tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 15-11-2015

  • Cập nhật : 15/11/2015

Trung Quốc phản đối Mỹ đưa B-52 đến Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay phản đối Mỹ đưa máy bay B-52 đến Biển Đông, sau khi Lầu Năm Góc xác nhận về vụ việc hôm 8/11. 
may bay b-52 cua my. anh: af.mil

Máy bay B-52 của Mỹ. Ảnh: Af.mil

"Chúng tôi kiên quyết phản đối bất cứ quốc gia nào nhân danh tự do tự do hàng hải và hàng không đe doạ và vi phạm luật quốc tế, làm tổn hại chủ quyền và lợi ích an ninh Trung Quốc", Reuters dẫn lời ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay nói trong họp báo. Ông trả lời câu hỏi về phản ứng của Trung Quốc trước việc Lầu Năm Góc hôm 8/11 cử máy bay ném bom B-52 qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Lầu Năm Góc trước đó cho biết hai máy bay ném bom "đã bay trong khu vực" quần đảo Trường Sa nhưng không phải là trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép. Các máy bay B-52 thực hiện nhiệm vụ thường xuyên ở Biển Đông, cất cánh từ Guam và trở về đây khi kết thúc nhiệm vụ. Nhân viên kiểm soát mặt đất của Trung Quốc đã liên lạc với máy bay ném bom nhưng B-52 vẫn tiếp tục nhiệm vụ, Lầu Năm Góc cho hay.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên chiếm các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam và tiến hành bồi đắp phi pháp thành các đảo nhân tạo.

Theo Điều 121, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên. Việc mở rộng bồi đắp bất cứ thực thể nào không mang lại quy chế cho chúng theo luật quốc tế.

Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.


Campuchia phát lệnh bắt lãnh đạo đối lập Sam Rainsy

Một toà án Campuchia hôm nay phát lệnh bắt ông Sam Rainsy, người đang ở nước ngoài, liên quan đến vụ phỉ báng ngoại trưởng cách đây 7 năm. 
chu tich dang cuu nguy dan toc campuchia sam rainsy. anh: ap

Chủ tịch đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia Sam Rainsy. Ảnh: AP

Trát bắt giữ liên quan đến việc ông Rainsy bị kết tội phỉ báng, nhưng sau đó được hoàng gia ân xá, Reuters dẫn lời phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan nói. 

Ông bị kết án vắng mặt vắng mặt hai năm tù và bị phạt 2.000 USD vì phỉ báng và kích động phân biệt vì phát biểu chống lại ngoại trưởng nước này năm 2008. Ông được Quốc vương ân xá tháng 7/2013. Ông chưa bao giờ thực hiện án tù này. 

Theo AP, hiện chưa rõ ông Rainsy có bị bắt thực sự hay không bởi ông có quyền miễn trừ với tư cách một nhà lập pháp trong quốc hội. Sau khi lệnh bắt được phát đi, hiện cũng không rõ liệu ông Rainsy đã được ân xá hay chưa. Ông đang trong chuyến đi tới Nhật Bản và Hàn Quốc, và theo lịch trình, sẽ về nước vào ngày 16/11. 

Lệnh bắt được phát đi một ngày sau khi Thủ tướng Hun Sen đe doạ kiện ông Sam Rainsy vì bình luận ông này đưa ra ở nước ngoài về cuộc bầu cử. Rainsy kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm bảo rằng ông Hun Sen tuân thủ khung thời gian bầu cử và không lợi dụng tình hình chính trị đang xấu đi để cản trở cuộc bỏ phiếu. 

Ông Hun Sen đã nắm quyền hơn 30 năm và cảnh báo nếu phe đối lập chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2018, nước này sẽ trở về nội chiến.  


Động đất lớn rung chuyển Nhật Bản, gây sóng thần

Vụ động đất 7,1 độ Richter xảy ra vào sáng 14-11 đã tác động lên nhiều khu vực ở bờ biển Tây Nam Nhật Bản, gây ra nhiều đợt sóng thần. Hiện vẫn chưa có thông tin về thiệt hại hay thương vong.

tran dong dat 7,1 do richter lam rung chuyen ca khu vuc tay nam nhat ban - anh minh hoa: afp

Trận động đất 7,1 độ Richter làm rung chuyển cả khu vực Tây Nam Nhật Bản - Ảnh minh hoạ: AFP

Theo cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA), trận động đất xảy ra lúc 5g51 sáng 14-11 (theo giờ địa phương) ở độ sâu khoảng 10 km dưới mực nước biển, cách thành phố Kagoshima khoảng 190 km về phía Tây Nam.

JMA cho biết họ đã ghi nhận được những đợt sóng thần cao ở ngoài khơi phía Nam đảo Nakanoshima thuộc tỉnh Kagoshima vào lúc 6g45.

Đài truyền hình NHK cũng ghi nhận nhiều đợt sóng thần cao gần 1 mét ở ngoài khơi một số đảo.

Tuy vậy, Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương khẳng định trận động đất này không có nguy cơ gây ra siêu sóng thần ở các vùng biển Nhật Bản.

Trước hiện tượng trên, JMA đã cảnh báo người dân ngay lập tức tránh xa khỏi bờ biển. Chính quyền các thành phố và thị trấn ven biển của tỉnh Kagoshima cũng kêu gọi người dân ở vùng thấp tạm chuyển lên vùng cao hơn để đảm bảo an toàn.

Hiện vẫn chưa có thông tin nào về thiệt hại hay thương vong sau trận động đất này.


Biển Đông, đến giờ “thách thức chung cuộc”

 Sau cuộc tuần tra của tàu USS Lassen, Mỹ tiếp tục thông báo về việc hai chiếc B-52 của Mỹ bay trên bầu trời Biển Đông, như một cách minh chứng về việc tiếp tục theo đuổi chính sách bảo vệ tự do hàng hải và hàng không.

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), việc máy bay Mỹ hay của bất cứ nước nào khác bay trên Biển Đông như thế thì không hề vi phạm đến không phận của nước nào cả, vì (1) các bãi đá đó không bao giờ được xem là đảo; (2) bầu trời Biển Đông cho đến nay vẫn chưa hề là một vùng cấm bay; (3) Trung Quốc không có bất cứ chứng cứ chủ quyền nào để có thể đuổi máy bay nước khác đi.

Việc kiểm soát viên không lưu Trung Quốc tự tiện lên tiếng cảnh cáo phi hành đoàn hai chiếc máy bay này không được bay vào không phận của Trung Quốc, không phải là lần đầu và cũng sẽ không phải là lần cuối.

Chẳng qua là do Trung Quốc tự ý vẽ ra một không phận của mình trên Biển Đông và hành xử cứ như thể là chủ sở hữu Biển Đông này không chỉ trên biển như từ mấy năm qua, mà từ năm nay trở đi trên không.

Một sự tự ý xác định không phận một cách “không kèn không trống”, chưa vội ra bố cáo thành lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như đã từng làm cách đây đúng hai năm trên biển Hoa Đông, song đã hành xử như thể “chủ nhân”, ra lệnh đuổi đi.

Chẳng qua do Bắc Kinh rút kinh nghiệm vụ ADIZ trên biển Hoa Đông bất thành, nên lần này lẳng lặng “làm luật” như đã thấy trong vụ này, và nhằm mục tiêu là “tự cấp” chủ quyền trên các bãi đá chìm, nổi nay đã hóa thành đảo bêtông đó.

Việc Trung Quốc nhắm vào máy bay Mỹ mà đuổi đi do lẽ

(1) trong thực tế, Mỹ là nước duy nhất có khả năng tự bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông mà không (chưa) bị “làm gỏi” bởi thế lực đang muốn thôn tính Biển Đông;

(2) nếu Mỹ “non gan” mà không bước vào, thì sẽ là chấp nhận trong thực tế cường quyền của Trung Quốc ở đó;

(3) từ đó Trung Quốc sẽ tự cho đó là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà không cần đến bất cứ một văn tự nào, cả từ trong lịch sử (văn bản, bản đồ nào của các triều đại vua chúa Trung Quốc), lẫn trong tương lai (qua một phán quyết của tòa án quốc tế nếu như cũng vác chiếu ra tòa với thiên hạ)!

Dưới dạng những thách thức có vẻ như sẽ dẫn đến một đụng độ quân sự, không khác gì vụ giàn khoan HD 981 tháng 5 năm ngoái (mà nếu “nín thinh” sẽ là dâng vùng biển đó cho Trung Quốc), Trung Quốc đang nhắm đến viễn cảnh thâu tóm Biển Đông dễ như lấy đồ trong túi, bằng một kế hoạch mới là ráo riết bồi đắp lập “đảo”, giở chiêu đuổi đi, và nếu “gã khổng lồ” nhát gan thì sẽ “hết phim”!

Từ đó, ý đồ rõ là bất chiến tự nhiên thành: khi cường quốc Mỹ cũng phải “bó tay” thì cả thiên hạ sẽ thần phục, mặc nhiên xem Biển Đông là của Trung Quốc!

Thành ra, đây không đơn giản là chuyện Mỹ thách thức Trung Quốc hay Trung Quốc thách đố Mỹ, mà là đại cục chung cho tất cả (1) các nước có chủ quyền trên Biển Đông và (2) các nước sử dụng Biển Đông.


Hải quân Mỹ trở lại căn cứ cũ ở biển Đông

 Sau 20 năm rời khỏi khu vực, Hải quân Mỹ cuối cùng đã trở lại căn cứ quân sự ở vịnh Subic, Philippines trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.

 tau san bay uss enterprise cap cang subic - anh: afp

 Tàu sân bay USS Enterprise cập cảng Subic - Ảnh: AFP

Sputnik News ngày 13-11 cho biết ngày 17-11 tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm thủ đô Manila và tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC nhằm củng cố mối quan hệ quân sự hai nước. Theo đó, Philippines sẽ cho phép Hải quân Mỹ tái sử dụng căn cứ cũ của nước này ở Vịnh Subic.

Một quan chức cấp cao Philippines cho biết bước đi này nằm trong kế hoạch triển khai hạm đội tới Thái Bình Dương đến năm 2020, trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Sau Thế chiến 2, vịnh Subic là căn cứ hải quân lớn nhất của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, kể từ sau khi lực lượng này rời khỏi căn cứ vào năm 1992, căn cứ đã trở thành một cảng biển tự do, tập trung nhiều nơi mua sắm và du lịch.

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ cần tăng cường số lượng và đào sâu thêm nhiều cảng biển nhằm mục đích neo đậu nhiều tàu ngầm và các loại tàu khác, mà căn cứ Hải quân Vịnh Subic cách thủ đô Manila 80km về phía đông bắc chính là một trong những căn cứ lớn nhất.

Trong thực tế, Hải quân Mỹ đã bắt đầu sử dụng các cơ sở ở vịnh Subic để cung cấp khí tài và nhân sự cho các cuộc tập trận chung hàng năm giữa hai nước vào năm ngoái.

Theo Christian Science Monitor, tháng 4-2015, 6.000 quân nhân Mỹ cũng được đưa đến Vịnh Subic và được dự kiến sẽ trở lại vào năm 2016 để tham gia diễn tập. 

Vào tháng 10, tàu Mỹ cũng dùng Vịnh Subic làm cảng tiếp tế trong các cuộc thăm viếng thường xuyên.

Trước tuyên bố trên, một số đảng đối lập ở Thượng viện Philippines cho biết sẽ phản đối sự trở lại của quân đội Mỹ. Đồng thời, Tòa án Tối cao có thể đưa ra phán quyết về tính hợp hiến của Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) Mỹ - Philippines được ký kết vào năm ngoái.

Tuy nhiên, quân đội Philippines cho biết các điều khoản của EDCA là một phần của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines hiện nay và không cần được thông qua tại Thượng viện Philippines. 

Ông Ramon Casiple, giám đốc điều hành của tổ chức dân sự Viện cải cách chính trị và bầu cử Philippines khẳng định sự hiện diện của Mỹ trong các căn cứ quân sự Philippines sẽ được cả chính phủ lẫn công chúng ở đây chấp nhận.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục