tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 19-05-2016

  • Cập nhật : 19/05/2016

Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hành động ở Biển Đông

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động ở vùng Biển Đông, kể cả các cuộc tuần tra bảo đảm tự do hàng hải vẫn thường xuyên bị Trung Quốc chỉ trích.
chien ham my uss curtis wilbur tung di qua vung 12 hai ly cua mot dao do trung quoc ngay 30/01/2016. anh chup hoi thang 8/2013 - reuters/u.s. navy.

Chiến hạm Mỹ USS Curtis Wilbur từng đi qua vùng 12 hải lý của một đảo do Trung Quốc ngày 30/01/2016. Ảnh chụp hồi tháng 8/2013 - REUTERS/U.S. Navy.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động ở vùng Biển Đông, kể cả các cuộc tuần tra bảo đảm tự do hàng hải vẫn thường xuyên bị Trung Quốc chỉ trích. Đó là tuyên bố của một sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ, tướng Robert Neller, tư lệnh lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ngày 16/05/2016, được tờ Navy Times trích dẫn.
Theo lời tướng Neller, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ luật pháp quốc tế và xây dựng sự tin cậy với các nước Châu Á-Thái Bình Dương.
Tuyên bố của tướng Neller được đưa ra sau khi hôm thứ sáu 13/05 vừa qua Lầu Năm Góc vừa công bố một báo cáo về việc Bắc Kinh gia tăng quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở Biển Đông, theo RFI.
Cụ thể, báo cáo này cho biết Trung Quốc đã bồi đắp thêm gần 1.300 hectare trên 7 đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa (Biển Đông), và nay tập trung phát triển các cơ sở hạ tầng và quân sự hóa các đảo nhân tạo này.
Theo bộ Quốc Phòng Mỹ, một khi hoàn tất các công trình xây dựng, 3 trong số các đảo nhân tạo của Trung Quốc nay sẽ có 3 sân bay dài 3 km và các hải cảng lớn.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng tố cáo Trung Quốc có những hành động “cưỡng ép” để khẳng định chủ quyền của họ ở Biển Đông.

Quân đội Thái Lan mua trực thăng Nga thay máy bay của Mỹ

 Thái Lan sẽ mua trực thăng Nga Mi-17 để thay thế máy bay Mỹ Boeing CH-47 (Chinook) đã cũ trong trang bị vũ khí của quân chủng lục quân, chỉ huy Quân đội Hoàng gia Thái Lan.
sputnik/ maksim bogodvid

Sputnik/ Maksim Bogodvid

Thái Lan sẽ mua trực thăng Nga Mi-17 để thay thế máy bay Mỹ Boeing CH-47 (Chinook) đã cũ trong trang bị vũ khí của quân chủng lục quân, chỉ huy Quân đội Hoàng gia Thái Lan, tướng Thirachay Nakvanit cho biết hôm thứ Tư.
"Chúng tôi muốn mua áy bay trực thăng Mi-17V5 của Nga, trước hết là để thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai và tình trạng khẩn cấp, cũng như để đảm bảo việc triển khai quân đội. Chúng tôi đã gửi yêu cầu ngân sách khiêm tốn cho Nội các trên cơ sở giá máy bay trực thăng của Nga", vị tướng nói.
Hiện nay, Thủ tướng Thái Lan và cựu chỉ huy lục quân của đất nước, tướng  Prayuth Chan-ocha đang có chuyến thăm và làm việc tại St. Petersburg, nơi sẽ diễn ra cuộc gặp với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Trong ngày thứ tư dự kiến sẽ ký một số văn bản liên quan đến hợp tác song phương, trong đó có Nghị định thư về hợp tác quân sự-kỹ thuật, Sputnik đưa tin.

Malaysia cấm xuất cảnh công dân "nói xấu" chính phủ

Công dân Malaysia làm mất uy tín, nhạo báng chính phủ hoặc có hành động coi thường chính quyền Malaysia có thể bị cấm ra nước ngoài trong vòng 3 năm.

anh minh hoa. nguon: ap

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Tờ "The Star" ngày 18/5 cho hay Cục nhập cư Malaysia đã thực thi điều này từ một vài tháng trước. Báo trên trích lời chuyên gia về hiến pháp Shamrahayu A. Aziz cho rằng chính phủ có quyền cấm công dân rời khỏi đất nước khi công dân làm mất uy tín hoặc nhạo báng chính phủ.

Quyền tự do rời khỏi đất nước hoặc xuất cảnh sang nước ngoài liên quan đến việc liệu công dân có quyền có hộ chiếu hay không. Công dân không có quyền có hộ chiếu một cách tự động, bởi vì đây là một đặc quyền được chính phủ ban tặng.

Trong phiên họp Quốc hội Malaysia hồi tháng 3/2016, Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi cho biết, tính từ năm 2011, có 827.921 trường hợp bị cấm rời khỏi Malaysia, hầu hết trong số đó là những người bị phá sản.

Danh sách này cũng bao gồm những người chỉ trích chính phủ, trong đó có các chính trị gia và các nhà hoạt động xã hội.


Nga bác tin lập căn cứ quân sự ở thành cổ Palmyra

Nga bác cáo buộc của hãng thông tấn Mỹ về việc lập căn cứ quân sự ở thành cổ Palmyra, Syria mới được giải phóng khỏi phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng. 
nga dang pha bom min tai thanh co palmyra, moi duoc giai phong khoi phien quan is. anh: sputnik

Nga đang phá bom mìn tại thành cổ Palmyra, mới được giải phóng khỏi phiến quân IS. Ảnh: Sputnik

 

"Không có 'căn cứ quân sự mới' trên lãnh thổ thị trấn Palmyra ở Syria và sẽ không bao giờ có", RT dẫn lời Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, hôm qua cho biết trong thông cáo chính thức. 

Trước đó, hãng thông tấn AP đưa tin quân đội Nga đang xây dựng căn cứ quân sự ở Palmyra trong khu vực UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) coi là khu di sản thế giới mà không được phép của chính quyền. 

Hãng dẫn nguồn là một tổ chức di sản Mỹ và một nhà khảo cổ Syria hàng đầu, cũng như hình ảnh vệ tinh dường như cho thấy hoạt động xây dựng tại rìa khu thành cổ. 

Tuy nhiên, ông Konashenkov cho rằng những bức ảnh vệ tinh chụp một trại tạm thời của trung tâm Chống bom mìn Quốc tế thuộc lực lượng phòng vệ Nga, đang rà phá mìn tại một tượng đài khảo cổ ở Palmyra và nay là khu vực thành phố Tadmor rộng lớn hơn.

"Việc thiết lập trại tạm thời này diễn ra cho tới khu vực không còn bom mìn, được Bộ Văn hóa và các bộ chính thức của nhà nước Syria thông qua", ông Konashenkov nói.


Binh sĩ Ấn Độ, Pakistan lại đấu súng tại biên giới Kashmir

Binh sĩ Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm hiệp định ngừng bắn khi nổ súng vào nhau tại Ranh giới Kiểm soát (LoC) phân chia khu vực Kashmir đêm 16/5.

Vụ nổ súng diễn ra tại Uri thuộc huyện biên giới Baramulla cách thành phố Srinagar - thủ phủ mùa hè của vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát 140km về phía Tây Bắc.

Theo một người phát ngôn của quân đội Ấn Độ, binh lính Pakistan đã nổ súng vào các vị trí của quân đội Ấn Độ ở Uri liên tục trong khoảng nửa giờ và binh lính Ấn Độ cũng nổ súng đáp trả. Giới chức Pakistan chưa đưa ra bình luận về sự việc. Hiện cũng không có báo cáo về thương vong của 2 bên.

binh sy pakistan gac tai wagah, doc bien gioi pakistan-an do. anh: thx/ttxvn

Binh sỹ Pakistan gác tại Wagah, dọc biên giới Pakistan-Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Hồi tháng trước, một vụ đấu súng tương tự cũng xảy ra tại Poonch.

Binh lính Ấn Độ và Pakistan thỉnh thoảng đấu súng tại khu vực biên giới trên dù hiệp định ngừng bắn được 2 nước ký kết năm 2003 vẫn đang có hiệu lực. Hai bên thường cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp định ngừng bắn và tiến hành khiêu khích trước.

LoC là đường biên giới thực tế dài 720km phân chia vùng Kashmir thuộc dãy núi Himalaya làm hai phần do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát, nhưng cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Kashmir.

Hai nước cũng triển khai nhiều binh sĩ canh gác khu vực biên giới này. Kể từ khi giành được độc lập từ Anh, giữa Ấn Độ và Pakistan đã xảy ra 3 cuộc chiến tranh, trong đó 2 cuộc là do vấn đề Kashmir.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục