Điều khó hiểu hơn nữa là tại sao người mua lại là một công ty hóa chất đến từ Trung Quốc?

Sản phẩm hữu cơ - Organic được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả để xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường và thu hút người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp xem các cam kết phát triển bền vững, sản phẩm Organic... là chiến lược kinh doanh dài hạn và động lực để hoạch định kế hoạch đầu tư sản xuất, hướng đến bảo lợi ích, sức khỏe người tiêu dùng nhằm nâng cao giá trị thương hiệu.
Thực phẩm hữu cơ - Organic ngày càng được ưa chuộng, nhiều sản phẩm sản xuất theo phương pháp an toàn, thân thiện tự nhiên đã được bày bán phổ biến trên các kệ hàng của trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh.
Ồ ạt đưa sản phẩm lên kệ
Các sản phẩm nông nghiệp Organic Việt Nam được trưng bày tại một hội thảo về sản phẩm hữu cơ. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN
Ghi nhận tại thị trường TP Hồ Chí Minh trong những năm gần đây cho thấy, người tiêu dùng có xu hướng ưu chuộng sản phẩm hữu cơ và ngày càng nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm organic xuất hiện.
Các ngành hàng đã có sản phẩm Organic và được bày bán phổ biến là như: hóa mỹ phẩm, sữa, rau củ, trái cây; tinh dầu, gia vị, cà phê, trà... Điển hình như chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ Organica đã là địa chỉ quen thuộc của những khách hàng ưu chuộng thực phẩm, mỹ phẩm hữu cơ với những dòng sản phẩm đa dạng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu. Hay như thương hiệu thực phẩm hữu cơ Organik Dalat lại chọn hướng đi đặc biệt hơn là phát triển kênh bán hàng online chuyên kinh doanh các dòng sản phẩm này...
Tuy nhiên, trước nhu cầu cấp bách của thị trường cũng như tiềm năng phát triển của ngành thực phẩm hữu cơ trong tương lai gần, nhiều trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị đã chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác, đầu tư tham gia mạnh mẽ vào phân khúc thị trường sản phẩm Organnic.
Bên cạnh các dòng sản phẩm nhập khẩu thì các doanh nghiệp, nhà bán lẻ nội địa cũng tích cực tham gia vào phân khúc thị trường Organic, nhằm đem lại giá trị thực sự tốt nhất cho khách hàng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Từ đầu năm 2017, hệ thống Trung tâm Thương mại và Đại siêu thị LOTTE Mart đã thiết kế kệ riêng để kinh doanh các mặt hàng hóa mỹ phẩm Organic và tập trung tại khu vực người tiêu dùng dễ dàng nhận diện. Mặc dù, sản phẩm Organic kinh doanh tại LOTTE Mart còn khá khiêm tốn nhưng cũng có tới hàng chục mã hàng hóa, chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu như dầu gội, sữa rửa mặt, sữa tắm...
Đánh dấu từng khu vực theo loại cây trồng để dễ truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại một trang trại rau hữu cơ ở Đồng Nai. Ảnh: Hứa Chung/TTXVN
Mới đây, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã tung ra thị trường các sản phẩm hữu cơ như gạo, rau, thủy hải sản... mang thương hiệu Co.op Organic.
Ông Diệp Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op cho biết, sau khi cho ra mắt những sản phẩm Co.op Organic đạt tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu, Saigon Co.op sẽ tiếp tục tìm kiếm, mở rộng cơ hội đầu tư, nhân rộng điểm bán và phát triển phong phú thêm danh mục sản phẩm hữu cơ theo đúng nhu cầu của thị trường. Saigon Co.op hướng tới mục tiêu dẫn đầu trong chuỗi sản xuất - chế biến - phân phối - tiêu dùng sản phẩm organic tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu.
Nỗ lực chinh phục thị trường
Mặc dù phân khúc thị trường sản phẩm hữu cơ giàu tiềm năng nhưng cũng còn không ít khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, tìm chỗ đứng và cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.
Theo nhiều chuyên gia và đơn vị kinh doanh, tại thị trường Việt Nam hiện có rất ít sản phẩm hữu cơ sản xuất trong nước đạt được các chứng nhận chất lượng từ những tổ chức quốc tế uy tín hoặc có sản lượng rất hạn chế. Chính những điều này là rào cản lớn, khiến cho sản phẩm hữu cơ chưa tạo được niềm tin và khả năng thu hút người tiêu dùng.
Thông qua giới thiệu của bạn bè, bà Thái Thanh Trà - Quận 9, TP Hồ Chí Minh chia sẻ, nghe nói nhiều về ưu điểm của sản phẩm hữu cơ nên cũng muốn tìm mua cho gia đình sử dụng.
Tuy nhiên, các sản phẩm như mỹ phẩm hay chăm sóc em bé bán ở các chuỗi cửa hàng, siêu thị chủ yếu là hàng ngoại nhập chứ chưa thấy có những sản phẩm do Việt Nam sản xuất. Riêng chỉ thực phẩm hữu cơ thì được kinh doanh rộng rãi và có một số thương hiệu phổ biến hơn nên người tiêu dùng có điều kiện sử dụng.
Có kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm hữu cơ từ năm 2013 đến nay, chị Vũ Bích Ngọc, Quận 7, TP Hồ Chí Minh nhận xét, so với 5 năm trước, hiện hàng hóa đã được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phổ biến hơn, với nhiều thương hiệu uy tín. Do đó, người tiêu dùng có an tâm vào các sản phẩm này, vì quy trình sản xuất, kinh doanh được công bố minh bạch và áp dựng các công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, để nhiều người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận sản phẩm Organic, chị Vũ Bích Ngọc cho rằng cần có những giải pháp hiệu quả hơn để phát triển ngành hàng này. Người sản xuất và đơn vị phân phối, bán lẻ nên có sự liên kết và cùng cam kết phát triển sản xuất sản phẩm Organic trên quy mô lớn.
Việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm Organic hay những sản phẩm khác trên thị trường là phụ thuộc vào điều kiện kinh tế người tiêu dùng, nhưng nếu có những chính sách quảng bá, tiếp thị, khuyến mãi... sẽ thu hút người dân hơn và từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội.
Theo khảo sát của Công ty Nielsen Việt Nam, khoảng 80% người tiêu dùng tại Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện và bảo vệ môi trường. Đồng thời, có 79% người dân sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn.
Thị trường thực phẩm hữu cơ đang dần dần hình thành xu thế mới làm thay đổi thói quen ăn uống của người dân Việt Nam, trong đó người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm địa phương, tự nhiên và hữu cơ.
Mỹ Phương - Xuân Anh (TTXVN)
Điều khó hiểu hơn nữa là tại sao người mua lại là một công ty hóa chất đến từ Trung Quốc?
Mới có 8% tổng doanh số bán hàng xa xỉ cá nhân được thực hiện qua mạng, so với 16% của các phân khúc khác trong ngành bán lẻ.
Nắm bắt cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh từ hàng Việt chuẩn quốc tế, nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân đã liên kết hình thành tổ hợp hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Việc Hữu nghị và Hải Hà về tay các nhà đầu tư cá nhân “bí ẩn” được cho là sự cởi trói cho hai doanh nghiệp này trên đường vươn tới vị thế thống lĩnh thị trường bánh kẹo nội.
Vì sao một doanh nghiệp chuyên về sữa lại đổ vốn đầu tư vào cà phê?
Mục tiêu trước mắt của GrabPay là để khách hàng thanh toán GrabCar nhưng trong tương lai là dịch vụ để họ mua các mặt hàng hằng ngày.
Cũng từng như một trào lưu của giới trẻ, groupon hay còn gọi là mua chung tại Việt Nam gần như đã hết thời. Những công ty còn hoạt động cho tới nay đã phải liên tục thay đổi mô hình kinh doanh.
Ngay đầu năm nay, Hùng Vương đã phải đón nhận những thông tin không mấy vui, khi cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo. Thay vì khoản lãi 308 tỉ đồng, sau kiểm toán, công ty mẹ Hùng Vương báo cáo khoản lỗ ròng lên đến 49 tỉ đồng. Thậm chí, tình hình nợ còn ở mức rất cao 13.000 tỉ đồng, khiến nhiều cổ đông lo ngại.
Theo Wall Street Journal, tiền từ các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đã được sử dụng cho việc tích tụ kho dự trữ nhôm khổng lồ chu du qua nhiều quốc gia trên thế giới và một trong số đó đang ‘đậu’ tại Việt Nam.
Giá cả bình quân tại Aldi rẻ hơn tới 21% so với các chuỗi siêu thị giá rẻ khác ở Mỹ, bao gồm cả Wal-Mart
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự