tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 26-02-2018

  • Cập nhật : 26/02/2018

Khởi công dự án lọc hóa dầu 5,4 tỷ USD

Ngày 24/2, tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ?(BRVT)? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khởi công dự án trọng điểm Tổ hợp Hóa dầu miền Nam do Cty TNHH lọc hóa dầu Long Sơn ?(liên doanh giữa Tập đoàn SCG của Thái Lan và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN) đầu tư trên diện tích 464 ha và 194 ha mặt nước dành cho cảng biển với tổng vốn đầu tư khoảng 5,4 tỷ USD.?

 thu tuong nguyen xuan phuc bam nut khoi cong du an.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bấm nút khởi công dự án.

Đây là dự án được  tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam với công suất sản phẩm olefin lên tới 1,6 triệu tấn/năm. Và được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hóa dầu cần thiết cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylene và các sản phẩm khác với công suất hơn 2 triệu tấn/năm  có khả năng thay thế các sản phẩm polyolefins hiện nay đang phải nhập khẩu.?Thời gian thi công dự kiến là 5 năm, hoàn thành vào năm 2022 và tạo việc làm cho khoảng 20 ngàn lao động trong quá trình xây dựng.?

Phát biểu tại lễ khởi công dự án, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ đánh giá cao tầm quan trọng của dự án và biểu dương nhà đầu tư, tỉnh BRVT và nhân dân địa phương đã?đồng tình với chủ trương thực hiện dự án. Thủ tướng cũng yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ,? áp dụng tiến bộ KHKT hiện đại xây lắp dự án đảm bảo an toàn tuyệt đối khi vận hành. Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình xây dựng và đảm bảo tuyệt đối bảo vệ môi trường.(Tienphong)
-----------------------------

Dân nộp hàng chục ngàn tỷ thuế xăng dầu, tiêu hết vào đâu?

Bộ Tài chính muốn tăng thuế môi trường với xăng lên 4.000 đồng/lít, dầu diesel lên 2.000 đồng/lít. Từ 2012 đến nay, ngân sách đã thu được hàng trăm ngàn tỷ từ thuế bảo vệ môi trường. Số tiền này được sử dụng thế nào?

Dân nộp hàng chục ngàn tỷ thuế xăng dầu, tiêu hết vào đâu?

Ảnh minh họa.

Số liệu được Bộ Tài chính công bố trước đây cho thấy, trong tổng số 42.300 tỷ thuế bảo vệ môi trường thu được năm 2016, ngân sách đã chi khoảng 12.290 tỷ đồng, đạt 1% tổng chi ngân sách.

Giai đoạn 2012-2016, thu ngân sách từ thuế bảo vệ môi trường đã tăng gấp 4 lần, từ 11.160 tỷ đồng lên 41.924 tỷ đồng. Có nghĩa, trong 4 năm, số thu đã tăng thêm 30.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chi ngân sách cho bảo vệ môi trường năm 2012 là 9.000 tỷ, thì năm 2016 cũng chỉ dừng ở mức 12.290 tỷ, tăng hơn 3.000 tỷ.

Điều này đã dấy lên quan điểm “thuế bảo vệ môi trường: Thu nhiều, chi ít”. Sau đó, Bộ Tài chính cũng đã giải thích rõ hơn vấn đề này.

Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu,thuế xăng dầu,thuế môi trường,giá xăng dầu,thu ngân sách

Tỷ lệ thu - chi thuế bảo vệ môi trường.

Theo Bộ Tài chính, khoản thu từ thuế bảo vệ môi trường không phải là khoản thu mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, không quy định sử dụng cho các nhiệm vụ chi cụ thể mà được sử dụng để bố trí, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo quy định,...

Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.

“Do đó, kinh phí ngân sách nhà nước bố trí cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường có thể bằng hoặc thấp hơn so với số thu thuế bảo vệ môi trường”, Bộ Tài chính phân trần.

Như một đại diện của Bộ Tài chính đã từng giải thích, thu thuế bảo vệ môi trường là cho vào ngân sách nói chung, không phải thu đồng nào là chi trực tiếp đồng ấy cho môi trường. Sau đó, ngân sách sẽ đảm bảo bố trí 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ chi ngân sách nhà nước.

Như vậy, theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính, tổng chi ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường giai đoạn 2012-2016 khoảng hơn 131 nghìn tỷ đồng, bình quân khoảng hơn 26 nghìn tỷ đồng/năm, cao hơn số thu thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2012-2016.

Số tiền này bao gồm cả các khoản vay, viện trợ đã đưa vào ngân sách nhà nước để chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường hoặc chi đầu tư phát triển bảo vệ môi trường; chưa tính chi các hoạt động kinh tế, chi đầu tư phát triển, chi dự phòng của ngân sách địa phương cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường và các khoản vay, viện trợ chi trực tiếp cho dự án về bảo vệ môi trường không đưa vào ngân sách.

Bộ Tài chính đánh giá: Thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường đã góp phần động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách để giải quyết vấn đề môi trường với nhu cầu ngày càng tăng.

Như vậy, với vai trò là một công cụ kinh tế, Bộ Tài chính nhận định thuế bảo vệ môi trường thể hiện định hướng, điều tiết của Nhà nước đối với việc tiêu dùng một số sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.

“Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện, chính sách thuế bảo vệ môi trường đã cơ bản đạt được những yêu cầu khi ban hành, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới”, Bộ Tài chính đúc kết.(Vietnamnet)
---------------------

Giá dầu tăng 2 tuần liên tiếp

Giá dầu giao sau tăng hôm 23/2 sau số liệu về giàn khoan ở Mỹ, và có tuần tăng thứ hai liên tục sau đà bán tháo mạnh hồi đầu tháng. 

Giá dầu tăng 2 tuần liên tiếp

Ảnh minh họa.

Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 4 tăng 78 cent, tương đương 1,2%, lên 63,35 USD/thùng tại thị trường New York. Tính cả tuần giá dầu này tăng 3,3% nhưng vẫn giảm 1,8% tính từ đầu tháng.

Tương tự, giá dầu Brent tăng 92 cent, tương đương 1,4%, lên mức 67,31 USD/thùng và kết tuần tăng 3,8%.

Giá dầu vẫn giữ đà tăng sau khi công ty chuyên cung cấp dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes cho biết số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ tăng 1 chiếc lên 799 trong tuần này.

Số liệu của Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm cho thấy tồn kho dầu thô của nước này bất ngờ giảm trong tuần trước, bù lại nỗi lo ngại về sản lượng dầu tăng tại nền kinh tế số 1 thế giới.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô Mỹ giảm 1,616 triệu thùng trong tuần trước, trái với dự báo tăng 1,9 triệu thùng của Thời báo Phố Wall.

Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group, cho rằng sản lượng dầu đá phiến Mỹ dù hiện ở mức 10,27 triệu thùng/ngày nhưng vẫn không gây áp lực nhiều lên tồn kho do nhu cầu tăng mạnh.

Mức tăng sản lượng dầu đá phiến Mỹ được coi là trở ngại lớn nhất đối với giá dầu thô trong khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nước phi thành viên gồm Nga vẫn đang nỗ lực giảm tình trạng dư cung trên toàn cầu.(bizlive)
-----------------------------------

Điểm danh tập đoàn, tổng công ty chuyển về 'siêu ủy ban'

Có 21 doanh nghiệp nhà nước là các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn sẽ được chuyển về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Điểm danh tập đoàn, tổng công ty chuyển về siêu ủy ban - Ảnh 1.

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập ngày 5-2 - Ảnh: Chinhphu.vn

Nội dung được đưa ra trong dự thảo nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang được đưa ra lấy ý kiến.

Theo đó, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ không còn trực thuộc Bộ Tài chính mà chuyển về Ủy ban và chịu sự quản lý của cơ quan này. 

Tuy nhiên, SCIC vẫn là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng được chuyển giao từ các bộ, UBND cấp tỉnh.

Ngoài ra, công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty cũng sẽ chuyển về "siêu ủy ban". Đa phần các doanh nghiệp nhà nước này hiện đều đang trực thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Giao thông vận tải... gồm Tập đoàn Xăng dầu VN, Tập đoàn Hóa chất VN, Tập đoàn Điện lực VN, Tập đoàn Dầu khí VN, Tập đoàn công nghiệp cao su VN, Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản VN, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN.

Các Tổng công ty gồm: Tổng công ty Viễn thông VTC, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Thuốc lá VN, Tổng công ty Hàng không VN, Tổng công ty Hàng hải VN, Tổng công ty Đường sắt VN, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN, Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, Tổng công ty Cảng Hàng không, Tổng công ty Cà phê VN, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lâm nghiệp VN...

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối lâu dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ được chuyển về ủy ban.

Trước đó ngày 5-2, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chủ tịch ủy ban do ông Nguyễn Hoàng Anh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng đảm nhiệm.

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước...

Được biết, khối doanh nghiệp nhà nước được chuyển giao về siêu ủy ban đều có quy mô vốn và tài sản lớn, ước tính khoảng 5,4 triệu tỉ đồng.(Tuoitre)

Trở về

Bài cùng chuyên mục