Ở Việt Nam ít tìm thấy những sản phẩm đóng gói đẹp mắt như ở Hàn Quốc hay các quốc gia khác.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hóa chất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng 38,2% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 785,53 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 6/2018 đạt 148,71 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng 5/2018 và cũng tăng 46,3% so với tháng 6/2017.
Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc là các thị trường tiêu thụ chủ yếu các loại hóa chất của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản nhiều nhất, chiếm 21,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hóa chất của cả nước, đạt 170,83 triệu USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hóa chất sang thị trường Ấn Độ chiếm 19,2%, đạt 151,04 triệu USD, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm 18,6%, đạt 146,21 triệu USD, tăng 72,4%; Hàn Quốc chiếm 4,4%, đạt 34,87 triệu USD, tăng 68,5%.
Thị trường các nước Đông Nam Á chỉ chiếm 6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hóa chất của Việt Nam, đạt 46,96 triệu USD, sụt giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu hóa chất trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, thì thấy số thị trường tăng kim ngạch cũng tương đương với số thị trường bị sụt giảm kim ngạch. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Malaysia đứng đầu về mức tăng trưởng, tăng 141,8%, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 6,98 triệu USD. Xuất khẩu sang Philippines cũng tăng mạnh 115%, đạt 15,24 triệu USD.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng tăng tương đối cao ở một số thị trường như: Hàn Quốc tăng 68,5%, đạt 34,87 triệu USD; Ấn Độ tăng 48,5%, đạt 151,04 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu hóa chất sụt giảm mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái ở các thị trường: Indonesia giảm 68%, đạt 7,26 triệu USD; Myanmar giảm 33%, đạt 0,98 triệu USD; Mỹ giảm 24,7%, đạt 12,86 triệu USD.
Xuất khẩu hóa chất 6 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Thị trường | T6/2018 | +/- so với T5/2018 | 6T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%) |
Tổng kim ngạch XK | 148.705.434 | 10,67 | 785.532.143 | 38,16 |
Nhật Bản | 30.010.611 | 3,27 | 170.826.879 | 19,18 |
Ấn Độ | 37.035.457 | 54,79 | 151.039.086 | 48,52 |
Trung Quốc | 18.427.423 | -33,28 | 146.211.683 | 72,39 |
Hàn Quốc | 6.725.882 | 41,36 | 34.872.539 | 68,53 |
Hà Lan | 3.119.439 | 41,6 | 15.597.572 | -2,67 |
Philippines | 5.853.545 | 110,79 | 15.239.776 | 114,96 |
Mỹ | 2.569.623 | 1,18 | 12.860.949 | -24,74 |
Đài Loan (TQ) | 1.322.826 | -37,41 | 10.772.130 | -6,77 |
Campuchia | 2.702.235 | 16,78 | 9.799.948 | -3,37 |
Italia | 1.542.953 | -14,93 | 8.623.628 | 5,09 |
Indonesia | 951.290 | -39,02 | 7.264.056 | -68,04 |
Malaysia | 2.625.518 | 354,16 | 6.983.833 | 141,78 |
Thái Lan | 618.083 | -54,01 | 6.684.650 | -10,49 |
Myanmar | 222.407 | -13,89 | 984.376 | -33,07 |
Séc |
|
| 56.424 |
|
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Ở Việt Nam ít tìm thấy những sản phẩm đóng gói đẹp mắt như ở Hàn Quốc hay các quốc gia khác.
Chỉ trong vòng 3 ngày, lực lượng chức năng đã phát hiện hai container chứa hàng trăm thiết bị đồ điện tử đã qua sử dụng nhập lậu tại cảng Cát Lái (quận 2, TP Hồ Chí Minh).
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận sơ bộ và thông báo sẽ chấm dứt một phần điều tra rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm đinh thép nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 29/12/2014 – 30/6/2016.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam chiếm 47,5% thị phần.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc của nước ta đạt 4,432 tỉ đô la Mỹ, nhưng nhập khẩu từ nước này lên đến 14,374 tỉ đô la Mỹ, tăng 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 27/5, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2017.
Lần đầu tiên, Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc thành thị trường nhập siêu lớn nhất của VN với hơn 9,3 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm 2017.
Sau một thời gian dài rơi vào trầm lắng, tình hình xuất khẩu gạo hiện đang ấm dần với những tín hiệu khá lạc quan. Mặc dù chưa thực sự tạo ra đột biến, nhưng những tín hiệu này cũng đã góp phần giúp thị trường lúa gạo Việt Nam sôi động trở lại.
Chiều 23/5, tại Hà Nội, được sự ủy quyền của hai Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thay mặt Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Advocate Qamrul Islam thay mặt Chính phủ Bangladesh đã chính thức ký gia hạn Bản ghi nhớ (MOU) về Thương mại gạo giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Bangladesh.
Đến thời điểm này, đã có thể khẳng định năm nay, ngành điều bị mất mùa nặng, với mức hụt sản lượng có thể tới khoảng một nửa so với năm 2016.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự