tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 12-08-2017

  • Cập nhật : 12/08/2017

Hàng triệu dân Trung Quốc bị ung thư, trả giá cho phát triển nóng

Tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời các quan chức y tế Trung Quốc cho biết số ca ung thư phổi ở nước này tăng mạnh trong 10-15 năm qua có thể do tiếp xúc thường xuyên với khói bụi ô nhiễm.

khoi bui o nhiem mit mu o bac kinh hoi thang 2-2017 - anh: reuters

Khói bụi ô nhiễm mịt mù ở Bắc Kinh hồi tháng 2-2017 - Ảnh: REUTERS

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy Trung Quốc có lượng bệnh nhân ung thư mới cao kỷ lục trong năm 2015, gần 4,3 triệu người, trong đó có hơn 730.000 người bị ung thư phổi, chiếm gần 36% số ca toàn cầu.

Ung thư là nguyên nhân của 1/4 trường hợp tử vong ở Trung Quốc và trở thành một gánh nặng khủng khiếp cho hệ thống y tế.

Các chuyên gia chia ung thư phổi thành hai loại, liên quan và không liên quan đến hút thuốc.

Cách đây 15 năm, những trường hợp ung thư phổi chủ yếu liên quan đến việc hút thuốc, chiếm đến 60%.

“Thời điểm đó, các nam giới hút thút là nhóm có nguy cơ cao” - ông Xue Qi, thuộc Bệnh viện ung bướu của Học viện y khoa Trung Quốc, nhìn nhận.

Tuy nhiên thời gian gần đây, tỉ lệ ung thư phổi không liên quan đến thuốc lá tăng mạnh ở nhóm phụ nữ và người không hút thuốc và vượt nhóm ung thư do thuốc lá dù tỉ lệ hút thuốc ở Trung Quốc không giảm.

“Đó có thể là do tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí, đặc biệt là loại bụi mịn PM2.5” - ông Xue nhận định, nhắc đến các hạt bụi mịn có kích thước dưới 2,5 micromet.

Trong khi đó, người phát ngôn Ủy ban sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho biết “chúng ta cần nghiên cứu trong một thời gian dài để xác định ảnh hưởng lâu dài của ô nhiễm không khí. Ung thư tiến triển trong một thời gian dài chứ không phải chỉ qua một đêm”.

Trước đó, một số nghiên cứu ở Trung Quốc cũng cho thấy mối liên hệ giữa ung thư và ô nhiễm không khí. Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu hồi năm ngoái của Đại học y khoa Hà Bắc phát hiện tỉ lệ tử vong do ung thư phổi tại Hà Bắc - một trong những nơi ô nhiễm nặng nhất ở Trung Quốc - đã tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2010-2012 so với giai đoạn 1973-1975.

Một nghiên cứu hồi đầu năm của Tạp chí Y khoa Anh cho thấy Trung Quốc có thể ngăn ngừa được ba triệu trường hợp tử vong sớm mỗi năm nếu cải thiện chất lượng không khí theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Ngoài ung thư phổi, nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc cũng có tỉ lệ ung thư tăng cao do ô nhiễm nguồn nước và lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.(Tuoitre)
-------------------------------

Đại gia, đại án và đại... nghìn tỉ

25 người bị khởi tố, phần lớn là những đại gia, cả ngân hàng lẫn các ngành nghề khác trong một vụ đại án vay 4.700 tỉ, thất thoát 2.500 tỉ. Vì sao có thể dễ dàng như vậy?

Người làm được chuyện đó là ông Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB. Và con số 2.500 tỉ đồng thất thoát chỉ là một phần trong Đại án của ngân hàng này và dính đến rất nhiều đại gia của các ngân hàng khác.

18 tháng vào VNBC, rút ruột được 18.000 tỉ đồng, gây thiệt hại 9.000 tỉ, đại án Phạm Công Danh đang được xét xử giai đoạn 2, với thêm 25 người vừa bị bắt, trong đó có ông Trầm Bê và Phan Huy Khang, hai lãnh đạo của Sacombank, thêm một số gương mặt ngân hàng khác từ BIDV và TPBank.

Ông Danh cũng đã xứng danh với những ông trùm bà trùm ngân hàng khác, từ bà Hứa Thị Phấn, người bán cổ phần cho ông tại Đại Tín, tiền thân của VNCB, đến ông Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch của Ocean Bank, người chủ mưu trong một đại án nghìn tỉ khác.

Điểm lại, trong chừng dăm năm trở lại đây, hàng loạt các đại gia ngành ngân hàng đã tra tay vào còng, người đã bị xét xử, đi tù và trở về nhà, người vẫn còn đang trong tù, người chờ ngày ra trước vành móng ngựa.

Ngày 7-6, trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết trong năm năm, từ 2011-2016, Bộ Công An đã khởi tố 95 vụ án kinh tế xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, với khoảng gần 200 cán bộ ngân hàng.

Con số này không bao gồm các vụ khởi tố từ các địa phương. Còn theo Viện Kiểm soát Nhân dân TP.HCM, trong ba năm, 2014-2016, Cơ quan điều tra Công an thành phố đã thụ lý 207 vụ liên quan lĩnh vực ngân hàng, trong đó tòa án thụ lý 107 vụ với 452 bị cáo liên quan.

Đến ngày 25-7, tại một hội nghị, Viện kiểm soát nhân dân TPHCM đưa ra con số chỉ trong 3 năm, 2014-2016 cơ quan điều tra thành phố và các quận huyện đã thụ lý 207 vụ với 256 bị can, còn tòa án thụ lý 107 vụ với 452 bị cáo trong ngành ngân hàng.

Chỉ riêng Agribank từ năm 2013 đến nay đã xử lý trách nhiệm 352 cán bộ. Chỉ riêng vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại cho VNCB số tiền lên tới 9.000 tỉ đồng.

Hàng nghìn tỉ đồng trong mỗi vụ án bốc hơi là một lẽ hàng chục nghìn tỉ đồng lại lâm vào cảnh nợ xấu để lại một hệ quả nặng nề cho nền kinh tế là một điều khác. Quan trọng hơn, trong một nền kinh tế đang thiếu tín dụng, thì những đồng tiền xương máu đó lại cứ trôi sông đổ bể…

Vì sao lại nên cớ sự như vậy? Có phải vì lòng tham của con người, hay quy trình có vấn đề?

Cũng trong thời gian ấy, một chuyên gia tài chính cần mẫn ngồi đếm các vụ án liên quan đến ngân hàng. Con số ông tính khá khớp với những công bố trên.

Rồi ông, một người làm trong ngành đã hơn 30 năm, đặt câu hỏi: Vì sao, cũng những con người ấy, làm trong môi trường ấy mà chuyện lại chỉ xảy ra với các ngân hàng trong nước, từ chóp bu cho đến các nhân viên?

Nói cách khác, vì sao cũng cây đó, trồng trên đất đó nhưng bên cho quả ngọt, bên ra trái đắng?

Đêm câu hỏi này đặt ra cho một luật sư vốn từng bào chữa cho một đại gia ngân hàng, ông nói vấn đề có thể quy về thể chế.

“Các công ty quốc tế họ tuân thủ quy trình tuân thủ và kiểm soát rủi ro chặt chẽ, còn với các ngân hàng trong nước thì thường quy trình chỉ để… ngó thôi”, vị luật sư nói.

Kinh doanh, ông nói, về bản chất, con người ai cũng có động cơ và lòng tham. Nhưng vấn đề là thực thi luật pháp và thể chế hóa luật pháp như thế nào để kiểm soát được long tham, và sử dụng mặt tích cực.

Trong một buổi được mời đến trình bày về kiểm soát rủi ro cho một ban giám đốc ngân hàng (hiện giờ đang lâm vào vòng lao lý), vị tổng giám đốc ngân hàng hỏi: Cái khó nhất trong áp dụng quy trình tuân thủ và kiểm soát rủi ro của các nhà băng Việt Nam là gì?

“Kiểm soát được cổ đông chi phối, tức là Chủ tịch HĐQT và hội đồng tín dụng, hội đồng đầu tư”, vị luật sư trả lời.

Mọi người cùng cười, đầy ý nhị. (Tuoitre)
-----------------------------

Hơn 100 tiểu thương chợ Đồng Đăng kéo lên Bộ Công Thương

Bức xúc với cách xử lý của chính quyền, hơn 100 tiểu thương Lạng Sơn kéo về Bộ Công Thương kiến nghị được giữ lại chợ truyền thống Đồng Đăng.

Sáng 11/8, 110 hộ kinh doanh tại chợ truyền thống Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong đồng phục "Chợ truyền thống Đồng Đăng - tỉnh Lạng Sơn" đã kéo đến trụ sở Bộ Công Thương (54 Hai Bà Trưng, Hà Nội) kiến nghị giữ lại chợ truyền thống hơn 100 năm tuổi - nơi đang kinh doanh của hơn 500 hộ buôn bán. Phản ánh tại buổi làm việc với đại diện Bộ Công Thương, bà con tiểu thương cho biết, chợ truyền thống Đồng Đăng (thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) hiện có 244 hộ kinh doanh cố định, hơn 300 hộ kinh doanh không có hợp đồng. Đây là khu chợ có lịch sử lâu đời qua các thời kỳ kháng chiến, phục vụ cho nhu cầu dân sinh trong khu vực và một phần khách du lịch đến tham quan Đền Mẫu. Tuy nhiên, thời gian gần đây chính quyền địa phương có kế hoạch phá bỏ chợ cũ để chuyển sang kinh doanh tại khu trung tâm thương mại mới được hoàn thành, mà không lấy ý kiến hay thông báo về kế hoạch di dời trước đó cho bà con tiểu thương.

buc xuc voi chinh quyen dia phuong, hon 100 tieu thuong cho dong dang (lang son) keo ve bo cong thuong kien nghi viec giu lai cho truyen thong. 

Bức xúc với chính quyền địa phương, hơn 100 tiểu thương chợ Đồng Đăng (Lạng Sơn) kéo về Bộ Công Thương kiến nghị việc giữ lại chợ truyền thống. 

"Chợ Đồng Đăng là nơi kiếm miếng cơm manh áo của gần 500 hộ kinh doanh, nhưng đùng một cái tỉnh lại đưa ra chủ trương di chuyển bà con sang buôn bán tại Trung tâm thương mại cách đó 1 km khi chưa lấy ý kiến của chúng tôi. Chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã ép người dân di dời chợ, nhưng người dân không đồng thuận", bà Nguyễn Thị Kiểm - đại diện tiểu thương bức xúc.

Bà Hoàng Ngọc Hiền, tiểu thương kinh doanh tại chợ Đồng Đăng hơn chục năm, tiếp lời: "Trung tâm thương mại Đồng Đăng cách khá xa khu dân cư không thuận tiện việc giao thương, tiền thuê quầy tại đây cũng cao gấp 3 lần chợ cũ. Chúng tôi bán hàng dân sinh rẻ tiền mà vào trung tâm thương mại thì làm sao bán buôn được gì". Bà Hiền cũng lo lắng, giống như nhiều chợ truyền thống khác "đập đi, xây mới rồi chuyển sang kinh doanh tại trung tâm thương mại là ế ẩm, đóng cửa hàng loạt"... "Nếu xóa bỏ chợ này thì đời sống người dân địa phương sẽ bị ảnh hưởng, thất nghiệp", bà nói.

Vì lẽ đó, hơn 2 tháng nay hàng trăm hộ kinh doanh tại chợ này đã đóng quầy, ngừng buôn bán để đình công, phản đối cách làm của chính quyền địa phương. 

Dù vụ việc không thuộc quyền xử lý của Bộ Công Thương, nhưng ông Trần Hữu Linh - Chánh văn phòng Bộ cho biết, cơ quan này vẫn lắng nghe, ghi nhận ý kiến của bà con tiểu thương. "Các ý kiến bức xúc của bà con sẽ được Bộ ghi nhận, gửi tới lãnh đạo Bộ và các cơ quan chức năng liên quan giải quyết", ông Linh khẳng định. 

Thực tế, Trung tâm thương mại Đồng Đăng (Lạng Sơn) được UBND tỉnh Lạng Sơn có quyết định phê duyệt phương án đầu tư từ tháng 3/2005, gồm các hạng mục: chợ 2,5 tầng với 1.300 quầy hàng cho thuê; chợ ngoài trời (có mái che) kinh doanh hàng tươi sống và thực phẩm; trung tâm thương mại 11 tầng...

Tháng 12/2005, tỉnh có tiếp quyết định phê duyệt bổ sung 2 hạng mục đầu tư tại trung tâm thương mại này, gồm khuôn viên cây xanh và giao thông khu vực trung tâm thương mại. Trong đó, khu vui chơi giải trí và khuôn viên cây xanh được đặt tại ví trí chợ Đồng Đăng cũ. Tuy nhiên, 9 năm sau khu trung tâm thương mại này mới được chủ đầu tư - Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Đồng Đăng khởi công xây dựng.

Cuối năm 2015, UBND tỉnh Lạng Sơn giao chủ đầu tư Trung tâm thương mại Đồng Đăng quản lý chợ Đồng Đăng cũ. Điều khiến các tiểu thương bức xúc, từ khi có chủ trương đến khi tiến hành xây dựng, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đã đơn phương thực hiện mà không có động thái nào trưng cầu ý dân, cũng không có thông báo gì để các tiểu thương nắm được về việc di dời chợ. Vì thế, khi chính quyền địa phương thông báo kế hoạch di dời chợ cũ đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của tiểu thương kinh doanh lâu năm tại đây.

Liên quan tới vụ việc này, trả lời báo chí trước đây, ông Phạm Ngọc Thưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc đầu tư xây dựng khuôn viên cây xanh tại vị trí chợ Đồng Đăng hiện tại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy trình, quy định của pháp luật. Nhà nước chỉ thu hồi đất trong phạm vi diện tích đã được quy hoạch. Cũng theo ông Thưởng, trong quá trình thu hồi đất để thực hiện đầu tư xây dựng hạng mục công trình này, tỉnh luôn quan tâm đến việc chăm lo, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hộ tiểu thương.(Vnexpress)
--------------------------

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tái định cư Sân bay Long Thành

Các bộ, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai để xây dựng và sớm hoàn thiện các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư, chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tếLong Thành.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đảm bảo kịp tiến độ Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV theo quy định.

Một ngôi nhà trong vùng quy hoạch Sân bay Long Thành. (Ảnh: Công Phong/TTXVN)

Các bộ, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai để xây dựng và sớm hoàn thiện các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho dự án; trước mắt, phân khai nguồn vốn 5.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua và giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Về việc lựa chọn tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, Thủ tướng Chính phủ đồng ý áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu năm 2013 để thực hiện các gói thầu tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai hoàn thiện phương án và tổ chức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt này theo quy định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Bộ Xây dựng tổ chức hướng dẫn Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai thực hiện việc thẩm định, phê duyệt các khu tái định cư của dự án theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tổ chức thẩm định Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 2307/TTg-CN ngày 26/12/2016, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8/2017.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai chủ động làm việc, thống nhất với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy hoạch vùng phụ cận Cảng hàng không quốc tế Long Thành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.(Vietnam+)

Trở về

Bài cùng chuyên mục