản quyền truyền hình các sự kiện thể thao thế giới, nhất bóng đá.

Doanh nghiệp sản xuất que hàn kêu cứu

Thay vì được hưởng mức thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất vật liệu hàn từ 0-5%, hiện nay khi biện pháp tự vệ được áp dụng đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu, là nguyên liệu để sản xuất que, dây hàn của các doanh nghiệp (DN) trong nước, phải chịu mức thuế mới 14,2%. Điều này gây ra những khó khăn thực sự cho DN khi phải gánh thêm chi phí đầu vào.
dn san xuat que, day han them kho khan khi thue nk nguyen lieu san xuat tang len 14%. anh minh hoa: internet.

DN sản xuất que, dây hàn thêm khó khăn khi thuế NK nguyên liệu sản xuất tăng lên 14%. Ảnh minh họa: Internet.

Hiện nay, nguyên liệu chính để sản xuất que hàn là các chủng loại thép, như: H08A; H08AB; SWRY11; SWRY11Cr; SWRY11Bo; SWRY11Ni; SAE1008; SAE1008B…, đây là những loại thép trong nước chưa sản xuất được. Vì thế nhiều năm nay, các DN sản xuất vật liệu hàn phải đi nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, Nga và các nước trong khu vực.

Nếu tính từ trước năm 2015, thuế NK thép từ 0%-5%, tương ứng là thuế nhập sản phẩm que, dây hàn hoàn chỉnh có mã HS : 8311 là 20%-30%. Với các mức thuế đó, DN cho rằng, họ có khả năng cạnh tranh, có lãi, đảm bảo tốt việc làm và thu nhập cho người lao động. 

Từ thời điểm 1-1-2015, khi các nội dung cam kết của những FTA được Nhà nước ký kết, mức thuế NK vật liệu hàn hoàn chỉnh trở về mức 0%. Để có thể cạnh tranh với các sản phẩm NK, các DN sản xuất vật liệu hàn đã gồng mình cải tiến công nghệ, tổ chức sản xuất nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm vật tư nguyên liệu, phần nào ổn định sản xuất, chiếm lĩnh thị trường vật liệu hàn và cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại, tăng thu nhập cho người lao động, đóng thuế vào ngân sách Nhà nước nhiều hơn.

Tuy nhiên, mới đây Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 7-3-2016 của Bộ Công Thương về việc áp thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài NK vào Việt Nam từ các nước, vùng lãnh thổ đã khiến DN gặp nhiều khó khăn. Với mức thuế tự vệ tạm thời được áp dụng, các loại thép NK làm vật liệu hàn sẽ chịu chung cảnh ngộ với mức thuế áp 14,2%. Điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm nhập ngoại có lợi thế cạnh tranh lấn lướt, xâm chiếm thị trường và bóp chết các DN trong nước.

Với mức thuế này, ông Ngô Bá Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức cho rằng, đây sẽ là khó khăn rất lớn đối với các DN sản xuất que hàn. Thậm chí, các DN sẽ không thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại dẫn đến sản xuất bị ngừng trệ, thậm chí phá sản, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm, thu nhập của hàng ngàn lao động và có tác động nhiều đến an sinh xã hội.

Cách đây 10 năm trở về trước sản phẩm que hàn Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Nhưng, với sự nỗ lực của các DN trong nước thì hàng Trung Quốc dần lùi bước. Đến nay que hàn của các DN trong nước sản xuất đã chiếm tới 75-80% thị phần, đồng thời tạo việc làm cho hàng ngàn lao động có thu nhập ổn định
Ông Ngô Bá Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Que hàn Điện Việt Đức 

Cùng quan điểm đó, Công ty Cổ phần Kim Tín cũng đề nghị Bộ Công Thương “tính toán lại”. Công ty này cho rằng, các sản phẩm bị áp thuế tự vệ với các mã HS quá rộng, gây khó khăn và ảnh hưởng nặng nề cho công ty trong việc NK nguyên liệu sản xuất. Công ty Kim Tín đề xuất: không áp thuế với thép dài, Bộ Công Thương có thể căn cứ nhu cầu sử dụng thép của DN để cấp hạn ngạch NK.

Ông Hoshino Yoichi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam (KSVC) cũng đưa ra đề xuất sử dụng hệ thống quota (hạn ngạch) NK cho các DN, thay vì áp thuế.

Cùng đồng quan điểm với các doanh nghiệp, TS. Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam kiến nghị: việc áp thuế phòng vệ là cần thiết, nhưng riêng các chủng loại thép NK dùng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp sản xuất que, dây hàn các loại mà ngành thép trong nước không sản xuất được nên tạm thời chưa áp dụng. Cần phải có thời gian để các DN đổi mới công nghệ thiết bị nâng cao năng suất lao động, cơ cấu lại sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đủ khả năng cạnh tranh.

Trong trường hợp không thể giải quyết toàn cục, TS. Đỗ Hữu Hào đề nghị “xử lý cục bộ”, ưu tiên một số DN có sản lượng lớn, có đông người lao động và có đóng góp cho ngân sách Nhà nước theo phương thức tạm thời chưa áp thuế phòng vệ năm 2016. Những năm tiếp theo nâng dần mức áp thuế để DN có điều kiện khắp phục dần nếu chưa dỡ bỏ việc áp dụng thuế phòng vệ.


Vinamilk sẽ chi 2.400 tỷ đồng trả cổ tức trong tháng 6

Với mức chi cổ tức 60% cho năm 2015, công ty này đã trích tới 82% lợi nhuận cả năm chia cho cổ đông.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán, ngày 6/6 tới đây, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã VNM) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 2/2015 bằng tiền tỷ lệ 20%, tương đương với mỗi cổ phiếu sở hữu, cổ đông được nhận 2.000 đồng. Thời gian thanh toán là 16/6/2016.
Ước tính, Vinamilk sẽ chi 2.400 tỷ đồng cho lần trả cổ tức này, nâng tổng cổ tức năm 2015 lên 60%. Đây là mức cổ tức kỷ lục của doanh nghiệp này kể từ khi cổ phần hóa, tương ứng mức chi cổ tức cả năm tổng cộng lên 6.400 tỷ đồng. 
Năm 2015, Vinamilk báo lãi sau thuế gần 7.770 tỷ đồng. Như vậy, với mức chi cổ tức 60%, công ty này đã trích tới 82% lợi nhuận cả năm chia cho cổ đông.
Mới đây, Vinamilk đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận phê duyệt tăng vốn đầu tư vào Driftwood thêm 3 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư vào đơn vị này lên 10 triệu USD và tăng tỷ lệ sở hữu từ 70% lên 100%.
Được biết, Driftwood Dairy có trụ sở chính tại bang Califonia, Hoa Kỳ. Đây là công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa đậu nành, kem sữa…), nước hoa quả và đồ ăn nhẹ… Các sản phẩm được phân phối tại thị trường California và có thể được xuất khẩu.

FPT: 4 tháng đầu năm lãi ròng 504 tỷ đồng

4 tháng đầu năm FPT đạt 796 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trong đó lợi nhuận từ thị trường nước ngoài đạt 248 tỷ đồng. Lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và bán lẻ các sản phẩm công nghệ tiếp tục là 2 điểm sáng lớn nhất của FPT.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo tin từ CTCP FPT (mã FPT), kết thúc 4 tháng đầu năm 2016, FPT ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 11.524 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch 4 tháng. Lợi nhuận trước thuế đạt 796 tỷ đồng, vượt 10% so với kế hoạch 4 tháng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 504 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch 4 tháng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 1.267 đồng.

FPT cho biết, lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và bán lẻ các sản phẩm công nghệ tiếp tục là hai điểm sáng lớn nhất của hoạt động kinh doanh trong 4 tháng đầu năm. Cụ thể, lĩnh vực xuất khẩu phần mềm ghi nhận tốc độ tăng trưởng 38% về doanh thu và 23% về lợi nhuận, đạt tương ứng 102% và 100% kế hoạch tháng.

Đặc biệt thị trường Nhật – thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài đạt mức tăng trưởng doanh thu cao nhất trong các năm trở lại đây với mức tăng 59% so với 4 tháng đầu năm 2015.

Lĩnh vực bán lẻ cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với mức tăng 34% về doanh thu và 36% về lợi nhuận sau 4 tháng, đạt tương ứng 106% và 103% kế hoạch 4 tháng.

Định hướng toàn cầu hóa cũng tiếp tục duy trì kết quả khả quan với doanh thu từ thị trường nước ngoài sau 4 tháng tiếp tục tăng 35% so với cùng kỳ, đạt 1.689 tỷ đồng. Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài đạt 248 tỷ đồng, tăng mạnh 58% so với cùng kỳ.

Năm 2016, FPT đặt kế hoạch doanhthu 45.796 tỷ đồng và 3.151 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; cổ tức bằng tiền kế hoạch 20%.

Công nghệ khởi sắc từ cuộc đua Apple - Google

Việc Apple cạnh tranh cùng với Google sẽ thúc đẩy nền công nghệ thế giới phát triển hơn nữa trong tương lai, trên cả lĩnh vực phần cứng lẫn phần mềm.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Apple và Google hiện là hai hãng công nghệ hàng đầu thế giới. Trước đây, Google tập trung chủ yếu cho mảng tìm kiếm và các dịch vụ trực tuyến, trong khi Apple mạnh về các thiết bị phần cứng. Tuy nhiên, khi đã đứng đầu (hoặc chiếm thị phần lớn) với các sản phẩm mình kinh doanh, cả hai chuyển sang những thứ mới mẻ hơn, tạo nên cuộc đua kỳ thú ở lĩnh vực công nghệ.

Theo The Verge, điều này sẽ giúp công nghệ phát triển hơn nữa trong tương lai, và lợi ích cao nhất vẫn dành cho người dùng, bởi cả hai đều là "đại gia" của thế giới công nghệ.

Sự kiện Google I/O 2016 vừa kết thúc tại Mountain View, California (Mỹ) đã chứng kiến sự ra mắt của hàng loạt sản phẩm, dự án mới. Có thể kể đến Google Home, thiết bị nhỏ nhắn có thể hoạt động như một trợ lý gia đình thông minh và cạnh tranh trực tiếp với Echo của Amazon; Google Allo, ứng dụng nhắn tin cạnh tranh với WhatsApp, sử dụng công nghệ mã hóa tương tự như phần mềm của Facebook; Google Duo sẽ đối trọng với FaceTime của Apple…

Trong khi đó, Apple đang tiếp tục mở rộng số thiết bị của mình thay vì gói gọn ở MacBook, iMac, iPad và iPhone, đồng thời học hỏi các hãng công nghệ khác để tạo ra sản phẩm mới, như iPad Pro với bút cảm ứng Apple Pencil - một sự "tiếp thu" từ Surface của Microsoft; hay công nghệ Touch 3D áp dụng trên iPhone 6s từng có trước trên Huawei Mate S (dù trước đó đã được Apple sử dụng trên bàn rê máy tính MacBook và màn hình cảm ứng Apple Watch dưới tên gọi Force Touch)...

Về hệ điều hành, tính năng mới dễ thấy nhất trên cả iOS và Android là khả năng đa nhiệm, chia màn hình thành dạng cửa sổ, cải thiện khả năng thông báo và có thể trả lời nhanh các thông báo mà không cần phải truy cập trực tiếp vào ứng dụng. Bên cạnh đó, cả hai dù đua tranh nhưng đang dần học hỏi lẫn nhau, như Apple cho phép các nhà phát triển can thiệp sâu hơn vào hệ thống nhằm tiếp cận các chức năng cốt lõi của iOS (gồm cả việc tích hợp bàn phím từ bên thứ ba), trong khi đội ngũ kỹ sư của Google cũng làm việc cật lực để mang khả năng tối ưu điện năng tiêu thụ và quản lý tài nguyên giống như trên iPhone lên Android.

Liệu cuộc đua này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của công nghệ thế giới? Tất nhiên không, trái lại người dùng nên mừng vì điều đó. Mỗi khi Apple và Google xảy ra sự cạnh tranh, một hệ sinh thái nào đó mới hơn, tân tiến hơn sẽ ra đời.

Còn với các công ty khác? Họ có thể vượt qua "cái bóng" của Apple và Google? Có lẽ hiện tại thì chưa, nhưng sự có mặt của họ đang góp phần thúc đẩy các sản phẩm của hai ông lớn càng thêm hoàn thiện, đổi mới. Giới công nghệ cũng nên vui mừng trước thành công từ Spotify, Twitter, Snapchat ở lĩnh vực truyền thông xã hội, hoặc Pebble, một thương hiệu smartwatch ưa chuộng, bởi các công ty này nhỏ nhưng đã khiến Google và Apple phải dè chừng, từ đó phát triển sản phẩm của mình tốt hơn.

Apple và Google vẫn đang đứng trên đỉnh cao danh vọng, nhưng không có gì là mãi mãi. Trong quá khứ, Nokia hay BlackBerry từng ngủ quên trên chiến thắng và tất nhiên, cả hai đều không hề muốn điều đó lặp lại với mình. Thế nên, họ phải có hướng đi mới, và lĩnh vực Thực tế ảo và Trí tuệ nhân tạo đang được cả hai theo đuổi, dù Apple âm thầm hơn, không rầm rộ như Google.

Khi mà hai đối thủ lớn nhất là Samsung đang loay hoay với bài toán thị phần điện thoại thông minh và Microsoft đang tìm hướng đi cho Windows cũng như phát triển dòng máy tính bảng Surface, thì cuộc đua Apple - Google vẫn sẽ rất hấp dẫn trong thời gian tới. Và trên đường đua, sẽ có rất nhiều sản phẩm mới ra đời.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-05-2016

    IMF: Venezuela bán hơn 40 tấn vàng dự trữ trong 2 tháng
    Có thể sớm dỡ bỏ giá trần sữa
    Hội nghị thượng đỉnh G7 chính thức khai mạc tại Nhật Bản
    Thép cuộn cán nguội Việt Nam bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá 5 năm
    Nên điều chỉnh lãi suất huy động USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-05-2016

    Xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đạt gần 12,2 tỷ USD
    Doanh số bán nhà mới tháng 4 tại Mỹ tăng mạnh lên cao nhất 8 năm
    Thêm một ngân hàng thông báo bị hack 9 triệu USD
    Giá dầu lần đầu vượt mốc 50 USD/thùng sau gần 7 tháng
    Ngành thép “cầu cứu” G7 bảo vệ khỏi mối đe dọa từ Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-05-2016

    BĐS còn “hưng phấn” bao lâu?
    PVN ký bản ghi nhớ với hai công ty dầu khí Mỹ
    Nợ xấu đang tăng trở lại
    Có nên giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc?
    Các ngân hàng đang có sự phân hoá về tăng trưởng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-05-2016

    Xuất khẩu 5 tháng đầu năm tăng 6,6%, cách xa mục tiêu
    Bộ Công Thương lùi ngày ra quyết định điều tra chống bán phá giá thép mạ
    Kim ngạch xuất khẩu Hà Nội đạt hơn 4,3 tỷ USD trong 5 tháng
    Vinamilk khánh thành nhà máy sữa trị giá 23 triệu USD tại Campuchia
    Thép cuộn cán nguội bị áp thuế chống bán phá giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 26-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-05-2016

    FED, đừng đùa với rủi ro lãi suất
    Formosa bị truy thu, truy hoàn thuế gần 2.000 tỉ đồng
    Thêm 9 doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng cho Samsung
    Năm 2016, Eximbank sẽ bán 2.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC
    FPT Shop có thể bán cổ phần cho Alibaba?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-05-2016

    Tài sản 10 người giàu nhất Hồng Kông tương đương 1/3 GDP
    Huawei kiện Samsung vì bằng sáng chế
    Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cần gói cứu trợ nghìn tỷ USD
    Nokia có thể cắt giảm tới 15.000 việc làm trên toàn thế giới
    Đồ hiệu ế ẩm ở Trung Đông vì giá dầu sa sút

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-05-2016

    Nhập siêu trở lại trong tháng 5
    Tin tặc sẽ trỗi dậy, có thể phá sập một ngân hàng
    Hàng tỷ đô la từ Hà Nội “chảy” vào Phú Quốc
    Kiến nghị sau 2017 mới “siết tín dụng” vào bất động sản
    Một quỹ đầu tư vừa định giá Thế giới Di động lên tới 1 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-05-2016

    Kỳ vọng xuất khẩu điện tử cán mốc 17 tỷ USD trong năm 2016
    Chính phủ mới Philippines cấm khu vực tư nhân nhập khẩu gạo
    Giám đốc AmCham: TPP thúc đẩy Việt Nam tăng tốc hội nhập
    Doanh nghiệp Việt ký hợp đồng triệu USD xuất khẩu xoài sang Hàn Quốc
    Doanh nghiệp Việt: nắm vững quy định để nâng cao sức cạnh tranh khi xuất khẩu sang EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-05-2016

    Xuất khẩu thủy sản duy trì tăng trưởng ổn định
    Xuất khẩu vải thiều: Hướng tới thị trường cao cấp
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc tiếp tục giảm
    Ai Cập: Thị trường nhập khẩu chè nhiều tiềm năng
    Kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý tăng trưởng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-05-2016

    Nhựa Đông Á kỳ vọng đánh bạt hàng Trung Quốc giá rẻ
    Hàng công nghiệp châu Á giảm giá do lo ngại nhu cầu Nhật Bản, Trung Quốc
    Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp
    Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 5/2016 sẽ duy trì vững
    Bộ Công Thương và GE ký kết hợp tác phát triển điện gió