tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 12-05-2016

  • Cập nhật : 12/05/2016

Quốc hội Myanmar thông qua kế hoạch hợp tác quân sự với Nga

Ngày 11/5, Quốc hội liên bang Myanmar đã thảo luận và thông qua kế hoạch ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự giữa nước này và Nga, theo đề xuất của Thứ trưởng Quốc phòng Myanmar, Thiếu tướng Myint Nwe.

quang canh ben ngoai toa nha quoc hoi myanmar o thu do naypyidaw. anh: afp/ttxvn

Quang cảnh bên ngoài tòa nhà Quốc hội Myanmar ở thủ đô Naypyidaw. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại cuộc thảo luận, các nghị sĩ đã ủng hộ việc ký kết thỏa thuận trên, đồng thời cho rằng việc tiếp cận các chiến thuật quân sự hiện đại thông qua những chương trình huấn luyện song phương với Nga sẽ giúp Myanmar xây dựng một lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn, hiện đại và có hiệu quả chiến đấu cao. 

Trong khi đó, Thứ trưởng Myint Nwe cũng cho rằng thỏa thuận trên sẽ nâng tầm các thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy đối thoại và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong các chính sách quốc phòng liên quan đến an ninh khu vực và quốc tế.

Myanmar và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1948. Hai nước cam kết thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga đến Myanmar tháng 3/2013. 

Ngày 26/4 vừa qua, tại cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng Nga và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Moskva, Nga cũng đã đề xuất hàng loạt phương hướng nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác song phương cùng có lợi trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế, an ninh hàng hải, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tại, quân y và tháo gỡ bom mìn.


Australia ủng hộ Mỹ tiến hành tự do hàng hải ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne ủng hộ mạnh mẽ quyết định của Mỹ điều tàu chiến lần thứ 3 tiến hành tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông.

tau uss william p. lawrence.

Tàu USS William P. Lawrence.

Bà Marise Payne ngày 11/5 khẳng định Canberra cũng có lợi ích hợp pháp trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại không bị cản trở, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. 

Vì thế, trong nhiều năm qua, tàu chiến và máy bay tuần tra của Không quân Hoàng gia Australia đã tiến hành riêng các hoạt động tự do hàng hải qua vùng biển này. Nữ Bộ trưởng cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Washington và các đối tác khác trong khu vực về an ninh hàng hải. 


Trước đó, ngày 10/5, Hải quân Mỹ đã điều chiến hạm USS William P. Lawrence trang bị tên lửa hành trình tiến hành tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Cuộc tuần tra lần này là một phần trong hoạt động tuần tra tự do hàng hải thường kỳ của quân đội Mỹ nhằm thể hiện quyền tự do đi lại trên biển và trên không ở những khu vực mà Mỹ cho là hải phận và không phận quốc tế.


Siêu máy bay do thám Mỹ áp sát biên giới Nga

Khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát, siêu máy bay do thám RC-135W của Mỹ đã áp sát biên giới Nga trong khoảng 2 tiếng.

Hãng tin Interfax của Nga vừa cho hay chiếc máy bay do thám chiến lược này cất cánh từ căn cứ không quân Mỹ ở Anh có phiên hiệu 62-4131.

sieu may bay do tham rc-135 cua my. anh: afp

Siêu máy bay do thám RC-135 của Mỹ. Ảnh: AFP

Trong thời gian gần 10 tiếng làm nhiệm vụ trinh sát trên không, chiếc RC-135W có khoảng 2 tiếng áp sát biên giới Nga ở phía Nam biển Baltic, gần bờ biển Kaliningrad.

RC-135W do hãng Boeing chế tạo thuộc dóng máy bay do thám RC-135, có hành trình tối đa 12.000 km, độ cao bay tối đa 15.000 m trở lên, tốc độ tuần tra 860 km/giờ, thời gian bay liên tục có thể trên 12 giờ, sau khi tiếp dầu trên không sẽ có thời gian hoạt động trên không trên 20 giờ. 

Ngoài trinh sát tín hiệu thông tin, RC-135W, còn có thể trinh sát được các tín hiệu như âm tần, máy telex, điện báo.

Chính do độ nhạy cảm cao của RC-135W, cho nên một khi nó áp sát đường biên giới nước khác, các nước liên quan chắc chắn sẽ tiến hành phản ứng.


Sức khỏe của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang có vấn đề?

Korea Times dẫn lời các các chuyên gia cho rằng rất có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe.

Nhận đinh được đưa ra sau khi họ phân tích giọng nói và hơi thở của ông Kim trong bài phát biểu kéo dài 3 tiếng tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên hôm 8/5 vừa qua. 
Theo Korea Times, dù mới 33 tuổi, nhưng giọng nói của “người thừa kế vĩ đại” nghe không khác một người đàn ông trung niên 50.
cac chuyen gia nhan dinh nhieu kha nang ong kim dang gap van de ve suc khoe

Các chuyên gia nhận định nhiều khả năng ông Kim đang gặp vấn đề về sức khỏe

“Ông Kim hít thở 3s một lần, tức là ít hơn từ 1-3s so với con số từ 4-6s của nam giới thông thường”, giáo sư Bae Myung-jin của trường ĐH Soongsil nhận định.
 
Theo ông Bae, tình trạng khó thở của ông Kim nhiều khả năng là do dung tích phổi bị thu hẹp đáng kể vì béo phì.
 
“Nhiều khả năng ông Kim mắc phải hội chứng  viêm dây thanh đới khiến cho giọng nói của ông chẳng khác nào của một người 50 tuổi”, vị giáo sư này cho biết.
 
Theo bác sĩ tâm thần Lee Na-mi, việc phải mang trên mình một thân hình không mấy mảnh khảnh trong suốt 3 giờ đồng hố khiến cho chân và đầu gối của ông Kim phải làm việc quá tải.

Hoãn bỏ phiếu luận tội Tổng thống Brazil

Ngày 10/5, Tổng Chưởng lý Brazil Eduardo Cardozo đã ban hành lệnh hoãn cuộc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Dilma Rousseff dự kiến diễn ra ngày 11/5.

cac nha hoat dong xa hoi va sinh vien brazil ung ho tong thong dilma rousseff tham gia cuoc bieu tinh phan doi luan toi ba o sao paulo ngay 9/5. anh: epa/ttxvn

Các nhà hoạt động xã hội và sinh viên Brazil ủng hộ Tổng thống Dilma Rousseff tham gia cuộc biểu tình phản đối luận tội bà ở Sao Paulo ngày 9/5. Ảnh: EPA/TTXVN

Theo luật pháp Brazil, văn kiện này sẽ được một trong số 11 thẩm phán Tòa án Tối cao được chỉ định ngẫu nhiên xem xét nhằm tránh thiên vị. Trong trường hợp này, Thẩm phán Teori Zavascki đã được chỉ định. Văn phòng Thẩm phán Zavascki cho biết ông sẽ xét trường hợp này ngay trong đêm 10/5 để ra phán quyết vào ngày 11/5. 

Trong lệnh mới ban hành, Tổng Chưởng lý Cardozo cáo buộc tiến trình luận tội bà Rousseff có nhiều thiếu sót. Theo ông Cardozo, cuộc bỏ phiếu luận tội bà Rousseff ở Hạ viện là kết quả của việc lạm dụng quyền lực, do đó toàn bộ tiến trình luận tội phải bị đình chỉ.

Động thái này của ông Cardozo là hy vọng cuối cùng của người đứng đầu nhà nước trong việc ngăn cản tiến trình luận tội bà. 
 

Theo dự kiến, trong ngày 11/5, Thượng viện sẽ họp phiên toàn thể để bỏ phiếu xem xét bãi nhiệm bà Rousseff. Chỉ cần 41 trong 81 thượng nghị sĩ thông qua thủ tục phế truất, Tổng thống Brazil sẽ bị buộc phải rời nhiệm trong vòng 180 ngày, nhường chỗ cho Phó Tổng thống Michel Temer, chấm dứt 13 năm cầm quyền ở Brazil của Đảng Lao động (PT) với những thành quả xã hội mà cộng đồng quốc tế đã nhiều lần thừa nhận. Nếu bà Rousseff bị phế truất, ông Temer sẽ làm tổng thống tới ngày 31/12/2018. Trước đó, ngày 17/4, Hạ viện Brazil đã bỏ phiếu thông qua việc tiến hành luận tội Tổng thống Rousseff mặc dù người đứng đầu nhà nước không bị điều tra hay có bất cứ cáo buộc nào liên quan tới tham nhũng. 

Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Brazil được coi là một trang tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia Nam Mỹ này. Ngoài việc chính trường Brazil đang ngày càng rối ren, nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ cũng đang lún sâu vào suy thoái sau nhiều năm đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhờ giá hàng hóa cao và nhu cầu lớn về dầu mỏ, quặng sắt và một số hàng hóa khác từ thị trường Trung Quốc.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục