Nhật Bản ráo riết chuẩn bị cho hoạt động quân sự viễn chinh
Tướng quân đội Trung Quốc chết vì 'uống thuốc tự tử'
Tàu chiến Nga dội tên lửa hành trình vào Syria
Liên tiếp đánh chìm tàu cá, Indonesia muốn khẳng định vị thế cường quốc biển

Mối đe dọa IS đối với Đông Nam Á
Trang mạng "Diễn đàn Đông Á" số mới ra nhận định chủ nghĩa khủng bố không phải là một hiện tượng mới ở khu vực Đông Nam Á mà có từ thời kỳ đấu tranh chống thực dân.
Khủng bố ở khu vực này chỉ thực sự gia tăng sau sự kiện 11-9 ở Mỹ với một loạt vụ tấn công do tổ chức Jemaah Islamiyah có liên quan đến nhóm khủng bố al-Qaeda tiến hành. Chủ nghĩa khủng bố tiếp tục gây ra mối đe dọa cho các nước Đông Nam Á, đáng chú ý là những vụ tấn công gần đây ở thủ đô Jakarta (Indonesia) và miền Nam Philippines bởi những nhóm có "cảm tình" với tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng ở Trung Đông. Mối đe dọa IS đối với Đông Nam Á thể hiện qua 3 hình thức sau:
Thứ nhất là các cuộc tấn công gây ra bởi các nhóm địa phương hoặc những cá nhân lấy cảm hứng từ IS. Những nhóm hoặc cá nhân này có thể không có sự liên kết trực tiếp với trung tâm đầu não của IS mà có động cơ nảy sinh ban đầu từ những sự bất bình ở trong nước, sau đó lấy ý tưởng của IS làm động lực (thường thông qua mạng Internet).
Thứ hai là mối đe dọa của những phần tử trở về từ Iraq và Syria. Những người này được cho là có khả năng, kinh nghiệm chiến trường và kiến thức hoạt động để lên kế hoạch tổ chức các cuộc tấn công khủng bố trong khu vực, dù kịch bản này vẫn chưa diễn ra. Đến nay, những phần tử trở về đang bị giam giữ thuộc diện thất bại khi tìm cách đến Trung Đông.
Thứ ba là mối đe dọa của các phiến quân-những đối tượng sẽ sớm được ra tù. Vấn đề đặt ra là do hệ thống nhà tù yếu kém ở Indonesia và nạn "cực đoan hóa" đang diễn ra trong các nhà tù ở đất nước vạn đảo này. Bên cạnh đó, một thực tế là không phải tất cả những phiến quân sớm được ra tù đều ủng hộ hay có cảm tình với IS, mà phần lớn trong đó lại là thành viên của các nhóm phiến quân phản đối IS. Mối đe dọa của IS ở Đông Nam Á là có thật, dù có lẽ không lớn như người ta nghĩ. Ở khu vực này hiện chưa xuất hiện những tổ chức tương tự như "Chi nhánh IS ở Đông Nam Á” hay giới thủ lĩnh IS tuyên bố về một cuộc Cách mạng Hồi giáo ở bất kỳ nước Đông Nam Á nào. Phần lớn các nước Đông Nam Á đang phải đối phó với các nhóm Hồi giáo cấp tiến và cá nhân thề trung thành với IS. Số người đến từ Đông Nam Á tham gia hàng ngũ của IS ở Iraq và Syria tương đối ít, với khoảng 700 người, trong khi châu Âu có hàng nghìn người ủng hộ IS tìm cách đến Iraq và Syria.
Để đối phó với mối đe dọa khủng bố, các Chính phủ khu vực phải được trang bị tốt hơn, luôn trong tâm thế sẵn sàng và điều quan trọng là không được tự mãn.
CNN thừa nhận quân đội Nga đang ở đỉnh cao sức mạnh
Lễ diễu binh diễn ra trên quảng trường Đỏ ngày 9/5 vừa qua đã chứng minh rằng các Lực lượng Vũ trang Nga đang ở đỉnh cao sức mạnh trong thời gian một phần tư thế kỷ qua, bình luận viên Matthew Chance của CNN nhận xét.
Quân nhân Nga tại lễ duyệt binh diễu hành mừng 71 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva ngày 9/5. Ảnh: EPA/TTXVN
Ông Chance lưu ý rằng trong một thập kỷ gần đây, chính phủ Nga đã phân bổ nguồn lực kinh phí đáng kể để hiện đại hóa và tái đào tạo quân lực.
"Những nguồn vốn khổng lồ đã được đầu tư vào các thế hệ tên lửa hạt nhân mới, xe tăng và máy bay chiến đấu. Ngay cả quân phục cũng trải qua những thay đổi", phóng sự lập luận.
Nhà bình luận của CNN lưu ý rằng, vị trí trung tâm trong cuộc diễu binh được ưu ái trao cho kho vũ khí hạt nhân, các tên lửa đạn đạo liên lục địa mới được nâng cấp.
Theo như quan điểm của tác giả điều này nhằm mục đích đối đầu với hệ thống phòng thủ tên lửa NMD của Mỹ. Ngoài ra, có cả các hệ thống phóng tên lửa phòng không và máy bay chiến đấu kịp thể hiện hiệu quả tham chiến ở Syria.
"Nhưng điều làm cho nước Nga trở thành một lực lượng quân sự đáng gờm không chỉ đơn giản bởi kho vũ trang mà là sự sẵn sàng phô trương nó ở cấp độ quốc tế", Chance nhận xét và lưu ý rằng các sự kiện quốc tế gần đây đã chỉ ra nước Nga theo đuổi một đường lối đối ngoại độc lập.
Triều Tiên trảm tướng thử tên lửa thất bại
Tướng Kim Rak-gyom, Tư lệnh lực lượng Phòng vệ tên lửa, cùng một số một số quan chức khác đã không có tên trong danh sách mới của Ủy ban quân sự Trung ương của đảng đảng Lao động Triều Tiên, cơ quan quân sự được cho là quan trọng nhất của quân đội nước này, Yonhapngày 10/5 dẫn kết quả của Đại hội đảng mới kết thúc ở Triều Tiên.
Các quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết động thái này của Bình Nhưỡng có thể là hình phạt cho những thất bại của các vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan.
"Chúng ta cần nghiên cứu việc loại bỏ ông Kim khỏi danh sách quân ủy trung ương và các quyết định nhân sự kỹ hơn nữa, nhưng nhiều khả năng là ông Kim đã phải chịu trách nhiệm cho các vụ phóng tên lửa thất bại", một quan chức Hàn Quốc cho biết.
Ngày 15/4, nhân kỷ niệm sinh nhật cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, Triều Tiên tiến hành thử nghiệm các tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan được triển khai từ năm 2007 với tầm bắn được công bố từ 3.000 - 4.000 km. Tuy nhiên, tên lửa này đã nổ tung chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng.
Ngày 23/4, cuộc thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Bình Nhưỡng tiếp tục không thành công. Tên lửa phát nổ thành ba mảnh sau khi vọt lên trên mặt nước 30 km. Ngày 28/4, Triều Tiên bắn thêm hai tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan nhưng đều thất bại.
Bhutan - nước đi đầu trong chống biến đổi khí hậu
Tại một chương trình phi lợi nhuận dành cho các diễn giả chia sẻ về góc cạnh khác nhau của cuộc sống, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay đã có bài phát biểu lay động cả thế giới về nỗ lực bảo vệ môi trường khi giữ cam kết duy trì là nước xả khí thải ở mức âm trong bối cảnh Trái Đất đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu.
Thông điệp của Tổng thống Mỹ khi có chuyến thăm lịch sử Hiroshima
Ông Obama sẽ không bình luận về quyết định của người tiền nhiệm khi tới Hiroshima mà tập trung vào “củng cố hợp tác trong tương lai” Mỹ - Nhật.
Ngày 27-5 sắp tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới thành phố Hiroshima, Nhật Bản, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm tới thăm thành phố từng bị bom nguyên tử Mỹ phá hủy cách đây 71 năm (năm 1945).
Đây là một phần trong nỗ lực thực hiện mục tiêu “Một thế giới không có vũ khí hạt nhân” mà ông Obama đặt ra từ năm 2009- năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống.
Thông cáo của Chính phủ Mỹ nêu rõ: Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tới thành phố Hiroshima khi ông đến Nhật Bản vào cuối tháng 5 này để tham dự Hội nghị cấp cao Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7).
Người phát ngôn Nhà trắng Josh Earsnet nhấn mạnh, mục đích của chuyến thăm không phải là để đưa ra lời xin lỗi cho quyết định của Tổng thống Harry Truman cách đây 71 năm, mà là nhằm tạo ra “một cái nhìn bước ngoặt hướng tới tương lai”.
Theo lịch trình dự kiến, ngày 27-5, Tổng thống Obama sẽ tới Công viên tưởng niệm hòa bình, một địa điểm được xem là khá đặc biệt với cả người Mỹ và Nhật Bản khi gợi nhớ tới vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống thành phố này trong Chiến tranh thế giới thứ 2 cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người vô tội.
Theo Người phát ngôn Nhà trắng Josh Earsnet, Mỹ là quốc gia duy nhất từng sử dụng vũ khí hạt nhân và nước này có trách nhiệm đặc biệt phải thúc đẩy những nỗ lực toàn cầu nhằm phi hạt nhân hóa.
“Tổng thống dự định sẽ tới thăm Hiroshima để gửi đi một thông điệp về quyết tâm đạt được mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Đây cũng là cơ hội để làm nổi bật sự chuyển đổi đáng kể trong các mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ”, ông Earsnet nói.
Trên thực tế, ngay trong năm cầm quyền đầu tiên, Tổng thống Obama đã thể hiện mong muốn tới thăm Hiroshima và Nagasaki. Trong chuyến thăm Nhật Bản hồi cuối năm 2009, ông Obama từng tuyên bố, đây là điều rất quan trọng đối với ông, chính vì thế có thể nói chuyến thăm Hiroshima vào cuối tháng 5 này là nhằm hiện thực hóa mong muốn sau 7 năm.
Khi được hỏi về khả năng một cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với những người còn sống sót sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945, Chính phủ Mỹ khẳng định, lịch trình cụ thể của chuyến thăm vẫn chưa được xác định.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ngay lập tức hoan nghênh chuyến thăm, nhấn mạnh, đây sẽ là dịp để cả Nhật Bản và Mỹ tưởng niệm tất cả các nạn nhân. Theo ông, đối với một Tổng thống Mỹ, đây là một quyết định quan trọng.
“Tôi tin rằng, với chuyến thăm Hiroshima, chứng kiến những hậu quả mà vụ ném bom nguyên tử năm 1945 để lại và thể hiện những cảm xúc của ông trước toàn thế giới, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cho thấy quyết tâm mạnh mẽ xây dựng một thế giới phi hạt nhân. Tổng thống Obama nhiều lần nói rằng, Mỹ quốc gia duy nhất sử dụng bom nguyên tử có trách nhiệm phải hành động nhằm đạt được mục tiêu một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng hoan nghênh thông báo của Chính phủ Mỹ. Theo ông Ban, một trong những bài học lớn của sự kiện Hiroshima là sự cần thiết phải chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của vũ khí hạt nhân.
Quyết định thăm Hiroshima của người đứng đầu nước Mỹ trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống này được đánh giá là mang tính lịch sử, nhất là khi đây lại là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Mỹ và Nhật Bản.
Chính vì thế khi được yêu cầu giải thích về chuyến thăm này, ông Ben Rhodes, cố vấn thân cận của Tổng thống Obama khẳng định, nhân dân và đất nước Mỹ sẽ mãi tự hào về các nhà lãnh đạo của mình, về những người từng phục vụ trong quân đội trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ 2.
Chuyến thăm Hiroshima của Tổng thống Mỹ sẽ là dịp để tưởng niệm tất cả những người vô tội đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh này. Còn về sự đúng sai trong quyết định của Tổng thống Harry Truman, Tổng thống Mỹ sẽ không có bất kỳ phát biểu nào liên quan, mà thay vào đó, ông sẽ tập trung vào “củng cố hợp tác trong tương lai” giữa Mỹ và Nhật Bản.
Nhật Bản ráo riết chuẩn bị cho hoạt động quân sự viễn chinh
Tướng quân đội Trung Quốc chết vì 'uống thuốc tự tử'
Tàu chiến Nga dội tên lửa hành trình vào Syria
Liên tiếp đánh chìm tàu cá, Indonesia muốn khẳng định vị thế cường quốc biển
Con trai trùm khủng bố kêu gọi đảo chính ở Ả Rập Saudi
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Mỹ va chạm với tàu tiếp tế
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ can thiệp sâu hơn vào Syria
Hàn Quốc phát sốt với khả năng Ban Ki-moon tranh cử tổng thống
Trung Quốc tập trận ở biển Nhật Bản
Ukraine không muốn đánh nhau với Nga tại Crimea
Thổ Nhĩ Kỳ tịch thu tài sản hàng trăm doanh nhân
Mỹ nói Nga điều 40.000 lính áp sát biên giới Ukraine
Trung Quốc xây cầu tàu quân sự mới áp sát Senkaku
Ông Obama sẽ tham dự 2 hội nghị quan trọng ở Lào, Trung Quốc
Nhật Bản tính tăng ngân sách quốc phòng lên 51 tỷ USD
Trung Quốc, Nhật đầu tư mạnh vào tên lửa
Cử tri ủng hộ Đảng Cộng hòa tháo chạy khỏi ông Trump
Malaysia bắt tàu Nga chở hơn 30.000 tấn dầu
Quan chức Triều Tiên bị nghi ôm hàng tỉ USD bỏ trốn
Mỹ nêu điều kiện để dẫn độ giáo sỹ Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ
Indonesia muốn đổi tên cho vùng biển Trung Quốc yêu sách
Indonesia đánh chìm 60 tàu cá nước ngoài ngày Quốc khánh
Đánh bom cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, 6 người chết, 219 người bị thương
Mỹ phát triển vũ khí laser bắn hạ tên lửa siêu vượt âm
Trung Quốc, ASEAN muốn hoàn tất bộ khung COC vào giữa năm 2017
Hàn Quốc tập trận pháo binh quy mô lớn nhất gần Triều Tiên
Quân đội Nga tiến hành các cuộc tập trận lớn tại nhiều khu vực
Philippines nhận tàu tuần duyên đầu tiên từ Nhật Bản
Nga khẳng định không vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc: Singapore đừng can thiệp Biển Đông
Thế giới vừa trải qua tháng nóng nhất trong 137 năm qua
Italy, Đức, Pháp nhóm họp thảo luận về tương lai EU hậu Brexit
Đức cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ khủng bố ở Trung Đông
HRW: Nga, Syria sử dụng vũ khí gây cháy nhằm vào dân thường
Sinh viên Trung Quốc âm mưu ám sát Nữ hoàng Anh
Cựu lãnh đạo tạp chí nổi tiếng Trung Quốc kiện bị 'cướp' báo
Iran tuyên bố chia sẻ các cơ sở với Nga để chống khủng bố
Trung Quốc kêu gọi ASEAN cảnh giác với 'lực lượng bên ngoài'
Phó đại sứ Triều Tiên tại Anh đào tẩu
Malaysia sợ sẽ có khủng bố tiếp
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự