tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thời điểm Obama xoay trục trước Tập Cận Bình

  • Cập nhật : 08/10/2015

(Thuong mai)

Với Mỹ, TPP có ý nghĩa rất quan trọng như một trụ cột kinh tế trong chiến lược xoay trục hướng về châu Á- Thái Bình Dương.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã khiến cho chính quyền Tổng thống Obama càng sốt sắng hơn muốn thông quan hiệp định TPP. Với Mỹ, TPP có ý nghĩa rất quan trọng như một trụ cột kinh tế trong chiến lược xoay trục hướng về châu Á-Thái Bình Dương, đối trọng lại với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thứ hai thế giới.

Thắng lợi lớn của Obama

Ngày 5/10 ghi dấu lịch sử khi nước Mỹ và 11 nước thành viên của TPPđang hân hoan vui mừng vì một hiệp định mang ỹ nghĩa lịch sử sau thời gian đàm phán căng thẳng đã chính thức được thông qua. 

Cõ lẽ, Tổng thống Obama là người vui mừng nhất bởi chính ông đã rất nỗ lực để đưa TPP về đích. “Nó sẽ giúp tăng cường mối quan hệ chiến lược với các đối tác và đồng minh trong khu vực quan trọng của thế kỷ 21”, người đứng đầu Nhà Trắng đánh giá sau khi TPP hoàn tất.

Sau nhiều thập kỷ bắt tay với Trung Quốc, hàng hóa đã tràn ngập nước Mỹ, từ 100% linh kiện điện tử, hóa chất, hàng hóa Trung Quốc sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó ở thị trường Mỹ. Mỹ phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, trong khi đó, Mỹ lại không có nguồn cung dự phòng nào. Ngược lại, Trung Quốc ít phụ thuộc vào Mỹ. Chính những điều này đã làm chính quyền Mỹ lo ngại.

Mới đây, Trung Quốc thành lập Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) được nhiều nước trong đó có đồng minh của Mỹ ủng hộ. Việc Trung Quốc thành lập AIIB được cho là động thái thách thức vị trí số một thế giới của Mỹ trong các định chế tài chính.

Dường như với vai trò đầu tàu kinh tế thế giới, Mỹ luôn mong muốn TPP sớm kết thúc đàm phán. Tổng thống Obama còn kêu gọi có điều luật riêng trao thêm quyền của lãnh đạo trong việc quyết định vấn đề này.

chinh quyen my danh gia cao viec thong qua tpp

Chính quyền Mỹ đánh giá cao việc thông qua TPP

Theo Washington Post, TPP chính là “xương sống” kinh tế trong chính sách “hướng Đông” của chính quyền Tổng thống Obama và là một câu trả lời của Mỹ đối với sự trỗi dậy cũng như sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và trên toàn cầu.

Trung Quốc đã không tham gia vào thỏa thuận này, và chính quyền Obama đang hy vọng sẽ buộc Bắc Kinh phải chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn TTP đặt ra.

Hoa Kỳ mong muốn được thiết lập quan hệ thương mại chính thức với 5 nước là Nhật Bản, Malaysia, Brunei, New Zealand và Việt Nam, cũng như củng cố Nafta - hiệp định thương mại hiện đã ký kết với Canada và Mexico.

Hơn nữa, khi các nỗ lực đàm phán các thỏa thuận thương mại thế giới đang bế tắc, hiệp định TPP được coi như một văn bản mở, được lập ra để tạo một khuôn mẫu cho các sáng kiến theo sau, như Quan hệ thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương.

Thách thức lớn đang chờ đợi ông Obama trước mắt là thuyết phục Quốc hội thông qua TPP trong năm tới khi mà đảng Cộng hòa vẫn chiếm đa số ở lưỡng viện.

Trung Quốc chịu phận ngoài cuộc?

Trong khi ở bên kia quả cầu đang hân hoan thì Wall Street Journal cho biết Trung Quốc hiện đang trong tuần nghỉ lễ và các quan chức nước này hiện không thể đưa ra bình luận về TPP, nhưng Tân Hoa xã hồi cuối tuần trước đã có bài viết phê bình rằng đàm phán TPP thiếu tính minh bạch.

Trung Quốc chưa bao giờ có hứng thú tham gia các cuộc đàm phán. Vào tháng 5/2013, Thứ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách thương mại quốc tế Francisco J. Sanchez khẳng định Mỹ hoan nghênh Trung Quốc tham gia TPP.

tq mat nhieu co hoi khi nam ngoai tpp

TQ mất nhiều cơ hội khi nằm ngoài TPP

Wall Street Journal cho biết Trung Quốc từng được mời gia nhập TPP, nhưng Bắc Kinh đã chần chừ trong việc tuân thủ theo nhiều quy định bắt buộc của hiệp định, chẳng hạn như mở cửa mảng tài chính. Quốc gia này cũng đã có thái độ dè chừng và coi hiệp định như một mối đe dọa tiềm tàng, khi Mỹ tìm cách thắt chặt quan hệ với các đối tác thương mại châu Á.

Tuy nhiên gần đây, khi các cuộc đàm phán được đẩy mạnh, một số quan chức cấp cao của Trung Quốc đã cởi mở hơn với hiệp định, và thậm chí còn ngụ ý rằng họ sẽ tham gia vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Tờ Wall Street Journal cho rằng, TPP đã đánh dấu một sự thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến định hình thương mại toàn cầu với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc mất đi cơ hội định hình một trụ cột quan trọng của hệ thống thương mại toàn cầu. TPP được cho là sẽ gây trở ngại cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thiết lập hướng đi cho khu vực.

Bloomberg đánh giá, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có thể là một trong những quốc gia chịu tổn thất lớn nhất khi không tham gia TPP. Một phần thị phần xuất khẩu của Trung Quốc sẽ rơi vào tay Mỹ, Nhật Bản và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Tờ Wall Street Journal bình luận hoàn tất đàm phán TPP là thắng lợi đối với Nhật Bản và các đồng minh khác của Mỹ trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc nhằm định hình tương lai thương mại toàn cầu.

Theo các chuyên gia, cho dù Bắc Kinh có muốn tham gia TPP, thì việc đó cũng không phải là dễ dàng.

(Theo báo Dân Trí)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục