tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-11-2015

  • Cập nhật : 08/11/2015

Trung Quốc vẫn ăn gạo Việt nhiều nhất

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu nước ta 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt hơn 5,3 triệu tấn, đạt 2,3 tỉ USD, giảm 5% về khối lượng và giảm 12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2015 đạt khoảng 429 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2014.

 anh minh hoa

 Ảnh minh họa

Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 với 37% thị phần. Chín tháng đầu năm 2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 5% về khối lượng nhưng giảm 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường Malaysia có sự tăng trưởng mạnh vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm hơn 9% thị phần.

Đáng chú ý, hai thị trường châu Phi là Ghana và Bờ Biển Ngà cũng tăng cả lượng lẫn giá trị xuất khẩu lần lượt đứng thứ 4, thứ 5 thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam. Ngược lại, các thị trường Philippines, Singapore, HongKong lại có sự giảm đột biến (30-40%) so với cùng kỳ năm 2014.

Lộ trình xóa thuế nhập và xuất khẩu

Chiều 6-11, Bộ Tài chính cũng có thông tin liên quan đến thuế theo TPP như sau:

* Về thuế nhập khẩu: trên 65% dòng thuế được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực (cuối năm 2017 - PV) và gần 98% số dòng thuế sau 10 năm.

Các mặt hàng còn lại có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan. Cụ thể:

Xóa thuế ngay gồm: động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm sữa, ngũ cốc, gạo, da và sản phẩm da, cao su và sản phẩm cao su, chất dẻo, dược phẩm, thuốc trừ sâu, hóa chất, khoáng sản, một số loại giấy, nguyên liệu dệt may, da giày, vải bông các loại, sản phẩm dệt may, phân bón, nước hoa, mỹ phẩm, máy móc thiết bị, đồ nội thất, gỗ và sản phẩm gỗ, nhạc cụ, sản phẩm sắt thép, linh kiện điện tử...

Xóa thuế từ năm 2021: bánh kẹo, chè và cà phê, đồng hồ, hàng gia dụng, máy khâu, máy phát điện, đồ trang sức, vật liệu xây dựng, sữa, máy móc thiết bị, nhựa và sản phẩm nhựa, sản phẩm điện tử...

Xóa thuế từ năm 2023: dầu thực vật, chế phẩm rau quả, một số sản phẩm cao su...

Xóa thuế từ năm 2025: bộ phận linh kiện xe đạp - xe máy, một số linh kiện ôtô, bánh kẹo, chế phẩm thủy sản, dầu mỡ động thực vật, rau quả, sắt thép, xe đạp nguyên chiếc, một số loại xe chuyên dụng...

Xóa thuế từ năm 2027 - 2028: thịt các loại, bia rượu, đường, trứng, muối, xăng dầu, ôtô, sắt thép, một số loại linh kiện phụ tùng ôtô, phôi thép, săm lốp...

* Về thuế xuất khẩu, VN xóa thuế xuất khẩu phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình từ 5 - 15 năm sau khi TPP có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu. 


Thông quan tự động vẫn còn gặp khó

Ông Michael A. Trueblood - giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) - cho rằng nhờ hệ thống VNACCS, các yêu cầu giấy tờ đã giảm bớt, thủ tục nhanh hơn, thời gian chờ đợi ít hơn, thao tác nhập liệu dễ hơn, giảm sai sót, hơn 90% doanh nghiệp đánh giá cao.

Ông Michael A. Trueblood cho biết như trên tại hội thảo đánh giá 18 tháng triển khai hệ thống thông quan tự động (VNACCS) diễn ra tại TP.HCM ngày 6-11.

Tuy nhiên theo ông Michael, vẫn còn nhiều công việc cần làm, đặc biệt là củng cố cơ chế phối hợp với các bộ ngành có liên quan để đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là các thủ tục kiểm tra chuyên ngành - hiện đang chiếm 72% tổng thời gian xuất nhập khẩu.

Cũng tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp cũng cho biết vẫn gặp vướng mắc do hệ thống VNACCS yêu cầu phải khai nhiều mục không cần thiết, bị giới hạn dòng khai báo, các tiêu chí tờ khai hải quan không phản ánh đúng thông tin cần khai báo, còn xảy ra lỗi đường truyền...


Thái Lan 'chuộng' cá tra Việt Nam

Hiện nay Thái Lan là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam trong số các nước ASEAN. Theo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm Đông lạnh Thái Lan (TFFA), hiện Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 (sau Đài Loan) các sản phẩm cá tra nửa đầu năm nay, giá trị nhập khẩu nhóm thủy sản này tăng mạnh hơn 36,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, theo Vasep, cá tra Việt Nam cũng đang bị cạnh tranh với sản phẩm cá Alaska Pollack (cá minh thái), cá Cod (cá tuyết), cá rô phi tại thị trường Thái Lan. Vì giá trị nhập khẩu các loại cá này của Thái Lan cũng tăng mạnh.Tính đến hết tháng 9-2015, ASEAN vẫn khẳng định vị trí là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam, tuy nhiên giá trị xuất khẩu giảm dần một phần do các doanh nghiệp Việt Nam chủ động giảm xuất và tăng tỉ trọng sang thị trường Trung Quốc. Nhu cầu không tăng hơn so với cùng kỳ, có thể năm 2015, giá trị xuất khẩu sang khu vực này giảm 3%-5% so với năm 2014.


Nhiều doanh nghiệp Việt bị kiện chống bán phá giá

Ngày 6-11 vừa diễn ra Hội thảo kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Tại đây, bà Phạm Hương Giang, Phó Trưởng phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài - Cục Quản lý cạnh tranh, cho biết doanh nghiệp (DN) Việt phải chống đỡ 59 vụ việc liên quan đến bán phá giá từ trước 2005 đến nay".

Theo bà Giang, xu hướng hàng hóa các DN Việt bị điều tra ngày càng tăng. Chỉ trong đầu tháng 11-2015 có đến 11 vụ về chống bán phá giá trong đó có sáu vụ về thép. Ngoài thị trường chính là Mỹ, EU các thị trường đang phát triển như Ấn độ, Thỗ Nhĩ Kỳ, Barazil cũng đang tích cực điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam.

Gần đây, một số thị trường mới nổi thuộc các nước ASEAN như Indonesia, Thái Lan, Malaysia do cần bảo vệ nền sản xuất của mình, họ cũng bắt đầu điều tra các mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là ngành thép .

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho biết khi nền kinh tế suy thoái các nước tăng cường biện pháp bảo vệ nền sản xuất trong nước bằng biện pháp phòng vệ thương mại. Do đó khi càng tự do thương mại bao nhiêu thì DN càng phải chuẩn bị đầy đủ để đối phó. Vai trò của hiệp hội, DN rất lớn trong việc đoàn kết với nhau để khi quyền lợi bị xâm hại có thể đảm bảo được quyền lợi không chỉ riêng cho DN mà cả ngành sản xuất.

Trong khi đó Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết hiện nay đa số các DN đều không biết rõ ràng về chống bán phá giá, phòng vệ thương mại như thế nào? Trong ngành chăn nuôi đa số là các DN nhỏ và vừa không hiểu luật, có DN lời 50-70 tỉ đồng nhưng bỏ ra 1-2 tỉ đồng để đi kiện thì không biết kiện cho thắng hay không… Do đó Cục nên tuyên truyền để DN hiểu, làm và làm tích cực hơn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-11-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-11-2015

    Ngân hàng thừa tiền, 'không thèm' vay mượn trên thị trường mở
    Giống bắp GMO tăng gấp đôi sau nửa năm
    Phú Quốc có thêm dự án nghỉ dưỡng hơn 1.000 tỷ đồng
    Khai thác khoáng sản sai quy định, bị phạt trên 700 triệu đồng
    Thị phần “Big 4” ngân hàng tiếp tục áp đảo

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-11-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-11-2015

    Phá đường dây làm hàng giả từ Trung Quốc
    Sẽ có một làn sóng mới khách Trung Quốc sang Việt Nam
    Từ 15-12: Cấm nhập khẩu laptop, điện thoại di động cũ
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ đến 70% vốn đầu tư
    Nghị sĩ Anh dọa tẩy chay du lịch Việt Nam vì thịt cầy

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-11-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-11-2015

    Vàng lao dốc, giá vàng thế giới chỉ còn 29,56 triệu đồng/lượng
    Xuất khẩu cá tra sang Thái Lan tăng mạnh
    Doanh số bán ôtô 10 tháng vượt cả năm 2014
    VN tiếp cận công nghệ vi mạch của Nhật
    Dự kiến xuất khẩu đồ gỗ năm 2015 đạt 7 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-11-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-11-2015

    Khánh thành nhà máy phân bón lớn nhất khu vực Tây Bắc
    Ngân hàng lớn thứ hai của Pháp sẽ đóng cửa 400 chi nhánh
    Alibaba tung 3,7 tỷ USD mua "YouTube phiên bản Trung Quốc"
    Trung Quốc tái khởi động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
    EU hy vọng EVFTA mở ra cơ hội mới hợp tác với Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-11-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-11-2015

    Hải Phòng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án sinh thái 1 tỷ USD đảo Vũ Yên
    Xây dựng 550km đường ven biển nối Quảng Ninh-Thanh Hóa
    Xây khu biệt thự, du lịch sinh thái tâm linh 31ha gần Đền Sóc
    Thanh niên Sài Gòn rót 200 tỷ đồng vào Seaprodex Saigon
    Tiền rút khỏi chứng khoán thị trường mới nổi mạnh nhất 7 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-11-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-11-2015

    Nhà đầu tư thực hiện dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng sẽ được 8ha đất tại quận 9
    Tràn lan thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc
    Đừng mơ năm 2006 trở lại
    THACO ký hợp đồng tín dụng 4.500 tỉ đồng mở rộng đầu tư
    Giải thể Công ty Chứng khoán Saigon Tourist

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-11-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-11-2015

    Bảo Việt lập quỹ đầu tư 1.000 tỷ đồng
    Công an Trung Quốc điều tra vụ nữ doanh nhân ngành trà tử vong
    Làm giả hàng nghìn thiết bị bình nóng lạnh bán ra thị trường 
    TP.HCM được rót thêm 2.000 tỉ đồng để hoàn thuế
     Vốn ngoại đổ mạnh vào dự án du lịch

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-11-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-11-2015

    Doanh nghiệp Việt được dùng vải ngoài TPP trong 5 năm
    Xuất khẩu trứng vịt muối sang Brunei
    Các nước TPP nỗ lực ngăn chặn thao túng tiền tệ
    Hàn Quốc đã rót hơn 6 tỷ USD vào Việt Nam trong năm nay
    Fitch: Việt Nam, Paraguay đứng đầu danh sách thị trường sơ khai yêu thích

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-11-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-11-2015

    Hòa Phát muốn tiếp quản dự án thép tỷ USD ở Dung Quất
    Cảnh báo về xử lý chiếu xạ tôm đông lạnh xuất khẩu
    Ôtô đăng ký mới tăng đột biến 39%
    Khách sạn Kim Liên được SCIC chào bán 112 tỷ đồng
    Lọc dầu Dung Quất nhập 40 triệu tấn dầu thô

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-11-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-11-2015

    Nhiều thương hiệu lớn “tìm đường” vào Việt Nam bằng nhượng quyền
    Dấu hiệu cho thấy Trung Quốc quyết tâm mở cửa thị trường vốn
    General Electric hoàn tất thương vụ 10 tỷ euro với tập đoàn Alstom
    Việt Nam và Italy ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực hải quan
    Điều chỉnh chính sách thuế để bảo vệ môi trường