tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 25-05-2016

  • Cập nhật : 25/05/2016

Trung Quốc lo bị quan hệ Việt - Mỹ đe dọa

Báo China Daily ngày 24-5, cảnh báo Mỹ có thể cải thiện quan hệ song phương với Việt Nam nhưng hành động này không được gây thêm áp lực hoặc đe dọa lợi ích của Trung Quốc.

Theo bài xã luận của China Daily, Bắc Kinh "hoan nghênh tinh thần hòa giải giữa Hà Nội và Washington". Tuy nhiên, tờ báo nhấn mạnh việc hai bên theo đuổi lợi ích chung không được "đe dọa lợi ích quốc gia của Trung Quốc cũng như an ninh khu vực".

"Bất kỳ nỗ lực kiềm chế Trung Quốc nào gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực cũng làm phức tạp thêm tình hình biển Đông, đồng thời châm ngòi cho xung đột" - China Daily viết.

tong thong barack obama doc dien van tai trung tam hoi nghi quoc gia o ha noi - viet nam hom 24-5. anh: reuters

Tổng thống Barack Obama đọc diễn văn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội - Việt Nam hôm 24-5. Ảnh: Reuters

Trước đó, ngày 23-5, Bắc Kinh "nhiệt liệt ủng hộ" quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Washington đối với Hà Nội trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Chính phủ Trung Quốc cho biết họ "rất vui khi thấy Việt Nam phát triển các mối quan hệ hợp tác bình thường và thân thiện với nhiều nước, trong đó có Mỹ".

Dù vậy, bài xã luận của China Daily cho thấy Trung Quốc vẫn rất quan tâm và thận trọng đánh giá sự hợp tác cũng như thúc đẩy quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam. Điều này không khó hiểu bởi Washington đang triển khai chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương, công khai thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông.

Trong khi đó, Việt Nam lên án hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc gọi lệnh dỡ bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam có thể khiến sự đối kháng chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh trầm trọng thêm. Tờ báo khẳng định Mỹ đang "lợi dụng Việt Nam để khuấy đảo căng thẳng và gây phiền nhiễu ở biển Đông".


Hillary Clinton từ chối tranh luận lần cuối với đối thủ

Bà Hillary Clinton hôm qua từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận cuối cùng với Bernie Sanders, đối thủ cùng đảng Dân chủ, trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
ba hillary clinton (trai) va ong bernie sanders, hai ung vien tong thong dang dan chu. anh: reuters.

Bà Hillary Clinton (trái) và ông Bernie Sanders, hai ứng viên tổng thống đảng Dân chủ. Ảnh: Reuters.

"Chúng tôi từ chối lời mời tham gia tranh luận ở California từ Fox News",AFP dẫn lời Jennifer Palmieri, người phát ngôn của bà Hillary Clinton, cho biết trong một thông báo.

Thay vào đó, cựu nữ ngoại trưởng Mỹ sẽ tập trung vào chiến dịch đối phó với Donald Trump, người có khả năng cao trở thành ứng viên đại diện cho đảng Cộng hòa.

Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders, đối thủ cùng đảng Dân chủ với bà Clinton, hôm 18/5 đồng ý tham gia tranh luận ở California, nơi sẽ tổ chức bỏ phiếu sơ bộ cùng 5 bang khác vào ngày 7/6.

Bà Clinton và ông Sanders hồi tháng 2 nhất trí có thêm 4 cuộc tranh luận, trong đó một cuộc được tổ chức ở California vào tháng 5, và đã có ba cuộc tranh luận diễn ra.

Ông Sanders cảm thấy "thất vọng nhưng không bất ngờ khi bà Clinton không muốn tranh luận trước khi đợt bỏ phiếu sơ bộ quan trọng nhất và lớn nhất trong quá trình lựa chọn ứng viên tổng thống diễn ra".

Phó giám đốc Fox News Bill Sammon cho biết kênh này "thất vọng" trước quyết định của bà Clinton, "đặc biệt là khi cuộc đua vẫn chưa kết thúc và bà từng đồng ý tham gia tranh luận trước bỏ phiếu sơ bộ California".

Bà Clinton gần như chắc chắn trở thành ứng viên đại diện đảng Dân chủ nhưng ông Sanders vẫn kiên quyết không từ bỏ, nói con đường dành cho ông vẫn còn để mở.


Pakistan triệu tập đại sứ Mỹ vì lo ngại 'xâm phạm chủ quyền'

Pakistan lo ngại về việc Mỹ xâm phạm chủ quyền Pakistan khi tổ chức không kích giết chết thủ lĩnh Taliban ở Afghanistan Mullaha Akhtar Mansoor cuối tuần trước.

Ngày 23-5, Bộ Ngoại giao Pakistan đã triệu tập đại sứ Mỹ ở Pakistan David Hale để phản đối vụ không kích của Mỹ ở tây nam Pakistan, giết chết thủ lĩnh Taliban ở Afghanistan Mullaha Akhtar Mansoor.

Thủ lĩnh Taliban tại Afghanistan Mullah Akhtar Mansoor bị tiêu diệt khi chiếc xe chở ông ta đang di chuyển ở thị trấn Ahmad Wal (huyện Nushki, tỉnh Balochistan, Pakistan giáp biên giới Afghanistan) trúng không kích Mỹ ngày 21-5. Sự việc đã được văn phòng Tổng thống Mỹ xác nhận ngày 23-5.

chiec xe cho thu linh taliban tai afghanistan mullah akhtar mansoor bi trung khong kich my tai pakistan ngay 21-5. anh: afp

Chiếc xe chở thủ lĩnh Taliban tại Afghanistan Mullah Akhtar Mansoor bị trúng không kích Mỹ tại Pakistan ngày 21-5. Ảnh: AFP

Tại cuộc gặp, trợ lý đặc biệt của Thủ tướng Pakistan về các vấn đề đối ngoại Syed Tariq Fatemi bày tỏ lo ngại về việc Mỹ xâm phạm chủ quyền Pakistan, vi phạm hiến chương LHQ đảm bảo tính không xâm phạm của chủ quyền lãnh thổ các nước thành viên.

Theo ông Syed Tariq Fatemi, hành động này của Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nỗ lực của Nhóm hợp tác tứ tấu - Afghanistan, Trung Quốc, Pakistan, Mỹ - để chính phủ Afghanistan và Taliban cùng ngồi vào bàn thương lượng.

Ông Syed Tariq Fatemi khẳng định vẫn sẽ duy trì quan hệ hợp tác chống khủng bố giữa Pakistan và Mỹ.


"Thân Trung Quốc", Anh đối mặt với cơn giận của Mỹ, Nhật tại G7

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp tới, ông Cameron sẽ phải chịu áp lực từ phía Mỹ và Nhật Bản do mối quan hệ thân thiết của chính phủ Anh với Trung Quốc.

thu tuong anh david cameron (phai) uong bia voi chu tich trung quoc tai mot quan an gan chequers, england ngay 22/10/2015. anh: reuters

Thủ tướng Anh David Cameron (phải) uống bia với Chủ tịch Trung Quốc tại một quán ăn gần Chequers, England ngày 22/10/2015. Ảnh: Reuters

Theo RT, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe được dự đoán sẽ phản đối lập trường của Anh như là “đối tác tốt nhất ở phương Tây” của Trung Quốc – một tuyên bố từ phía Chính phủ Anh trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Anh tháng 10 năm ngoái.

Tương tự, một số quốc gia G7 có lẽ cũng sẽ chỉ trích Anh vì tiếp tục chính sách “thắt lưng buộc bụng” vào thời điểm sụt giảm nhu cầu tiêu dùng trên toàn thế giới. Thủ tướng Abe đang nỗ lực đưa quan hệ với Trung Quốc thành một trong những chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh G7, được tổ chức tại hòn đảo Kashikojima.

Nhật Bản và Mỹ đều muốn xây dựng một thỏa thuận chung giữa các nước châu Âu về phản đối vai trò ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở châu Á, đặc biệt là ở Biển Đông nơi Bắc Kinh đang có các dự án xây dựng đảo nhân tạo khơi nguồn căng thẳng với các nước láng giềng và Washington.

Ông Abe đang tìm cách đạt được đồng thuận với các nước G7 trong bảo vệ các nguyên tắc luật pháp trên biển. Và sự gần gũi trong quan hệ, đặc biệt là hợp tác kinh tế, giữa Anh và Trung đang “chọc giận” Mỹ và Nhật Bản.

Năm ngoái, việc Anh quyết định tham gia Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á(AIIB) đã làm phật lòng giới chức chính quyền Obama. Trong khi đó, Nhật Bản bày tỏ quan ngại về thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ USD ký kết giữa Anh và Trung Quốc năm ngoái trong chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình.

London đã ký các thỏa thuận thương mại trị giá 40 tỷ USD (61,35 tỷ USD) với Bắc Kinh trong chuyến thăm. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết đã có các cuộc hội đàm với người đồng cấp Anh Philip Hammond về vấn đề này.

Được biết, các quan chức Nhật Bản cho hay không mong muốn Anh cải thiện quan hệ với Trung Quốc mà không chỉ trích các tranh chấp biên giới ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Trả lời truyền thông Trung Quốc, ông Cameron cho biết không có xung đột gì trong “mối quan hệ rất đặc biệt đó (với Mỹ)” và “mong muốn trở thành một đối tác mạnh mẽ của Trung Quốc khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển và Trung Quốc trở thành một cường quốc lớn mạnh”.

Nhóm G7 gồm các nước Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Anh, Italy và Nhật Bản. Lãnh đạo các nước G7 sẽ gặp nhau tại Nhật Bản trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra cuối tháng này.


G7 sẽ phản đối quân sự hóa Biển Đông

Các lãnh đạo G7 trong cuộc họp tại Nhật tuần này được cho là sẽ "phản đối mạnh mẽ" hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở Biển Đông. 
da chu thap, thuoc quan dao truong sa cua viet nam, bi trung quoc boi dap trai phep thanh dao nhan tao. anh: asia maritime transparency initiative 

Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo. Ảnh: Asia Maritime Transparency Initiative 

Các lãnh đạo sẽ không đề cập riêng Trung Quốc, nhưng sẽ bác bỏ "những hành động đơn phương có thể làm thay đổi nguyên trạng", trong tuyên bố chung phát sau hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, bắt đầu từ 26/5 ở tỉnh Mie, miền trung Nhật Bản, Kyodo dẫn các nguồn tin giấu tên nói. 

Hội nghị thượng đỉnh Ise-Shima sẽ có sự tham dự của lãnh đạo thuộc Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Với tư cách chủ tịch, Nhật mời đại diện từ 7 nước dự hội nghị mở rộng, gồm Việt Nam, Lào, Indonesia, Bangladesh, Sri Lanka , Papua New Guinea và Chad. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đại diện Việt Nam dự hội nghị. 

Các lãnh đạo sẽ phản đối "sự hăm dọa, cưỡng ép hay sử dụng vũ lực" khi thực thi tuyên bố chủ quyền, và kêu gọi xử lý, giải quyết tranh chấp hàng hải một cách hòa bình, phù hợp với luật quốc tế, với ngôn ngữ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc, nguồn tin cho hay. 

Nhiều nguồn tin giấu tên nói Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tìm cách thuyết phục các lãnh đạo G7 thiết lập mặt trận chung nhằm đối phó với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.

Dù Nhật Bản và Mỹ đang báo động trước tình trạng gia tăng quân sự và phô trương sức mạnh của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông, các nước châu Âu tập trung hơn vào thúc đẩy kinh tế với Bắc Kinh. Vì vậy, theo hãng thông tấn Nhật, việc thuyết phục họ công khai chỉ trích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là điều khó khăn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục