tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-2018

  • Cập nhật : 11/05/2018

Sếp Adidas: Gia công giày sẽ tiếp tục dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam

Giám đốc điều hành (CEO) của hãng đồ thể thao Adidas dự báo rằng sự dịch chuyển của hoạt động gia công giày từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tiếp diễn, dù bác bỏ những lo ngại xung quanh việc Mỹ có thể áp thuế quan lên giày dép sản xuất tại Trung Quốc.

cac nha may o viet nam san xuat 44% san luong giay cua adidas trong nam 2017... anh minh hoa.

Các nhà máy ở Việt Nam sản xuất 44% sản lượng giày của Adidas trong năm 2017... Ảnh minh họa.

Hãng tin Reuters cho biết, trong cuộc họp cổ đông thường niên của Adidas, CEO Kasper Rorsted cho biết các nhà máy ở Việt Nam sản xuất 44% sản lượng giày của Adidas trong năm 2017, so với mức 31% vào năm 2012. Trong khi đó, các nhà cung cấp Trung Quốc chỉ đóng góp 19% sản lượng giày của Adidas trong năm ngoái, so với mức 30% vào năm 2012.

"Tôi sẽ không loại trừ khả năng xu hướng này sẽ tiếp diễn", ông Rorsted nói. "Trung Quốc vẫn là một thị trường gia công quan trọng, bất luận vấn đề thuế quan".

Vị CEO nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều bấp bênh xung quanh việc những ngành hàng nào của Trung Quốc có thể chịu thuế quan mới khi vào thị trường Mỹ. "Chúng tôi có thể bị đánh thuế nhập khẩu, nhưng các đối thủ cạnh tranh khác cũng vậy thôi", ông nói.

Puma, một đối thủ đồng hương của Adidas, hiện đang sản xuất khoảng 1/3 sản phẩm tại Trung Quốc. Tháng trước, hãng này nói đang lên kế hoạch khẩn cấp để chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các thị trường châu Á khác nếu giày dép sản xuất ở Trung Quốc bị Mỹ áp thuế quan.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC mới đây, ông Rorsted cho biết hầu hết hàng Adidas sản xuất tại Trung Quốc là để bán tại Trung Quốc. Trong khi đó, phần lớn lượng hàng Adidas phục vụ cho thị trường Mỹ và châu Âu được sản xuất ở Indonesia và Việt Nam.

Vị CEO ước tính 10% hàng mang thương hiệu Adidas được bán ở châu Á có thể là hàng giả, nhái. Số hàng giả, nhái này bao gồm hàng bán tại các cửa hàng thực tế và cả trên mạng.

Quý 1 năm nay, hàng đồ thể thao của Đức này, chứng kiến lợi nhuận ròng đạt 540 triệu Euro, tương đương hơn 647 triệu USD, so với mức 455 triệu Euro cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu trong quý của hãng tăng 10%, đạt 5,55 tỷ Euro. Trong đó, doanh thu tại thị trường Bắc Mỹ tăng 21%, đạt 1,04 tỷ Euro.(VNeconomy)
---------------------------------

Dược phẩm xuất xứ từ các nước EU chiếm 51,8% tổng kim ngạch

Quý đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các nước EU, chiếm gần 52% tổng kim ngạch nhóm hàng.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng dược phẩm của Việt Nam trong quý 1/2018 đạt 591,1 triệu USD giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2017, tính riêng tháng 3/2018 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 2287,7 triệu USD, tăng 78,2% so với tháng 2/2018.

Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng dược phẩm chủ yếu từ các nước EU chiếm 51,8% tổng kim ngạch, đạt 306,3 triệu USD tăng 1,14% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 3 kim ngạch đạt 120,4 triệu USD, tăng 82,42% so với tháng trước; Nhập từ các nước Đông Nam Á chiếm 4,5% và các nước khác (trừ EU, ASEAN) chiếm 43,6%.

Trong số thị trường Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng dược phẩm thì Pháp đạt kim ngạch cao nhất 70,6 triệu USD, tăng 7,78% so với quý 1/2017, tính riêng tháng 3 kim ngạch nhập từ Pháp tăng 224,14% so với tháng 2 đạt 31,4 triệu USD.

Đứng thứ hai là thị trường Đức với kim ngạch 65,2 triệu USD, nhưng so với quý 1/2017 tốc độ nhập từ Đức giảm 9,49%, nhưng tính riêng tháng 3 tăng 143,06% so với tháng 2, đạt 30,1 triệu USD.

Kế đến là thị trường Ấn Độ, Italy, Hàn Quốc, Anh, Thụy Sỹ…… Nhìn chung trong quý đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ các thị trường đều sụt giảm số này chiếm 58%, trong đó nhập từ thị trường Achentina giảm mạnh nhất 57,97% tương ứng với trên 1 triệu USD, kế đến là các thị trường Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan giảm lần lượt 50,06%; 43,15% và 40,46%...

Ở chiều ngược lại, số thị trường có mức độ tăng trưởng về kim ngạch chỉ chiếm 41,9% và nhập từ Nga và Nhật Bản tăng mạnh gấp gần 2 lần mỗi thị trường tuy kim ngạch chỉ đạt lần lượt 3,3 triệu USD và 20 triệu USD. Ngoài ra nhập từ Indonesia cũng tăng khá 89,33% đạt 6,6 triệu USD.

------------------------------------

XK dầu của Iran sang châu Âu, châu Á bị ảnh hưởng sau quyết định của Donald Trump

 Xuất khẩu dầu mỏ của Iran sang Trung Quốc, châu Âu và các nước khác sẽ giảm cuối năm nay và trong năm 2019, nếu Mỹ có thể thực hiện quyết định của Tổng thống Donald Trump về tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế ở mức cao nhất nhắm vào giao dịch dầu mỏ với Iran.

xk dau cua iran sang chau au, chau a bi anh huong sau quyet dinh cua donald trump

XK dầu của Iran sang châu Âu, châu Á bị ảnh hưởng sau quyết định của Donald Trump

Nguồn tin từ các công ty lọc dầu cho biết các nhà máy lọc dầu châu Á đã chuyển nhập khẩu sang các nước xuất khẩu khác để chuẩn bị với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ chống lại Iran. Hiện nay xuất khẩu của Iran khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác là các khách hàng chính.

Ngày 8/5, Tổng thống Trump đã thông báo rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt các lệnh trừng phạt mới ở mức cao nhất đối với Tehran. Bob McNally, chủ tịch của tổ chức tư vấn Rapidan Energy Group tại Washington cho biết “chúng tôi hy vọng nó sẽ ngăn cản một số khách hàng mua dầu thô Iran”. Thỏa thuận năm 2015 đã hạn chế tham vọng hạt nhân của Iran đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ, châu Âu chống lại quốc gia Trung Đông này.

Iran hiện nay sản xuất khoảng 3,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm khoảng 4% nguồn cung toàn cầu. Bất kỳ sự sụt giảm nào trong xuất khẩu sẽ không diễn ra ngay do các lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực sau 180 ngày.

Các đồng minh của Mỹ tại châu Âu cho biết họ đã đang tìm cách giữ lại những gì còn lại của thỏa thuận này. Tuy nhiên các nhà nhập khẩu châu Âu và châu Á có thể sớm phải tìm cách đối mặt lựa chọn kinh doanh với Mỹ hoặc Iran. Quỹ đạo bán dầu có thể phù hợp với những gì xảy ra sau khi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của phương Tây được đưa ra đầu năm 2012. Sau đó, doanh số bán ra nước ngoài của Iran giảm xuống chỉ hơn 1 triệu thùng/ngày, với 4 khách hàng chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hiện nay, khách hàng dầu thô lớn nhất của Iran là Trung Quốc, nhập khẩu của nước này đã đạt đỉnh khoảng 900.000 thùng/ngày trong giữa năm 2016 nhưng đã giảm xuống khoảng 600.000 thùng/ngày trong năm 2018, theo số liệu của Thomson Reuters.

Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc cho biết Iran hiện nay có thị phần tương đối thấp trong nguồn cung của họ và sự thay thế sẽ dễ dàng thấy ở Nga, Saudi Arabia, Tây Phi và Mỹ. Trong tuần này, giá dầu quốc tế đã lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 do lo lắng Mỹ khôi phục các lệnh trừng phạt sẽ thắt chặt nguồn cung toàn cầu. Các nhà phân tích của Moody cho biết các lệnh trừng phạt sẽ giảm sản lượng của Iran khoảng 400.000 thùng/ngày.

Mỹ có thể vật lộn để thực thi các lệnh trừng phạt chống lại Iran với mức tương tự như trong đầu thập kỷ này. Sau đó sự hỗ trợ của EU đối với các biện pháp của Mỹ đã làm khó khăn cho vận chuyển và mua dầu thô của các nhà máy lọc dầu.

Thời điểm này, các nước châu Âu không hỗ trợ chính sách của Mỹ. Chính phủ Pháp, Đức và Anh tất cả cho biết họ muốn duy trì thỏa thuận và kêu gọi Mỹ không ngăn cản điều đó.

Các nhà máy lọc dầu châu Á thực hiện các kế hoạch thay thế

Một số các nhà máy lọc dầu tại Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết họ đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp để chuẩn bị cho khả năng hạn chế nguồn cung của Iran bằng cách chuyển sang lựa chọn thay thế.

Một nguồn tin từ công ty hóa dầu Hàn Quốc cho biết vấn đề chính với các nhà nhập khẩu Hàn Quốc đang tìm kiếm thông số dầu tương đương với các nguồn cung cấp của Iran.

Các nhà máy lọc dầu đã được thế kế để sử dụng chất lượng dầu cụ thể và các cơ sở Hàn Quốc được thiết kế cho khí ngưng tụ Iran, một dạng dầu thô siêu nhẹ. Trong khi đó có sự thay thế từ Mỹ và Qatar, với thông số kỹ thuật và giá cả khác nhau.

Nguồn tin cho biết “chúng tôi có thể bắt đầu từ Qatar”. “Trong trường hợp dầu thô nhẹ của Mỹ, không kinh tế khi sử dụng tại thời điểm này và không phù hợp với các cơ sở của Hàn Quốc”.

Trong các vòng cấm vận mới nhất, Ấn Độ được miễn trừ, cho phép họ tiếp tục nhập khẩu khối lượng dầu thô hạn chế từ Iran theo một chế tài tài chính nhất định, gồm thanh toán cho Iran bằng đồng rupee thay cho đồng USD.

Iran là nhà sản xuất lớn thứ ba trong tổ chức OPEC. Nhà sản xuất hàng đầu của tổ chức này, Saudi Arabia sẽ làm việc với các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC để giảm nhẹ tác động của việc thiếu hụt nguồn cung, một quan chức năng lượng của Saudi Arabia cho biết.

Dự trữ dầu mỏ tại các quốc gia phát triển chủ chốt đã giảm mạnh trong một năm rưỡi qua xuống 2,85 tỷ thùng, cao hơn mức trung bình 5 năm một chút, sau khi các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC thực hiện cắt giảm nguồn cung từ đầu năm 2017 để xóa bỏ dư thừa trên toàn cầu. Hiện nay một số thương nhân cho biết thị trường này có thể thắt chặt mạnh sau nhiều năm dư cung.

Eric Nuttal, quản lý danh mục đầu tư và đối tác tại Ninepoint Partners ở Toronto cho biết “chúng tôi dự kiến dự trữ đang tiếp cận mức thấp nhất 10 năm vào cuối năm nay”.(VITIC)

Trở về

Bài cùng chuyên mục