tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-10-2015

  • Cập nhật : 29/10/2015

Lãnh đạo Quảng Trị mời doanh nghiệp đầu tư 4 tỷ USD

Đích thân Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Trị đã ra Hà Nội xin gặp từng doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư cho 18 dự án, trong đó có những lĩnh vực 'nóng' như du lịch, khách sạn, sân golf...

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bí thư tỉnh ủy và ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND vừa có cuộc gặp sáng 28/10 với các doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư và tháo gỡ những khó khăn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đây là sự kiện diễn ra trước thềm Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Trị dự kiến tổ chức vào tháng 11 tới.

lanh dao tinh quang tri khang dinh se hop tac va ho tro cac doanh nghiep dau tu vao dia phuong nay. anh: bidv.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị khẳng định sẽ hợp tác và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương này. Ảnh: BIDV.

Theo kế hoạch, tỉnh dự kiến kêu gọi đầu tư vào 18 dự án đã xây dưng trong năm 2015, với tổng số vốn khoảng 87.000 tỷ đồng (ước tính gần 4 tỷ USD). Ngoài những lĩnh vực trọng điểm như chế biến, công nghiệp điện năng lượng, đợt xúc tiến đầu tư lần này, tỉnh Quảng Trị còn hướng tới lĩnh vực du lịch như xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng ven biển, xây golf...

Chia sẻ tại buổi làm việc với các doanh nghiệp lớn, ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết rất "tha thiết" mời các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng tại đây. Ông cũng cho biết tỉnh sẵn sàng giao hàng trăm ha đất cho doanh nghiệp làm dự án du lịch, bởi chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng ở tỉnh hiện khá thấp.

Quảng Trị (diện tích hơn 4.700 km2) nằm trên các trục giao thông quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Quảng Trị có nhiều lợi thế cho phép phát triển ở lĩnh vực công nghiệp, nông lâm nghiệp, kinh tế biển, du lịch (nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch thăm quan, khám phá…)

PAPI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) của Quảng Trị năm 2014 đứng đầu cả nước, đạt 39,74 điểm.

Còn Bí thư Nguyễn Văn Hùng lại liên tục cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa về môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp. "Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã công khai số điện thoại để người dân gọi điện phản ánh bất cứ lúc nào. Với các nhà đầu tư, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe ý kiến, kể cả đêm khuya", ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, lãnh đạo địa phương còn cho biết sẵn sàng gõ cửa từng doanh nghiệp để đặt vấn đề đầu tư vào địa phương mà theo các ông còn rất nhiều dư địa phát triển này. Theo gợi mở của ông Hùng, các nhà đầu tư có thể nghiên cứu với lĩnh vực du lịch hoặc giao thông thủy, hệ thống cảng biển và các dịch vụ hỗ trợ khác. "Còn rất nhiều dư địa cho phát triển, vấn đề là chúng ta có nghiên cứu để cùng nhau làm hay không", vị Bí thư này cho biết.

Với vai trò là đơn vị đầu mối tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào Quảng Trị, BIDV cho biết sẽ cân nhắc tài trợ 15.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho tỉnh phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2020. Nhà băng này cũng hứa sẽ hỗ trợ vốn để tập trung phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, phát triển Vùng lõi (phía Nam khu kinh tế) với các dự án lớn về nhiệt điện, năng lượng... 

Trong số 18 dự án tỉnh Quảng Trị kêu gọi xúc tiến đầu tư năm 2015, công trình xây dựng Nhà máy điện khí 1.350 MW Hải Lăng có số vốn dự kiến lớn nhất (1,5 tỷ USD). Tỉnh dự kiến hình thức đầu tư là BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) hoặc BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành). Doanh nghiệp tham gia sẽ được ưu đãi hàng loạt về đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân...

Ngoài ra, Quảng Trị còn mời các doanh nghiệp đầu tư vào dự án khách sạn, nghỉ dưỡng ở ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt với mức vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.200 tỷ đồng (110 triệu USD); Dự án xây trung tâm thương mại, xây sân golf...


Doanh nghiệp Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam

Tại trụ sở Chính phủ chiều 26-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp tỉnh trưởng tỉnh Saitama (Nhật Bản) Ueda Kiyoshi.

Theo trang web Chính phủ, Thủ tướng nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là nỗ lực hết mình để cùng với Nhật Bản tiếp tục triển khai toàn diện và hiệu quả hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước, vì lợi ích và sự phát triển chung của cả Việt Nam và Nhật Bản.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao thiện chí cũng như những kết quả bước đầu hết sức tích cực đạt được trong hoạt động hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp (DN) Saitama tại tỉnh Đồng Nai. Thủ tướng mong muốn các DN của tỉnh Saitama tiếp tục quan tâm, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác, đầu tư ra các địa phương khác của Việt Nam.

Ông Ueda Kiyoshi cho biết các DN của Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam, coi thị trường Việt Nam là một trong những thị trường được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược hợp tác đầu tư ở nước ngoài của mình. Ông cũng bày tỏ bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền tỉnh Saitama trong hỗ trợ các DN của mình sang thúc đẩy hợp tác đầu tư tại Việt Nam, tỉnh Saitama cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ hiệu quả của chính phủ, các bộ, ngành hai nước đối với các hoạt động tìm kiếm cơ hội, mở rộng đầu tư của các DN tỉnh Saitama vào Việt Nam.


Hệ thống khách sạn Sheraton có thể về tay Trung Quốc

3 công ty Trung Quốc được cho là đang cạnh tranh để mua Starwood Hotels – hãng điều hành chuỗi khách sạn W Hotels và Sheraton.

Đây có thể là thương vụ thâu tóm lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc với một công ty Mỹ. Theo giới truyền thông, 3 công ty này là đại gia khách sạn Shanghai Jin Jiang International Hotels, HNA Group - công ty điều hành hãng hàng không Hainan Airlines và quỹ đầu tư quốc gia Trung Quốc - China Investment Corp.Họ đã nộp đơn xin phép Chính phủ Trung Quốc để chính thức được chào giá, Wall Street Journal cho biết. Trung Quốc sau đó sẽ ủy quyền cho chỉ một công ty tham gia thương vụ, nhằm tránh cuộc chiến ra giá giữa các hãng trong nước.

sheraton co the ve tay mot cong ty trung quoc trong thoi gian toi. anh: bloomberg

Sheraton có thể về tay một công ty Trung Quốc trong thời gian tới. Ảnh: Bloomberg

Cổ phiếu Starwood hôm qua đã tăng 9% sau thông tin này, đẩy vốn hóa lên 12,6 tỷ USD. Nếu thương vụ được hoàn tất với mức giá gần như vậy, đây sẽ là thương vụ thâu tóm lớn nhất của Trung Quốc với một công ty Mỹ. Con số này cao hơn nhiều so với 7 tỷ USD mà Shuanghui đã chi cho hãng sản xuất thịt lợn - Smithfield Foods năm 2013, theo Dealogic.

Doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư vào Mỹ với tốc độ kỷ lục. Chỉ riêng năm nay, số thương vụ hoàn tất đã có tổng giá trị 15 tỷ USD. Rất nhiều công ty Trung Quốc đang muốn thâm nhập vào mảng du lịch và giải trí toàn cầu, CNN nhận xét.

Năm 2014, khách sạn biểu tượng của New York - Waldorf Astoria đã được bán cho một công ty bảo hiểm Trung Quốc với giá 1,95 tỷ USD. Tài phiệt bất động sản Trung Quốc - Wang Jianlin cũng đã mua lại chuỗi rạp phim Mỹ - AMC Cinemas năm 2012.

Tương lai của Starwood đang bị treo lơ lửng từ sau khi CEO Frits van Paasschen từ chức hồi tháng 2 trong bối cảnh nhà đầu tư nghi ngờ khả năng tăng trưởng của công ty. Starwood cũng còn sở hữu 2 thương hiệu khách sạn khác, là St. Regis và Westin.

Hồi tháng 4, hãng cho biết đã lên kế hoạch "tìm hiểu các phương án chiến lược và tài chính khác", đồng thời vẫn giữ Lazard làm hãng tư vấn tài chính.


FTA Việt Nam - EU có thể mất 2 năm phê chuẩn

Văn kiện Hiệp định sẽ được hoàn tất vào đầu tháng 12 nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Việt Nam.
ong bruno angelet, tan dai su - truong phai doan eu tai viet nam.

Ông Bruno Angelet, Tân Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam.

Thông tin trên được tân đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) - ông Bruno Angelet chia sẻ trong cuộc họp báo sáng nay (28/10). “Tất cả các nước thành viên EU mong mỏi Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam được thông qua và nhận thức được văn kiện sẽ mang lại nhiều lợi ích. Chúng tôi có ý chí chính trị cao để FTA được ký kết và phê chuẩn”, ông Angelet trả lời câu hỏi của VnExpress.

FTA Việt Nam - EU hoàn tất đàm phán vào tháng 8/2015 và dự kiến văn kiện hiệp định xây dựng xong vào đầu tháng 12 tới, nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Việt Nam. Các nước thành viên EU sẽ mất khoảng hai năm để phê chuẩn hiệp định. "Đây là thời gian quan trọng để lãnh đạo các quốc gia, doanh nghiệp chuẩn bị cho quá trình thực thi", đại sứ EU nói.

Ông Angelet cho rằng điểm quan trọng nhất là phải giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận với nội dung của hiệp định, hướng dẫn cách tiếp cận thị trường châu Âu, vốn đòi hỏi rất cao về chất lượng. "Chúng tôi mong muốn khu vực tư nhân tồn tại và phát triển sau khi hiệp định có hiệu lực. Việt Nam sẽ xuất khẩu nhiều hơn sang EU và mong các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi từ quá trình này", vị này chia sẻ.

Hiệp định FTA Việt Nam - EU được khởi động đàm phán vào tháng 6/2012. Sau gần 3 năm với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ, hai bên đã kết thúc toàn bộ các nội dung cơ bản của hiệp định. Về xuất nhập khẩu, Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ 99% dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định FTA đã được ký kết cho tới nay.

Đại sứ EU nhận xét các thỏa thuận quan trọng gần đây đã tạo ra một nền móng vững chắc cho quan hệ đối tác chính trị và toàn diện. EU và Việt Nam có thể kỳ vọng vào một sự hợp tác thành công trong những năm tới.

Ông Bruno Angelet đảm nhận cương vị Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam kể từ ngày 19/10. Ông đã có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam ở vai trò đại sứ của Bỉ (2011 - 2015) và là Phó trưởng phái đoàn tại Đại sứ quán Bỉ ở Hà Nội. Ông cũng có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các lĩnh vực về châu Âu, như Phó trưởng ban Nội các - Cố vấn về EU của Phó thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, tham gia vào việc phát triển các chính sách ngoại giao châu Âu, chương trình quản lý khủng hoảng và quốc phòng châu Âu tại Phái đoàn thường trực của Bỉ ở EU và tại Bộ Ngoại giao Bỉ.


Đề nghị Quốc hội giám sát việc mua nợ của ngân hàng

Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đứng ra mua các ngân hàng thua lỗ với giá 0 đồng và gánh toàn bộ những khoản nợ cần có sự giám sát của Quốc hội.

dai bieu truong trong nghia phat bieu tai nghi truong chieu nay - anh: ngoc thang

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại nghị trường chiều nay - Ảnh: Ngọc Thắng

Đây là đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) tại phiên thảo luận chiều 28.10 của Quốc hội về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng…

Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng âm vào tiền gửi của dân hàng chục ngàn tỉ, NHNN đứng ra mua 0 đồng, đồng thời gánh toàn bộ những khoản nợ đó. Nếu vài năm tới không thể xóa lỗ được thì Nhà nước phải trả toàn bộ số tiền này.
“Cử tri cho rằng việc gánh nợ cho mấy ông tham nhũng, dù cần thiết, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường. Biết là có Nhà nước gánh nợ, nên người gửi tiền yên tâm, không rút tiền, nhưng những người dân không gửi tiền vào các ngân hàng thua lỗ ấy thì họ không chịu, vì ngân sách cũng là tiền thuế của họ”, ĐB Trương Trọng Nghĩa nói.
Ông Nghĩa đề nghị việc này cần có sự giám sát của Quốc hội. “Quốc hội hỗ trợ NHNN, để NHNN làm một mình thì nặng nề, vất vả quá”, ĐB Nghĩa nói. Theo ĐB Nghĩa, việc mua ngân hàng liên quan đến sử dụng tài sản Nhà nước và tiền ngân sách, Quốc hội phải giám sát.
“Đây chính là thực hiện nguyên tắc kiểm soát quyền lực. Quốc hội phải nhập cuộc và cùng chịu trách nhiệm, không thể nói đó chỉ công việc của Chính phủ, đến khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì mới yêu cầu xử lý”, ĐB Nghĩa đề nghị.
Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, hội nhập phải đi kèm bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và tự chủ kinh tế. Đây không phải là yêu cầu chỉ của nước ta, mà của tất cả các nước.
Ông Nghĩa cũng lưu ý cần có đối sách trước các hiện tượng nước ngoài tiến hành hoạt động thương mại, đầu tư, tín dụng, tạo ra nguy cơ xâm phạm an ninh, chủ quyền, nhất là khi có xung đột, chiến tranh.
Hành vi tiêu cực của lãnh đạo có tác dụng lan truyền
Liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu, ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng, Đảng đã xác định đúng nhưng cần triệt để trong việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
“Chỉ cần người đứng đầu, cấp trên, người nắm quyền lực ở mỗi vị trí, mỗi cấp gương mẫu, kiên quyết, nghiêm khắc thì mọi việc sẽ tốt hơn lên rất nhiều. Người lãnh đạo phải trọng dụng, gần gũi, lắng nghe trung thần, xa lánh, cảnh giác trước nịnh thần, nghiêm trị gian thần. Nhưng trên thực tế thì có hiện tượng ngược lại: xa lánh, nghiêm trị trung thần, lắng nghe, trọng dụng nịnh thần, gần gũi gian thần”, ĐB Nghĩa nói.
Theo ĐB Nghĩa, mỗi hành vi tiêu cực của người lãnh đạo bao giờ cũng có tác động xấu lan truyền, người tốt thì họ chê bai, lên án, mất niềm tin vào lãnh đạo, người xấu thì họ lợi dụng “té nước theo mưa”.
“Đại hội 12 tới đây, cử tri đề nghị Đảng phải kiên quyết loại trừ những người lãnh đạo thiếu gương mẫu, suy thoái về đạo đức vì nhân sự là khâu quyết định của mọi vấn đề”, ĐB Nghĩa nhấn mạnh.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục