Theo các chuyên gia, gạo Việt Nam rất khó có thương hiệu vì vẫn còn trên 90% sản lượng lúa của nông dân bán thông qua thương lái, gian lận thương mại tràn lan

Sau 3/4 chặng đường của năm 2015, nhập siêu cả nước đã tăng vọt lên 4,03 tỷ USD; bằng 3,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạchxuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 9/2015 đạt 27,85 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng trước. Trong đó xuất khẩu là 13,81 tỷ USD giảm 4,6% so với tháng trước và nhập khẩu là 14,03 tỷ USD, giảm 0,7%.
Kết quả đạt được trong tháng 9 đã nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước 9 tháng là 244,46 tỷ USD; tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 120,22 tỷ USD, tăng 9,2% và nhập khẩu đạt 124,25 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, sau 3/4 chặng đường của năm 2015, nhập siêu cả nước đã tăng vọt lên 4,03 tỷ USD; bằng 3,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước.
Tốc độ tăng GDP, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo quý năm 2014 và 9 tháng năm 2015 (Nguồn: Tổng cục Hải quan).
Số liệu thống kê chi tiết cho thấy, trong 9 tháng qua, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp chính vào mức tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong 9 tháng/2015 đạt 155,34 tỷ USD, tăng 20,8% (tương ứng tăng 26,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 81,95 tỷ USD, tăng 20,8% và kim ngạch nhập khẩu là 73,4 tỷ USD, tăng 20,8%.
Khu vực doanh nghiệp trong nước đạt 89,12 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 38,3 tỷ USD, giảm 9,5% và kim ngạch nhập khẩu là 50,85 tỷ USD, tăng 8,8%.
Với kết quả này, tỷ trọng xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ngày càng chiếm ưu thế.
Về thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, kết thúc quáy 3/2015, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với hầu hết các châu lục đều tăng so với cùng kỳ năm 2014 (trừ Châu Đại Dương), trong đó tăng mạnh nhất ở Châu Mỹ (tăng 22,1%) và Châu Phi (tăng 17,5%).
Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á 9 tháng đạt 159,92 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,4%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ đạt kim ngạch 41,25 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; với châu Âu đạt 34,73 tỷ USD, tăng 11,3%; châu Đại Dương đạt 4,43 tỷ USD, giảm 14,4%; châu Phi đạt 4,12 tỷ USD, tăng 17,5%.
Theo các chuyên gia, gạo Việt Nam rất khó có thương hiệu vì vẫn còn trên 90% sản lượng lúa của nông dân bán thông qua thương lái, gian lận thương mại tràn lan
Công cụ phòng vệ thương mại hiện vẫn đang là công cụ của “nhà giàu”, chưa phải là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ.
Để đáp ứng quy định về nguồn gốc sản phẩm và hưởng ưu đãi thuế từ TPP, các công ty nước ngoài được dự báo sẽ đổ xô tới Việt Nam mở cơ sở sản xuất.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành triển khai sớm năm dự án trọng điểm đã được nêu trong Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.
Cùng với viễn cảnh tươi sáng nhờ TPP, chi phí nhân công tăng quá nhanh và tình trạng thiếu hụt lao động trẻ ở Trung Quốc đang làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt đầu tư nước ngoài.
Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công thương) cho rằng TPP và FTA với EU sẽ giúp Việt Nam cân bằng cán cân thương mại.
Nhận định về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam tới quý 1/2016, nhiều chuyên gia cho rằng xuất khẩu gạo sẽ có những tín hiệu tích cực, thậm chí còn có những sức ép về nguồn cung để phục vụ đủ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Nhà nước không cần và cũng không nên có những chính sách bảo hộ cho doanh nghiệp trong hội nhập vì sẽ trái quy ước, thông lệ quốc tế
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Nhật, 37 trên 97 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh trong khối TPP, chiếm 75% kim ngạch hàng xuất.
Là một trong những mặt hàng thủy sản XK chủ lực, cá tra Việt Nam chiếm khoảng 95% thị phần cá tra thế giới. Tuy nghiên, suốt thời gian qua, XK cá tra thường xuyên rơi vào tình trạng lao đao mà nguyên nhân xuất phát từ chính những yếu kém nội tại cố hữu của ngành.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự