Việc giá dầu thô giảm tới một phần ba đã hạ sức hấp dẫn của ethanol, làm dấy lên nỗi lo ngại rằng nông dân Brazil sẽ trồng nhiều mía hơn cho sản xuất đường vào năm 2019, đồng thời cân nhắc giá đường trên thị trường toàn cầu.

Giá dầu biến động mạnh trong những phiên giao dịch gần đây, theo sự trồi sụt của chứng khoán toàn cầu...
Những nhân tố khiến giá dầu giảm sâu trong quý 4/2018 chưa hề mất đi, mà được dự báo sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lên giá năng lượng này trong năm tới.
So với mức đỉnh của 4 năm trên 76 USD/thùng vào đầu tháng 10, giá dầu WTI giao sau tại thị trường Mỹ hiện đã giảm 40%. Tuần này, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London cũng đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2017.
Vốn được xem là một "hàn thử biểu" của triển vọng tăng trưởng kinh tế, giá dầu biến động mạnh trong những phiên giao dịch gần đây, theo sự trồi sụt của chứng khoán toàn cầu.
Theo trang CNN Business, áp lực giảm đè nặng lên giá dầu hiện nay phản ánh đồng thời mối lo về sản lượng dầu tăng mạnh của Mỹ và sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
Dù Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga đã nhất trí cắt giảm sản lượng khai thác dầu 1,2 triệu thùng/ngày từ đầu năm tới, kế hoạch này vẫn chưa đủ sức đảo ngược xu hướng giảm giá của "vàng đen".
Dưới đây là 4 nhân tố được dự báo có nhiều ảnh hưởng đến giá dầu trong năm 2019 được CNN Business điểm lại.
Giảm tốc tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 2,5% trong năm tới, so với mức tăng 2,9% có thể đạt được trong năm 2018. Các hoạt động kinh tế giảm xuống đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ năng lượng kém đi.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cảnh báo về nhu cầu tiêu thụ dầu "tương đối yếu" ở châu Âu và các quốc gia phát triển thuộc châu Á.
Tổ chức này cũng dự báo về "sự giảm tốc" nhu cầu dầu ở một loạt nền kinh tế mới nổi hàng đầu gồm Ấn Độ, Brazil và Argentina, một phần do sự mất giá đồng tiền của các nước này.
Tháng 12 này, OPEC cảnh báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm tới có thể sẽ giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày so với năm 2018.
"Nhân tố tác động chính đối với nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ là triển vọng kinh tế", ông Robin Mills, Giám đốc điều hành (CEO) công ty tư vấn năng lượng Qamar Energy, nhận định. "Tăng trưởng kinh tế sẽ nhận được sự hỗ trợ nào đó từ việc giá dầu giảm, nhưng nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng chậm lại".
OPEC và Nga
Đầu tháng 12 này, OPEC và Nga nhất trí sẽ giảm sản lượng 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ tháng 1/2019. Trong đó, OPEC sẽ chịu trách nhiệm giảm 800.000 thùng/ngày, và số 400.000 thùng/ngày còn lại sẽ do Nga đảm nhiệm.
Sau khi thỏa thuận được công bố, giá dầu đã tăng vọt. Nhưng sự tăng giá đó nhanh chóng đảo chiều sau vài ngày.
Diễn biến giá dầu trong những tháng tới sẽ là cơ sở để OPEC và Nga quyết định sẽ làm gì tiếp theo sau khi thỏa thuận giảm sản lượng của họ hết hiệu lực vào tháng 6.
"Nếu giá dầu vẫn ở dưới mức 60 USD/thùng, thì OPEC có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến tháng 12", ông Russ Mould, Giám đốc nền tảng đầu tư trực tuyến AJ Bell, nhận xét.
"Còn nếu giá dầu tăng mạnh, chẳng hạn lên mức 80 USD/thùng, thì OPEC có thể tính việc nâng sản lượng".
Lệnh trừng phạt đối với Iran
Hồi tháng 11, Mỹ khiến giới đầu tư bất ngờ khi cho phép 8 quốc gia và vùng lãnh thổ hưởng biện pháp tạm miễn trong chương trình trừng phạt ngành dầu lửa Iran.
Theo đó, các nền kinh tế này tiếp tục được mua dầu của Iran trong vòng 6 tháng mà không phải chịu sự trừng phạt của Mỹ.
Biện pháp miễn trừ nói trên sẽ hết hiệu lực vào tháng 5/2019 và hiện chưa rõ liệu miễn trừ có được gia hạn.
Điều gì xảy ra tiếp theo "là rất khó đoán biết, vì Mỹ đã có một sự thay đổi gần như đảo ngược trong việc trừng phạt Iran", Giám đốc phụ trách mảng thị trường dầu lửa thuộc công ty nghiên cứu IHS Market, ông Spencer Welch, nhận định.
"Mỹ không muốn giá xăng tăng cao, bởi vậy mà chính sách của Mỹ có thể chịu tác động bởi diễn biến giá dầu, mà điều này lại tùy thuộc vào hiệu quả của kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC", ông Welch nói.
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ
Tháng 9 năm nay, Mỹ trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, lần đầu tiên kể từ năm 1973 vượt qua Nga và Saudi Arabia về sản lượng dầu.
Đây là một bằng chứng cho thấy sự bùng nổ của ngành khai thác dầu đá phiến ở Mỹ đã định hình lại cục diện ngành công nghiệp dầu lửa của thế giới. Chỉ trong vòng 1 thập kỷ qua, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng hơn gấp đôi.
Sự vươn lên của Mỹ về sản lượng dầu cũng đặt ra những câu hỏi về khả năng của OPEC trong việc gây ảnh hưởng lên giá dầu.
"Một trong những thay đổi dẫn tới việc OPEC mất dần ảnh hưởng trong ngành dầu lửa là sự nổi lên của các quốc gia ngoài khối về sản lượng dầu", ông Jameel Ahmad, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của FXTM, nhận xét.
"Trong lĩnh vực này những năm gần đây, không một quốc gia nào nổi trội như Mỹ".
Theo An Huy
Vneconomy
Việc giá dầu thô giảm tới một phần ba đã hạ sức hấp dẫn của ethanol, làm dấy lên nỗi lo ngại rằng nông dân Brazil sẽ trồng nhiều mía hơn cho sản xuất đường vào năm 2019, đồng thời cân nhắc giá đường trên thị trường toàn cầu.
Sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019 và 2020, nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm 2018, theo các dự báo mới nhất từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
-Năm 2018, giá cà phê tiếp tục giảm mạnh xuống dưới giá thành sản xuất. Nhiều hộ chuyển sang các loại cây khác có lợi nhuận cao hơn như bơ, sầu riêng.
Bất chấp các sự kiện trên thế giới, kỳ vọng đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe năm 2019 vẫn rất tích cực.
Giá phân bón bán lẻ tại thị trường Mỹ tiếp tục tăng trong tuần thứ hai của tháng đầu năm 2019 (tuần từ 7/1 - 11/1/2019). Theo đó, 8 chủng loại phân bón chính thì có tới 7 loại tăng giá tuy nhiên mức tăng không nhiều chỉ khoảng 5%.
Nhiều ngân hàng đánh giá triển vọng tích cực đối với giá vàng, dầu thô và kim loại trong năm 2019.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu sản lượng cà phê trong năm 2019 đạt 1,67 triệu tấn, tăng 52.400 tấn so với với năm 2018.
Trong trường hợp xấu nhất, người chăn nuôi lợn ở Trung Quốc có thể cắt giảm 20% số lợn nuôi, tương đương khoảng 140 triệu con. Thậm chí nhiều người thịt cả lợn nái. Năm Kỷ Hợi có thể sẽ trở thành năm đại khủng hoảng của ngành Thịt Lợn Trung Quốc.
Ba yếu tố hỗ trợ đợt tăng giá vàng sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 cho đến khi đạt đỉnh cao lịch sử trong năm 2011 có thể trở lại trong năm nay.
Dù tình trạng thừa thép ở Trung Quốc đã được khắc phục nhưng sản lượng vẫn ở mức cao khi nhu cầu yếu. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đang kiến nghị siết chặt nhập khẩu thép từ nước này trong năm 2019.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự