Thiếu quy hoạch bài bản đang đẩy ngành dược liệu trong nước vào thế khó và để tuột mất cơ hội phát triển.
![](http://kinhte.jcapt.com/img1/store/locvang-3010242.jpg)
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam chiếm 47,5% thị phần.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 5 năm 2017 ước đạt 538.000 tấn với giá trị đạt 245 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,3 triệu tấn và 1 tỉ USD, tăng 1,6% về khối lượng và tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng năm 2017 đạt 445 USD/tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam chiếm 47,5% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 815.000 tấn và 376 triệu USD, tăng 16% về khối lượng và tăng 16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Bốc xếp gạo xuất khẩu
Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2017 với hơn 11% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này tăng 24% về khối lượng và tăng 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Trước đó xuất khẩu gạo cũng đón tin tích cực từ Bộ Công Thương, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận với Bangladesh Bản ghi nhớ (MOU) về Thương mại gạo giữa hai nước. Theo đó, mỗi năm tùy theo nhu cầu và giá cả thị trường thế giới, Việt Nam sẽ cung cấp cho Bangladesh số lượng gạo các loại lên đến 1 triệu tấn; hai bên cũng đã chỉ định các đầu mối của mình để giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng.
Ngay sau khi ký kết Bản ghi nhớ này, phía Bangladesh mong muốn mua ngay của Việt Nam khoảng 250.000 – 300.000 tấn gạo trắng 5%. Phía Bangladesh chính thức mời đầu mối của phía Việt Nam sang nước này trong thời gian sớm nhất để làm việc, đàm phán về giá cả và khối lượng, phương thức giao hàng... Đồng thời, phía nước bạn cũng cho biết mong muốn mua tổng số lượng khoảng 500.000 tấn gạo của Việt Nam từ nay đến hết năm 2017.
QUANG HUY
Theo Plo.vn
Thiếu quy hoạch bài bản đang đẩy ngành dược liệu trong nước vào thế khó và để tuột mất cơ hội phát triển.
Mặc dù xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ và EU sụt giảm mạnh nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc, Brazil, Mexico tăng mạnh đã giúp cho giá trị xuất khẩu cá tra vẫn tăng trưởng nhẹ.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2017, cả nước nhập siêu khoảng 2,7 tỷ USD.
Ở Việt Nam ít tìm thấy những sản phẩm đóng gói đẹp mắt như ở Hàn Quốc hay các quốc gia khác.
Chỉ trong vòng 3 ngày, lực lượng chức năng đã phát hiện hai container chứa hàng trăm thiết bị đồ điện tử đã qua sử dụng nhập lậu tại cảng Cát Lái (quận 2, TP Hồ Chí Minh).
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận sơ bộ và thông báo sẽ chấm dứt một phần điều tra rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm đinh thép nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 29/12/2014 – 30/6/2016.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc của nước ta đạt 4,432 tỉ đô la Mỹ, nhưng nhập khẩu từ nước này lên đến 14,374 tỉ đô la Mỹ, tăng 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 27/5, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2017.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 5 năm 2017 ước đạt 2,8 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2017 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Lần đầu tiên, Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc thành thị trường nhập siêu lớn nhất của VN với hơn 9,3 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự