tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 02-09-2015

  • Cập nhật : 02/09/2015

Thủ tướng yêu cầu NHNN bảo đảm giá trị tiền Đồng

thu tuong yeu cau nhnn bao dam gia tri tien dong

Thủ tướng yêu cầu NHNN bảo đảm giá trị tiền Đồng

Thủ tướng yêu cầu NHNN chủ động áp dụng đồng bộ các giải pháp điều hành linh hoạt, kịp thời để ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suất, kể cả bán ngoại tệ can thiệp nhằm bình ổn thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo cho biết, ngày 25/8/2015, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình kinh tế vĩ mô. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ý kiến của các thành viên dự họp, Thủ tướng Chính phủ đã có các kết luận liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng.

Cụ thể, Chính phủ đánh giá cao những phản ứng chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan trước những biến động lớn của thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế và khu vực trong thời gian qua. Tỷ giá ngoại hối đã được điều chỉnh kịp thời, phù hợp, có tác dụng trung hòa các tác động bất lợi từ bên ngoài.

Để tiếp tục ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục bám sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, phân tích, dự báo xu hướng của thị trường, chủ động áp dụng đồng bộ các giải pháp điều hành linh hoạt, kịp thời để ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suất, kể cả bán ngoại tệ can thiệp nhằm bình ổn thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.


Xuất khẩu các ngành hàng chủ lực giảm

Từ tháng 1 - 8, xuất khẩu tăng bình quân 8,4%, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan (cập nhật đến ngày 15.8). Tuy nhiên, con số này đứng khá xa so với mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), xuất khẩu tăng đến 20,5%.

Hiện đóng góp chính cho ngành xuất khẩu vẫn là khu vực FDI, chiếm gần 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các mặt hàng chiếm phần lớn trong rổ xuất khẩu trong 8 tháng qua cũng chủ yếu của các doanh nghiệp FDI, thuộc các ngành hàng sản xuất điện thoại, linh kiện chiếm đến 18,566 tỉ USD, tăng 4,418 tỉ USD so với cùng kỳ và chiếm gần 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong khi đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp trong nước như dệt may đứng thứ 2, đạt 13,666 tỉ USD. Đáng nói hơn, các ngành hàng xuất khẩu nông sản như cà phê, gạo, thủy sản… thì chỉ số giá trị xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm đạt 1,708 tỉ USD, giảm 873 triệu USD; gạo đạt 1,654 tỉ USD, giảm 220 triệu USD; thủy sản đạt 3,847 tỉ USD, giảm 755 triệu USD.

Các trường hợp bị Ngân hàng Nhà nước ngừng giao dịch vàng miếng

cac truong hop bi ngan hang nha nuoc ngung giao dich vang mieng

Các trường hợp bị Ngân hàng Nhà nước ngừng giao dịch vàng miếng

Ngày 28/8, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 12/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2013/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước.

Theo thông tư này, Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch mua, bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt và với nhữngdoanh nghiệp vi phạm quy định.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng trong thời gian tổ chức tín dụng này bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Căn cứ tình hình thực tế của tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, ban kiểm soát đặc biệt tại tổ chức này có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức tín dụng giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, hoặc chấm dứt cho phép giao dịch này.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng giao dịch mua, bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp 3 tháng kể từ thời điểm phát hiện các vi phạm trong nghĩa vụ ký xác nhận giao dịch theo quy trình mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, trong thanh toán và giao nhận, hoặc với các tổ chức vi phạm 3 lần các quy định về thông tin, báo cáo, hoặc tổ chức đó bị phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh vàng.

Những quy định trên có hiệu lực cùng ngày ký ban hành Thông tư 12, từ 28/8/2015.


Việt Nam đã ký kết 10 Hiệp định thương mại tự do

Đó là thông tin được Người phát ngôn của Chính phủ - Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã và đang ký nhiều hiệp định thương mại tự do nhưng quản trị doanh nghiệp và thể chế, điều hành quốc gia của Nhà nước còn chậm đổi mới nên khả năng nắm bắt, khai thác cơ hội từ hội nhập còn thấp.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là chủ động hội nhập quốc tế, chuẩn bị tốt các điều kiện để khai thác tối đa những cơ hội thuận lợi, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế.

“Đến nay nước ta đã ký kết 10 Hiệp định thương mại tự do và đang tiếp tục đàm phán 5 FTA khác” – Người phát ngôn của Chính phủ cho biết.

Thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã tập trung hoàn thiện thể chế, quyết liệt triển khai 3 đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, cùng với các nỗ lực của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động đổi mới quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi sản xuất của khu vực và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu.

Sau khi các FTA có hiệu lực, các hoạt động đầu tư, kinh doanh đều đạt mức tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc sau khi có FTA (mới chỉ tính FTA Hàn Quốc đã kí với ASEAN trong đó có Việt Nam; chưa tính FTA song phương sẽ có hiệu lực tháng 01/2016) tăng bình quân 38%/năm (trước FTA là 16%/năm); vào Nhật Bản tăng 28%/năm (trước FTA là 26%/năm); vào Hoa Kỳ cũng đã vươn lên đứng đầu các nước ASEAN sau hơn 10 năm thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA)...

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nên cũng thẳng thắn thừa nhận, những kết quả này còn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Thời gian tới, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.


Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Cổ phần hóa DNNN khó về đích

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, trong 8 tháng, tiến độ cổ phần hóa, sắp xếp DNNN còn khá chậm.

Qua báo cáo, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa DNNN đánh giá, các cơ quan, địa phương đã tích cực thực hiện kế hoạch đề ra và đem lại một số kết quả, có khẩn trương hơn, một số ngành có tích cực hơn.

“Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra thì tiến trình cổ phần hóa DNNN còn chậm. Từ nay đến cuối năm 2015, có 289 doanh nghiệp có thể hoàn thành, còn lại 89 doanh nghiệp hoặc lý do này hoặc lý do khác chưa hoàn thành” - Người phát ngôn của Chính phủ thừa nhận.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng cho biết, sau khi họp bàn, Thủ tướng đã chỉ đạo tiếp tục kiểm tra, theo dõi, giám sát, chỉ đạo những đơn vị chưa làm được, đánh giá nguyên nhân chủ quan, khách quan để xử lý.

“Nhiều khả năng sẽ khó hoàn thành con số đề ra. Nhưng có thể nói con số lúc đầu đề ra là con số phấn đấu. Trước những tác động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, chúng ta không thể cổ phần hóa với bất cứ giá nào, mà phải hết sức bình tĩnh, có bước đi phù hợp để hạn chế, khắc phục tối đa những sơ suất có thể khi cổ phần hóa, nhất là thất thoát tài sản Nhà nước” – Bộ trưởng Nên cho biết.

Ngoài ra, theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo nghiêm túc xem xét lại 89 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, khó hoàn thành để xem nguyên nhân, có giải pháp hỗ trợ và xử lý nghiêm những trường hợp do nguyên nhân chủ quan hoặc cố tình không hoàn thành.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục