tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 19-05-2016

  • Cập nhật : 19/05/2016

Mỹ công khai các “chủ nợ” lớn nhất

Một trong những bí mật lớn nhất của thị trường tài chính toàn cầu vừa được tiết lộ, đó là khoản nợ công của nước Mỹ với Saudi Arabia. 

tong thong my barack obama va nha vua saudi arabia abdullah - anh: telegragh

Tổng thống Mỹ Barack Obama và nhà vua Saudi Arabia Abdullah - Ảnh: Telegragh

Theo CNN, báo cáo của Bộ tài chính Mỹ cho biết tính tới tháng 3-2016, Saudi Arabia đang nắm trong tay 116,8 tỉ USD nợ công của Mỹ. Đây là thông tin lần đầu được tiết lộ trong hơn 40 năm. Mức nợ này cũng đã giảm gần 6% so với mức kỷ lục hồi tháng một năm nay là 123,6 tỉ USD.

Mức nợ này xếp Saudi Arabia trở thành chủ nợ lớn thứ 13 của Mỹ, bên cạnh những chủ nợ lớn nhất là Trung Quốc với 1,3 ngàn tỉ USD và Nhật Bản với 1,1 ngàn tỉ USD và 3,8 ngàn tỉ USD của các nước khác gộp lại.

Không giống với các chủ nợ khác của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ đã giữ bí mật số nợ công của nước này với Saudi Arabia kể từ những năm 1970. 

Việc công khai khoản nợ này, theo một quan chức Bộ tài chính, là nhằm mục tiêu công khai thông tin “toàn diện và minh bạch”.

Dù vậy việc công khai mức nợ công của Bộ Tài chính Mỹ vẫn gây ra nhiều thắc mắc vì dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia lên tới 587 tỉ USD và theo dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương nước này thường dự trữ tới 2/3 ngân khố của họ bằng đồng đô la Mỹ. Do đó nhiều khả năng Saudi Arabia còn sở hữu số nợ công của Mỹ cao hơn nhiều so với con số công khai chính thức của Bộ Tài chính Mỹ.

Kể từ cuối năm 2014, Saudi Arabia đã “đốt” hết hơn 130 tỉ USD dự trữ ngoại hối, hầu hết nằm trong số nợ công của Mỹ, để giải quyết cuộc khủng hoảng giá dầu. Cùng với đó là những căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Saudi Arabia liên quan tới các cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9-2001.

Theo đó, Saudi Arabia đe dọa, sẽ bán hết toàn bộ 750 tỉ USD giá trị tài sản nằm trong chứng khoán và các tài sản khác của Mỹ để “trả thù” nếu dự luật cho phép gia đình các nạn nhân trong vụ khủng bố ngày 11-9 khởi kiện chính phủ Saudi Arabia được thông qua. Và ngày 17-5, thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật này.


Baghdad mất an ninh trầm trọng vì khủng hoảng chính trị

Gần 200 người chết vì bom ở Baghdad chỉ trong vòng một tuần. An ninh Baghdad ngày càng kém do khủng hoảng chính trị trong chính phủ của Thủ tướng Haider al-Abadi đang ngày càng trầm trọng.

Ngày 17-5 lại thêm hàng loạt vụ đánh bom ở thủ đô Baghdad (Iraq) giết chết ít nhất 70 người. Đây là vụ bạo lực mới nhất ở Baghdad trong vòng một tuần làm tổng cộng gần 200 người thiệt mạng. Tại Baghdad tuần vừa rồi mỗi ngày hầu như đều có xảy ra đánh bom lớn nhỏ.

Thủ phạm của các vụ đánh bom được cho là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). IS đã thừa nhận trách nhiệm hai trong số các vụ đánh bom vừa rồi, tuyên bố mục tiêu nhắm tới là lực lượng dân quân người Shiite vốn đang hỗ trợ chính phủ Iraq tiêu diệt IS.

canh sat kiem tra hien truong vu danh bom mot khu cho o baghdad ngay 17-5. (anh: reuters)

Cảnh sát kiểm tra hiện trường vụ đánh bom một khu chợ ở Baghdad ngày 17-5. (Ảnh: REUTERS)

Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), các vụ đánh bom cho thấy IS đang có bước thay đổi trong chiến lược trong tình hình thất thế gần đây ở tỉnh Anbar tiếp giáp Baghdad và bị đánh bật hỏi các TP như Ramadi, Hit cũng như chịu áp lực ngày càng lớn ở các trận địa khác.

IS quyết định gia tăng đánh bom tự sát nhắm vào các khu vực đông dân ở các địa phương mình không kiểm soát nhằm cân bằng ảnh hưởng và thanh thế, đồng thời nhằm làm thế giới chú ý và thấy rõ sự khủng hoảng chính trị của Iraq.

Tại sao IS có nhiều lại tấn công Baghdad dễ dàng như thế? Nguyên nhân dễ nhìn thấy sở dĩ IS có nhiều cơ hội tấn công Baghdad một phần là vì năng lực của lực lượng an ninh Baghdad quá kém, kém cả về nghiệp vụ, vũ khí, về thu thập thông tin tình báo và về khả năng hợp tác, theo nhiều quan chức Iraq và nhiều nhà phân tích. Bên cạnh đó, phần lớn tỉnh Anbar tiếp giáp Baghdad vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của IS, do đó việc xâm nhập vào Baghdad không quá khó khăn.

Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác, theo Wall Street Journal, an ninh Baghdad ngày càng kém rõ ràng do khủng hoảng chính trị trong chính phủ của Thủ tướng Haider al-Abadi đang ngày càng trầm trọng.

Giáo sĩ Moqtada al-Sadr là một lãnh đạo người Hồi giáo dòng Shiite, dù không nắm giữ vị trí nào trong chính phủ Iraq nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị nước này.

Các nghị sĩ ủng hộ Giáo sĩ Sadr đang đối đầu và gây khó khăn cho chính phủ Thủ tướng Abadi đang nhân thực tế mất an ninh ở Baghdad gây áp lực lên ông Abadi. Nhiều nghị sĩ yêu cầu Thủ tướng Abadi sa thải bộ trưởng nội vụ vì thiếu năng lực.

Trong ngày 17-5, Thủ tướng Abadi đã phải lên tiếng đề nghị các nghị sĩ hợp tác, chấm dứt khủng hoảng chính trị để không ảnh hưởng đến mục tiêu chống IS.

hang ngan nguoi ung ho giao si moqtada al-sadr xong vao toa nha quoc hoi iraq ngay 30-4 de phan doi chinh phu. (anh: reuters)

Hàng ngàn người ủng hộ giáo sĩ Moqtada al-Sadr xông vào tòa nhà Quốc hội Iraq ngày 30-4 để phản đối chính phủ. (Ảnh: REUTERS)

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố vẫn duy trì ủng hộ Thủ tướng Abadi.

Trong một tuyên bố gần đây, người phát ngôn liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu Steve Warren đã gián tiếp đề cập tới khủng hoảng chính trị này và ảnh hưởng tiêu cực của nó với an ninh Baghdad khi đề nghị Iraq không bớt quân ở các tiền tuyến chống IS để tăng an ninh cho Baghdad.

Lý do theo ông, dù an ninh Baghdad đang có nhiều lỗ hổng nhưng việc kéo quân từ tiền tuyến về chi viện cho Baghdad là không cần thiết vì thực tế Baghdad đang có tới nửa số quân đội của chính phủ Iraq, sở dĩ không đảm bảo được an ninh là vì không có sự đồng lòng.

Nói về thế khó này, nhiều quan chức Mỹ cũng từng nói rằng Baghdad sẽ không thể có an ninh dẫu Mỹ có triển khai hàng ngàn binh sĩ tới đây.

Các vụ đánh bom và tấn công gần đây ở Baghdad và lân cận mà IS được cho là thủ phạm:

. Ngày 11-5, nổ bom hàng loạt ở vùng Sadr (trung tâm Baghdad) và một số nơi khác giết chết ít nhất 88 người.

. Ngày 12-5, các tay súng IS tấn công cảnh sát ở vùng Abu Ghraib (tây Baghdad), giết chết một cảnh sát.

. Ngày 13-5, các tay súng IS tấn công một quán café ở vùng Balad (bắc Baghdad), giết chết 16 người.

. Ngày 14-5, IS tấn công vùng Amiriyat Fallujah ở tỉnh Anbar giáp Baghdad làm sáu người thiệt mạng.

. Ngày 15-5, IS tấn công một nhà máy khí đốt ở bắc Baghdad, giết chết 12 người.

. Ngày 17-5, xảy ra hàng loạt vụ đánh bom ở Baghdad làm ít nhất 70 người chết.


Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cho dân kiện Saudi Arabia

Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật cho phép các nạn nhân của vụ tấn công ngày 11-9 được khởi kiện chính phủ Saudi Arabia về những tổn thất liên quan.

mot em be nam tren tam bia tuong niem nhung nan nhan thiet mang trong vu khung bo tan cong vao trung tam thuong mai the gioi ngay 11-9-2001 tai new york - anh: reuters

Một em bé nằm trên tấm bia tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố tấn công vào Trung tâm thương mại thế giới ngày 11-9-2001 tại New York - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, dự luật được thượng viện thông qua ngày 17-5. Theo đó, công dân Mỹ có quyền khởi kiện những chính phủ nước ngoài có liên quan tới những hoạt động khủng bố xảy ra trên đất Mỹ.

Nói cách khác, luật này sẽ cho phép các gia đình nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 có thể khởi kiện chính phủ Saudi Arabia.

Phía Saudi Arabia từng tuyên bố bác bỏ các trách nhiệm liên quan tới vụ tấn công khủng bố này.

Chính phủ Saudi Arabia kịch liệt phản đối dự luật và từng đe dọa, sẽ bán hết toàn bộ 750 tỉ USD giá trị tài sản nằm trong chứng khoán và các tài sản khác của Mỹ để đáp trả nếu dự luật đó được thông qua.

Tờ Guardian (Anh) cho rằng tới nay, cũng chưa thể chắc chắn việc chính phủ Saudi Arabia có liên quan tới vụ khủng bố 11-9.

Tuy nhiên nhiều tài liệu liên quan hiện còn được giữ bí mật và những gì được lặng lẽ công bố trong 18 tháng qua cho thấy sự liên đới của Saudi Arabia trong vụ tấn công này nhiều hơn mức lâu nay người ta vẫn nghĩ.

Tổng thống Obama từng cam kết sẽ dùng đặc quyền của tổng thống để phủ quyết dự luật. Tuy nhiên trang Hill cho rằng với tỉ lệ phiếu thông qua tuyệt đối ở Thượng viện, có vẻ như ông Obama sẽ khó thực hiện cam kết đó.

Có thể sẽ còn những tranh cãi xung quanh vấn đề này và cho rằng ông Obama có phần thiên vị với chính phủ Saudi Arabia.

Tuy nhiên có một tranh cãi pháp lý được xem là khá quan trọng ở đây, theo đó việc thông qua dự luật này cũng sẽ mở đường cho khả năng các nước khác cũng sẽ đâm đơn khởi kiện chính phủ Mỹ.


Các nước họp bàn số phận tổng thống Syria

Số phận chính trị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hiện vẫn là mối bất đồng giữa các thành viên Nhóm Quốc tế hỗ trợ Syria.

Ngày 17-5, Ngoại trưởng 18 nước thuộc Nhóm Quốc tế hỗ trợ Syria (ISSG) họp ở thủ đô Vienna (Áo) bàn về số phận chính trị Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tiến trình đàm phán hòa bình Syria, theo hãng tin RT (Nga).

Số phận chính trị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hiện vẫn là mối bất đồng giữa các thành viên ISSG.

Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir nêu quan điểm cứng rắn đã đến lúc phải thực hiện “kế hoạch B” cho Syria, nghĩa là bức ông al-Assad khỏi ghế tổng thống bằng bạo lực.

“Rõ ràng là ông Bashar al-Assad chỉ có hai lựa chọn: Ra đi yên bình thông qua tiến trình chính trị, hoặc bị bức phải ra đi bằng bạo lực. Về phần mình, Saudi Arabia cho rằng lý ra phải thực hiện “kế hoạch B” từ lâu rồi.”

ngoai truong 18 nuoc nhom issg hop ve syria tai thu do vienna (ao) ngay 17-5. (anh: ap)

Ngoại trưởng 18 nước nhóm ISSG họp về Syria tại thủ đô Vienna (Áo) ngày 17-5. (Ảnh: AP)

Tiếp tục quan điểm cứng rắn của Saudi Arabia, Đức quyết liệt đề nghị thỏa thuận cuộc họp phải đề ra được các bước đi dẫn tới đưa ông al-Assad ra khỏi ghế tổng thống Syria. “Tổng thống al-Assad bắt buộc phải từ chức vì Syria sẽ không có tương lai lâu dài nếu còn ông al-Assad.”

Về phần mình, Mỹ cũng nhắc lại quan điểm muốn ông al-Assad ra đi. Theo Ngoại trưởng Mỹ, phía Nga đã từng nói rõ ràng rằng ông al-Assad đã cam kết có trách nhiệm với đàm phán hòa bình, thay đổi hiến pháp, bầu cử; nhưng đến giờ ông al-Assad vẫn chưa thực hiện được điều đầu tiên là tham gia thực chất vào các cuộc đàm phán hòa bình chứ đừng nói đến hai điều sau.

Trong khi đó Nga vẫn bảo lưu quan điểm phản đối việc bức ông al-Assad ra đi như một điều kiện để bắt đầu tiến trình hòa bình cho Syria. “Nga không ủng hộ cá nhân đặc biệt nào, Nga chủ ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố và Nga không thấy có sự thay thế nào tốt hơn so với quân đội Syria trong cuộc chiến này”, RT dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.

Dù không thống nhất được số phận chính trị của ông al-Assad nhưng tại cuộc họp, nhóm ISSG đã nhất trí được một số vấn đề như tăng nỗ lực để các bên chấm dứt giao tranh, phân tách các bên khỏi các nhóm khủng bố, tăng trao đổi tù binh giữa các bên, mở rộng hỗ trợ nhân đạo.

Dù thế các Ngoại trưởng đã không thống nhất được ngày khôi phục cuộc hòa đàm Syria vốn bị ngưng từ ngày 19-4 sau khi phe đối lập Syria tuyên bố rút khỏi bàn đàm phán vì phe chính phủ không đáp ứng các yêu cầu về ngưng giao tranh và tăng cứu trợ nhân đạo.

Theo ông Staffan de Mistura - đặc phái viên LHQ về Syria, trung gian hòa đàm, ngày khôi phục hòa đàm có thể sẽ tùy thuộc vào kết quả thực hiện những điều các nước đã thống nhất trong cuộc gặp này.


Mỹ lần đầu tiên có bộ trưởng lục quân là người đồng tính

Trong một thời khắc lịch sử đối với chính quyền ông Obama, Thượng viện Mỹ ngày 17-5 đã xác nhận việc bổ nhiệm ông Eric Fanning làm Bộ trưởng thứ 22 của Lục quân Mỹ.

Như vậy, ông Eric Fanning đã trở thành nhà lãnh đạo đồng tính đầu tiên đứng đầu một quân chủng trong Quân đội Mỹ.

“Sự kiện Eric Fanning được bổ nhiệm thành Bộ trưởng Lục quân Mỹ mang tính lịch sử này là minh chứng về sự tiến bộ liên tục theo hướng công bằng và bình đẳng trong các lực lượng vũ trang Mỹ” - Chad Griffin, Chủ tịch Tổ chức Vận động quyền con người cho cộng đồng LGBT, nói.

ong eric fanning tro thanh nha lanh dao dong tinh dau tien dung dau mot quan chung trong quan doi my. (anh: reuters)

Ông Eric Fanning trở thành nhà lãnh đạo đồng tính đầu tiên đứng đầu một quân chủng trong Quân đội Mỹ. (Ảnh: REUTERS)

Ông Fanning trước đây từng là cố vấn chính của Bộ trưởng Lục quân về quản lý và vận hành. Ông đảm đương vị trí thứ trưởng Không quân Mỹ từ tháng 4-2013 đến tháng 2-2015.

“Tôi vinh dự khi được bổ nhiệm vào vị trí này ngày hôm nay và cam kết sẽ cố gắng dẫn dắt toàn bộ lực lượng Lục quân” - Fanning cho biết trong một tuyên bố ngày 17-5.

Được biết, Tổng thống Barack Obama đã đề cử ông Fanning vào vị trí người đứng đầu Lục quân Mỹ vào ngày 3-11-2015 và mãi đến đến ngày 17-5-2016, Thượng viện Mỹ mới nhất trí với đề xuất của ông Obama.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục