tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 10-05-2016

  • Cập nhật : 10/05/2016

Vì sao ông Kim Jong-un không mời Trung Quốc dự Đại hội Đảng Triều Tiên

Khác với năm 1980, lãnh đạo Triều Tiên không mời phái đoàn cao cấp của Trung Quốc dự Đại hội Đảng Lao động diễn ra tại Bình Nhưỡng trong tháng 5 năm nay, BBC đưa tin.
trieu tien dang chuan bi cho dai hoi dang lao dong dien ra tai binh nhuong trong thang 5. anh ap

Triều Tiên đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng Lao động diễn ra tại Bình Nhưỡng trong tháng 5. Ảnh AP

Tại đại hội Đảng lần thứ 6 vào năm 1980, ông Kim Il-sung (Kinh Nhật Thành) giới thiệu con trai Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) trước toàn Đảng toàn dân như người kế nhiệm.
Trung Quốc cử Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, một trong những vị khai quốc công thần của chế độ sang dự đại hội.
Ngoài ra, Bắc Hàn khi đó cũng đón nhiều vị khách từ các nước Á Phi còn ngưỡng mộ Bình Nhưỡng.
Trong số họ có cả ông Robert Mugabe mà đến nay vẫn lãnh đạo Zimbabwe.
Nhưng tại đại hội Đảng Lao động Triều Tiên năm nay không có các vị khách cao cấp nào từ Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc chỉ ghi nhận một cách khách sáo rằng "đây là một sự kiện quan trọng của CHDCND Triều Tiên".
"Trung Quốc hy vọng Triều Tiên có thể thực hiện được chương trình phát triển quốc gia, để nhân dân hạnh phúc và đảm bảo hòa bình ổn định ở Đông Bắc Á."
Chính sách Byungjin
Kỳ Đại hội Đảng được lãnh tụ thế hệ thứ ba của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên coi là "bước ngoặt" được tổ chức sau hơn 30 năm gián đoạn.
Lần trước, ông Kim Il-sung (Kinh Nhật Thành) mở kỳ đại hội Đảng để giới thiệu con trai Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) trước toàn Đảng toàn dân như người kế nhiệm.
Sau khi ông Kim Il-sung qua đời năm 1994, ông Kim Jong-il để tang cha và lên làm lãnh tụ tối cao.
Nhưng trong suốt thời kỳ cầm quyền của ông, Triều Tiên không họp đại hội Đảng.
Chỉ đến bây giờ, ông Kim Jong-un mới khai mạc sự kiện chính trị trọng đại nhất trong nhiều thập niên, chính thức xác nhận đường lối 'Byungjin' (Tĩnh tiến), thay cho thuyết 'Juche' (Chủ thể) vốn nhấn mạnh đến tự lực cánh sinh.
 
lanh tu the he 3 cua trieu tien nay la ong kim jong-un. anh afp

Lãnh tụ thế hệ 3 của Triều Tiên nay là ông Kim Jong-un. Ảnh AFP

 

Được báo chí quốc tế gọi là 'twin pursuits' hay 'parallel development policy' còn gọi là quân sự và Kinh tế tĩnh hành tiến triển', đây là chính sách ông Kim Jong-un nêu ra sau khi lên nắm quyền.
Nhưng đường lối phát triển song hành cả quân sự (vũ khí nguyên tử) và kinh tế (mở rộng khoán nông nghiệp, nới lỏng quản lý ngành dịch vụ) đã bị cả Hoa Kỳ và Trung Quốc bác bỏ.
Trang The Diplomat viết rằng hồi tháng 2/2015, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, Dương Khiết Trì đều đồng ý rằng:
"Triều Tiên sẽ không thể thành công trong việc theo đuổi chính sách song hành, cả hạt nhân, cả kinh tế."
Trung Quốc trước sau như một nhấn mạnh đến một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân.
Bình Nhưỡng thì nói sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân chừng nào Mỹ còn 'hung hăng'

Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong phát biểu ngày 9/5 tuyên bố gia nhập Liên minh châu ÂU (EU) luôn là mục tiêu chiến lược của Ankara.

tong thong tho nhi ky tayyip erdogan.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ hy vọng rằng thỏa thuận EU miễn thị thực cho người dân nước này sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình Ankara gia nhập mái nhà chung châu Âu. Tuyên bố trên được cho là nhằm làm rõ vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Erdogan tuyên bố Ankara sẽ không thay đổi luật khủng bố của nước này như yêu cầu của thỏa thuận đạt được với EU nhằm hạn chế dòng người di cư.
 
Trước đó, hồi tháng 3, EU đã yêu cầu các nước thành viên miễn thị thực du lịch cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đổi lại Ankara phải ngăn chặn dòng người di cư đến châu Âu, đồng thời đề nghị nước này phải thay đổi một số quy định, trong đó có việc đưa luật khủng bố phù hợp với các tiêu chuẩn châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần khẳng định nếu không có quy định về việc miễn thị thực, sẽ không có thỏa thuận về người di cư nào với châu Âu.
 
Theo kế hoạch trên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được hưởng quy chế miễn thị thực vào tháng 6 tới và Ủy ban châu Âu (EC) đã nhất trí thúc đẩy việc này. Tuy nhiên, việc Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuần trước tuyên bố sẽ từ chức đang làm dấy lên quan ngại Tổng thống Erdogan có thể khiến thỏa thuận này bị cản trở.

Canh bạc mạo hiểm của Thủ tướng Australia

Sau nhiều chờ đợi, cuối cùng Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng đã chính thức tuyên bố tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 2/7 tới, đồng thời phát động chiến dịch tranh cử kéo dài 8 tuần.

Dù có nhiều đảng tham gia tranh cử, song trong cuộc đua này thực sự sẽ chỉ là cuộc đua “song mã” giữa hai đảng lớn là đảng Tự do cầm quyền của Thủ tướng Turnbull và Công đảng đối lập do ông Bill Shorten đứng đầu. Với quyết định đề nghị giải tán cả hai viện Quốc hội để bầu cử trước thời hạn - điều chưa từng xảy ra ở Australia suốt 30 năm qua, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với Liên đảng giảm sút nghiêm trọng và gần như ngang bằng với Công đảng - Thủ tướng Turnbull thực sự đã đặt vận mệnh chính trị của mình cũng như đảng Tự do vào một canh bạc mạo hiểm. 

Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ của cử tri khá sít sao với khoảng 51% dành cho đảng Tự do và 49% dành cho Công đảng, và nếu tính cả số cử tri ưu tiên thì con số này là 50 - 50. Chính vì vậy, cuộc tổng tuyển cử sắp tới nhiều khả năng sẽ diễn ra khốc liệt với kết quả rất khó đoán định.
thu tuong malcolm turnbull phat bieu trong cuoc hop bao tai canberra ngay 8/5. anh: afp/ttxvn

Thủ tướng Malcolm Turnbull phát biểu trong cuộc họp báo tại Canberra ngày 8/5. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, chính sách hay chương trình hành động mà đảng Tự do đặt cược vào canh bạc này vẫn chủ yếu tập trung vào kinh tế, vốn là thế mạnh truyền thống của đảng cũng như cá nhân ông Turnbull, chứ không phải những vấn đề được cử tri quan tâm nhiều như chống biến đổi khí hậu, hôn nhân đồng giới... Các chính sách cụ thể gồm bảo vệ dự thảo ngân sách mà chính phủ vừa đưa ra tuần trước với mục tiêu tăng việc làm, đặc biệt giải quyết tình trạng thất nghiệp trong thanh thiếu niên và thúc đẩy tăng trưởng, cải cách thuế,... Mặc dù kinh tế Australia năm vừa qua tăng tới 3%, mức cao nhất trong các nước phát triển, song chính phủ của ông Turnbull cho rằng vẫn cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa để giúp chuyển đổi thành công nền kinh tế vốn phụ thuộc lớn vào ngành khai mỏ thời hoàng kim của mấy chục năm trước sang nền kinh tế dựa vào nhiều nguồn lực hơn. Trong khi đó, Công đảng đối lập tập trung vào bảo vệ tầng lớp người lao động, những ưu tiên cho giáo dục, y tế, chống biến đổi khí hậu, bình đẳng giới... Chính vì thế, Thủ tướng Turnbull cho rằng với cương lĩnh tranh cử khá khác biệt như vậy, cử tri sẽ có sự lựa chọn “không thể rõ ràng hơn”.

Tuy nhiên, thay vì tập trung đề cao các chính sách của mình, nhiều người đã sớm nhận ra đây là một chiến dịch tranh cử chủ yếu nghiêng về chỉ trích những tiêu cực của nhau khi chính bản thân ông Turnbull đã sử dụng ngay cuộc họp báo đầu tiên sau khi kêu gọi bầu cử trước thời hạn để tố cáo Công đảng có những kế hoạch làm hủy hoại kinh tế, ngăn chặn đà chuyển đổi của nền kinh tế Australia. 

Một điểm nữa được xem là không mấy thuận lợi cho đảng Tự do cầm quyền là thời gian vận động tranh cử kéo dài. Tính từ thời điểm giải tán hai viện Quốc hội để bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử ngày 9/5 đến thời điểm bỏ phiếu là 8 tuần lễ, khoảng thời gian được cho là dài nhất kể từ năm 1966. Từ trước đến nay, rất ít chiến dịch tranh cử ở Australia kéo dài quá 50 ngày và cũng đã có nhiều bài học cho thấy kể cả những chính phủ được dẫn dắt bởi những thủ tướng nổi tiếng cũng suýt bị “ngã ngựa” do chiến dịch vận động tranh cử kéo dài gây bất lợi cho đảng cầm quyền. Điển hình là năm 1984 dưới thời cựu Thủ tướng Bob Hawke. Bản thân ông Bob Hawke rất được lòng cử tri và vào thời điểm trước chiến dịch tranh cử, tỷ lệ ủng hộ ông là 75%. Thế nhưng, sau 53 ngày tranh cử, đảng cầm quyền của ông chỉ thắng với kết quả sát nút. 

Việc Chính phủ đề nghị giải tán cả hai viện Quốc hội để bầu cử trước thời hạn là do các dự luật mà chính phủ đưa ra thường bị chặn lại ở Thượng viện. Cử tri sẽ phải bầu lại toàn bộ 150 ghế nghị sĩ tại Hạ viện và 76 ghế tại Thượng viện, khác cuộc bầu cử theo đúng lịch trình là chỉ bầu lại Hạ viện và 1/2 số ghế tại Thượng viện. Số ghế tại Thượng viện lại được phân bổ theo khu vực với mỗi bang trong 6 bang ở Australia được bầu 12 nghị sĩ và 2 vùng lãnh thổ với mỗi nơi được bầu 2 nghị sĩ. Đảng nào (hoặc liên danh được với đảng nhỏ hơn) giành được đa số ghế tại Hạ viện sẽ đứng ra thành lập chính phủ. Thế nên, dù đảng Tự do của Thủ tướng Turnbull có giành chiến thắng thì cũng chưa có gì đảm bảo sẽ giành được đa số ủng hộ tại Thượng viện để các chính sách dễ dàng được thông qua.

Với việc kêu gọi bầu cử trước thời hạn vào thời điểm không có nhiều thuận lợi cho Liên đảng Tự do - Quốc gia cầm quyền hiện nay, Thủ tướng Turnbull thực sự đang đặt mình vào thế khó.

Thủ tướng Áo từ chức do áp lực về chính sách nhập cư

Ông Werner Faymann hôm nay từ chức sau khi đảng Dân chủ xã hội thua trước đảng Tự do có quan điểm chống chính sách nhập cư.
ong faymann tuyen bo tu chuc thu tuong. anh: ap

Ông Faymann tuyên bố từ chức thủ tướng. Ảnh: AP

Sau cuộc bỏ phiếu vòng đầu của cuộc bầu cử tổng thống hai tuần trước, đảng Tự do cựu hữu (FPO) đã giành điểm cao kỷ lục so với liên minh cầm quyền, gồm cả đảng Nhân dân, gây nên sự phản đối trong nội bộ đảng Dân chủ xã hội (SPO) của ông Faymann, theo Reuters.

""Tôi có đủ sự ủng hộ mạnh mẽ trong đảng không? tôi phải nói rằng câu trả lời là không. Tôi đã gây ra những hậu quả do sự ủng hộ ở mức thấp và tôi rời khỏi vị trí lãnh đạo đảng và thủ tướng liên bang", ông Faymann nói trong tuyên bố.

Tuy nhiên ông không cho biết khi nào quyết định này có hiệu lực.

Ông Faymann, người làm thủ tướng Áo từ cuối 2008, hôm 1/5 đã phải đối diện với cuộc biểu tình ở đó những người phản đối mang áp phích kêu gọi ông từ chức. Ông cũng phải chịu áp lực từ một số người trong đảng về chính sách hạn chế chặt chẽ hơn với người nhập cư và những người tị nạn, điều được thực hiện một phần để ngăn FPO chiếm được ưu thế. FPO có quan điểm chống chính sách nhập cư. 

Trong năm ngoái, Áo đã tiếp nhận khoảng 90.000 người tị nạn, sau khi nhận một lượng lớn người di cư, khoảng 8,5 triệu người, chủ yếu từ Syria, Iraq và Afghanistan.

Phó thủ tướng Reinhold Mittelehner sẽ tạm thời đảm nhận vị trí của ông Faymann, theo phát ngôn viên của Tổng thống Heinz Fischer.


Triều Tiên bắt giữ và trục xuất phóng viên BBC

Triều Tiên đã bắt giữ một nhà báo BBC và ra lệnh trục xuất.

Theo Reuters, ông Rupert Wingfield-Hayes đã bị bắt giữ vào hôm thứ Sáu (6-5) khi chuẩn bị rời khỏi đất nước này cùng với người sản xuất và quay phim của BBC, một trang mạng cho biết. Cả ba người đã trên đường đến sân bay tại Bình Nhưỡng vào chiều thứ hai (9-5).

Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc trích dẫn một quan chức Triều Tiên cho biết phóng viên này bị bắt giữ do có các bài "phóng sự" không phù hợp. Một phóng viên khác của BBC tại Bình Nhưỡng - ông John Sudworth cho biết trong bản tin rằng có "sự bất đồng và lo ngại về nội dung báo cáo của Rupert", bao gồm các câu hỏi về tính xác thực của một bệnh viện.

nha lanh dao kim jong-un phat bieu tai dai hoi dang lao dong trieu tien anh: kcna/ reuters

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phát biểu tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên Ảnh: KCNA/ Reuters

"Khi anh ấy đến sân bay vào ngày thứ Sáu (6-5), anh ấy bị tách khỏi đoàn và ngăn cản không được lên máy bay. Anh ấy bị đưa đến một khách sạn và thẩm vấn bởi phòng an ninh Bình Nhưỡng trước khi bị yêu cầu ký kết bản tường trình rồi sau đó được thả ra. Cuối cùng anh ấy cũng được cho phép trở về chúng tôi tại khách sạn này" - Sudworth nói.

Trước đó, Triều Tiên đã cấp visa cho 128 nhà báo đến từ 12 nước. Những hành động của họ được quản lý chặt chẽ và đến sáng thứ Hai họ vẫn chưa được tiếp cận với các thủ tục tiến hành của đại hội đảng. Đại hội này đã bắt đầu vào thứ Sáu.

Wingfield-Hayes đã có mặt tại thị trấn trước khi đại hội diễn ra để lấy thông tin về cuộc viếng thăm của một nhóm những người đoạt giải Nobel.

Bắc Triều Tiên cho biết họ sẽ tăng cường khả năng vũ khí hạt nhân tự vệ trong quyết định đã được thông qua tại đại hội, cơ quan thông tấn KCNA của Triều tiên báo cáo hôm thứ Hai, bất chấp các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục