Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới biến động mạnh, chủ yếu theo xu hướng tăng. Sự biến động này tất yếu kéo theo kết quả kinh doanh và định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp.

Phiên họp giữa OPEC và các nước ngoại khối để bàn về thỏa thuận đóng băng sản lượng gặp trở ngại do căng thẳng mới phát sinh giữa Arab Saudi và Iran.
Bộ trưởng dầu mỏ 16 nước - cung cấp 1/2 sản lượng dầu thô toàn cầu - đã nhóm họp tại Doha, Qatar, để bàn về việc đóng băng sản lượng trong một nỗ lực ổn định thị trường toàn cầu.
Theo một nguồn thạo tin, Arab Saudi tuyên bố nước này muốn tất cả thành viên OPEC tham gia vào các cuộc thảo luận, bất chấp khẳng định trước đó của Iran rằng Tehran không muốn đóng băng sản lượng và đang nỗ lực giành lại thị phần đã mất sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 vừa qua.
Một nguồn tin của OPEC cho hay "Arab Saudi thay đổi mọi thứ vào sáng ngày hôm nay (Chủ nhật 17/4). Họ muốn tất cả các nước thành viên OPEC tham gia trước khi đi đến quyết định đóng băng sản lượng".
Thất bại trong việc đạt được thỏa thuận toàn cầu - lần đầu tiên trong 15 năm qua giữa OPEC và các nước ngoại khối - phát tín hiệu cho thấy sự trở lại của cuộc chiến giành thị phần giữa các nước sản xuất chủ chốt và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đà hồi phục của giá dầu.
Phó Hoàng thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman cho Bloomberg biết rằng, nước này sẽ chỉ hạn chế sản lượng nếu các nước sản xuất chủ chốt khác, kể cả Iran, đồng ý hành động tương tự.
Hãng thông tấn SHANA hôm thứ Bảy 16/4 dẫn lời của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết "Chúng tôi [Iran] đã nói với một số nước thành viên OPEC và ngoài OPEC, kể cả Nga, rằng họ sẽ phải chấp nhận thực tế là Iran đang quay lại thị trường dầu mỏ".
Theo bản thỏa thuận sơ bộ tại Doha, sản lượng dầu thô bình quân của các nước mỗi tháng sẽ không vượt quá mức của tháng 1/2016. Việc đóng băng sản lượng sẽ kéo dài đến tháng 10 khi các nước sản xuất sẽ nhóm họp lại tại Nga để đánh giá sự tiến bộ.
Mặc dù thỏa thuận đóng băng sản lượng là bước tiến quan trọng đối với các nước sản xuất dầu thô, nhưng sẽ chỉ có tác động hạn chế đến nguồn cung toàn cầu và thị trường sẽ chưa thể tái cân bằng trước năm 2017, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Năm 14/4.
Nhật Trường
(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)
Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới biến động mạnh, chủ yếu theo xu hướng tăng. Sự biến động này tất yếu kéo theo kết quả kinh doanh và định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 1,531 triệu tấn. Indonesia đặt mục tiêu thu mua 2,7 triệu tấn gạo từ nông dân trong nửa đầu năm nay.
Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên tăng lên 33,5-34,2 triệu đồng/tấn. Giá Robusta sàn ICE Futures Europe London và giá Arabica sàn New York đồng loạt tăng.
Giá thị trường cao su Tocom và thế giới hàng ngày
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh gần 2 USD/thùng ngay khi bước vào tuần giao dịch mới (sáng nay 18/4/2016 - giờ Việt Nam) sau khi các nhà sản xuất dầu lớn không đạt được thỏa thuận nhằm xử lý tình trạng dư cung hiện nay. Hiện giá dầu WTI kỳ hạn tháng 5 đã giảm về 38,40 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 6 cũng rơi xuống 41,15 USD/bbl...
Người ta vẫn hy vọng vào việc đạt được một thoả thuận phải chăng để có thể giúp hỗ trợ giá dầu và kiểm soát các dự đoán thị trường cho đến cuộc họp OPEC vào tháng 6 tới.
Giá dầu giảm mạnh nhất 2 tuần trước thềm phiên họp tại Doha
Giá vàng hồi phục sau 2 phiên giảm liên tiếp
Ấn Độ mở cuộc điều tra mới đối với thép không gỉ từ Trung Quốc
HRC Châu Á vẫn ổn định bất chấp chào giá tăng
Nhà máy Mỹ tăng giá tấm mỏng trong bối cảnh nguồn cung giới hạn
Chuỗi phục hồi của giá thép Trung Quốc có thể sẽ sớm kết thúc
Giá dầu thế giới giảm khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 16/4/2016 - giờ Việt Nam) do các nhà đầu tư kỳ vọng không có nhiều thay đổi tại cuộc họp của các nhà sản xuất dầu lớn tại Doha. Hiện giá dầu WTI kỳ hạn tháng 5 đã giảm về 40,36 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 6 cũng rơi xuống 43,30 USD/bbl...
Xuất khẩu gạo của Việt Nam nửa đầu năm 2016 dự đoán đạt 3 triệu tấn, tăng 12%. Tồn kho gạo của Trung Quốc 2015-2016 dự báo tăng do nhu cầu giảm.
Giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên không đổi ở 33,4-33,8 triệu đồng/tấn. Giá Robusta sàn ICE Futures Europe London tiếp tục tăng trong khi giá Arabica sàn New York giảm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự