tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 27/10

  • Cập nhật : 27/10/2015

(Tin kinh te)

Hàn Quốc dự kiến mua 590.000 tấn gạo trong năm 2015; Chính phủ Ấn Độ cho phép thương nhân tư nhân mua 1 triệu tấn gạo trong mùa kharif 2015 - 2016.

Bảng giá gạo ngày 26/10


Hàn Quốc dự kiến mua 590.000 tấn gạo trong năm 2015

Nhằm ổn định giá gạo, chính phủ Hàn Quốc dự kiến mua khoảng 590.000 tấn gạo sản xuất trong nước, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết. 

Trước đó, chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ mua khoảng 360.000 tấn gạo để bổ sung vào kho dự trữ. Tuy nhiên, khi giá gạo giảm mạnh do sản lượng gạo tăng đột biến, chính phủ quyết định mua thêm 200.000 tấn. 

Chính phủ Hàn Quốc cũng được cho là sẽ đóng góp 30.000 tấn gạo vào kho Dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN 3+. 

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc, sản lượng gao của nước này sẽ tăng 0,4% so với năm ngoái lên 4,258 triệu tấn trong năm 2015, nhờ năng suất tăng. Trong khi đó tính đến 15/10/2015, giá gạo trung bình tại Hàn Quốc đã giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 156.880 won/80kg (1.720 USD/tấn). 

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc lưu ý rằng, chính phủ có thể sẽ mua thêm gạo dựa trên diến biến giá gạo và sản lượng gạo nội địa. Chính phủ Hàn Quốc được cho là sẽ công bố kế hoạch ổn định giá gạo dài hạn vào cuối năm nay. Theo đó, chính phủ sẽ giải ngân  khoảng 200 tỷ won (176,4 triệu USD) để giúp lĩnh vực tư nhân thu mua gạo. Chi phí bảo hiểm cho các nhà máy chế biến gạo cũng sẽ tăng lên 5 tỷ won (4,4 triệu USD) từ mức hiện tại là 3 tỷ won. 

Ngành lúa gạo của Hàn Quốc đang phải đối mặt với thách thức khi nguồn cung liên tục tăng mà nhu cầu tiêu thụ lại suy yếu. 

Chính phủ Ấn Độ cho phép thương nhân tư nhân mua 1 triệu tấn gạo trong mùa kharif 2015 - 2016

Theo một quan chức Bộ Lương thực Ấn Độ, chỉ có thương nhân của các tỉnh Uttar Pradesh, Bihar, Jharkhand, Tây Bengal và Assam mới được tham gia chương trình thu mua này. Với chương trình này, chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu mua tổng 6,9 triệu tấn gạo trong mua kharif 2015 - 2016, bao gồm 2,7 triệu tấn gạo từ Uttar Pradesh, 2 triệu tấn gạo từ Bihar, 1,8 triệu tấn gạo từ Tây Bengal, 300.000 tấn gạo từ Jharkhand và 50.000 tấn gạo từ Assam. 

Quyết định này được đưa ra dựa trên đề nghị của Hội đồng Hiệp hội lương thực Ấn Độ, nhằm mục tiêu tái cơ cấu hoạt động của Hiệp hội. 

Đóng góp hơn 40% sản lượng gạo toàn quốc của Ấn Độ, nhưng 5 tỉnh này lại có cơ chế thu mua gạo yếu kém và người dân thường bị buộc bán gạo với giá thấp. Để tránh tình trạng như trên và đảm bảo cho người dân được trợ cấp giá tối thiểu, Bộ Lương thực Ấn Độ quyết định cho phép lĩnh vực tư nhân tham gia vào quá trình thu mua gạo. Hiện tại Hiệp hội Lương thực Ấn Độ đang lên danh sách những doanh nghiệp được tham gia vào chương trình này. 

Chính sách công vô lý đang cản trở hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Đồng bằng sông Mekong, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang bị quản lý bằng nhiều thủ tục pháp lý có nội dung chồng chéo và quy định vô lý. Và chúng đang cản trở hoạt động của chuỗi giá trị gạo. 

Giám đốc của một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Việt Nam cũng lưu ý rằng, quyết định số 68 mới đây của Thủ tướng chính phủ, dù có thể giúp đỡ người nông dân giảm thiệt hại về sản lượng, nhưng lại không hỗ trợ cho khối doanh nghiệp xuất khẩu. 


Mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đầu tư mạnh vào hệ thống xay và chế biến gạo, nhưng lại không được chính phủ hỗ trợ đầy đủ. 

Ông cũng cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không được tạo điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng mặc dù Ngân hàng nhà nước Việt Nam từng cam kết sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện "mô hình ruộng lúa lớn."

Một số chuyên gia khác cho rằng, quy định hiện tại còn làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên trường quốc tế. 


Nguyễn Dung
Theo Oryza

Trở về

Bài cùng chuyên mục