Sau khi thu về khoảng 3 tỉ USD, SCIC sẽ làm gì một khi không còn những “con gà đẻ trứng gà” như Vinamilk hay FPT Telecom?

Đến 30/9, nhiều ngân hàng đã vượt chỉ tiêu bán nợ hoặc tự xử lý nợ xấu, đưa nợ xấu về dưới 3% theo yêu cầu của NHNN. Nhiều cái tên được nhắc tới như BIDV, Vietcombank, MB, VPBank, Maritimebank, SHB, NCB...
Xử lý nợ xấu là mục tiêu được NHNN rất coi trọng trong điều hành chính sách năm 2015, và cũng được Chính phủ chỉ đạo sát sao (trong các Nghị quyết phiên họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ, cụm từ “xử lý nợ xấu” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần). Chính phủ cũng đã yêu cầu ngành ngân hàng phải đưa nợ xấu về dưới 3% trước cuối năm 2015 trong khi ngành chủ động đưa ra mục tiêu giảm nợ xấu xuống dưới 3% sớm hơn 3 tháng tức hết quý 3.
Quyết tâm xử lý nợ xấu được NHNN thể hiện rõ bằng các quy định buộc các tổ chức tín dụng phải tuân theo. Chẳng hạn như quy định tổ chức tín dụng có nợ xấu dưới 3% mới được xem xét chấp thuận mở chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung ứng dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới…
Thủ tướng Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông báo tỷ lệ nợ xấu đến 30/9/2015 chỉ còn 2,9%, giảm mạnh so với mức 17% hồi năm 2012. Ông Nguyễn Quốc Hùng, chủ tịch VAMC cho biết, trong số nợ xấu đã xử lý thời gian qua thì nợ xấu được xử lý qua VAMC chiếm đến 41,3%.
Như vậy, kế hoạch xử lý nợ xấu về cơ bản đã đạt mục tiêu đề ra. Câu hỏi đặt ra là, trong hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay, đã có những ngân hàng nào đưa nợ xấu về dưới 3%, và còn đơn vị nào chưa hoàn thành chỉ tiêu đó?
Đều vượt kế hoạch bán nợ cho VAMC
Ngay từ đầu năm, NHNN đã gửi văn bản tới các tổ chức tín dụng yêu cầu phải bán cho VAMC một số lượng nợ xấu nhất định và hoàn thành trước 30/9. Đến hạn, theo nguồn tin từ NHNN, nhiều đơn vị đã vượt 100%, thậm chí 200%, có nơi còn vượt gần 600% chỉ tiêu bán nợ.
BIDV ( bao gồm cả MHB sau sáp nhập) là ngân hàng bán nợ nhiều nhất cho VAMC thời gian qua với tổng cộng hơn 11.000 tỷ đồng, vượt 25% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch 9.000 tỷ). Tiếp đến làMaritimebank khi kế hoạch bán nợ chỉ 4.600 tỷ nhưng ngân hàng cũng bán gần 6.000 tỷ đồng nợ cho VAMC. Eximbank đặt kế hoạch bán cho VAMC 2.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng ngân hàng cũng đã bán trên con số này.
Vietcombank, MB, VPBank, LienVietPostbank, ACB mỗi ngân hàng đặt chỉ tiêu bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu song đến 30/9 thì Vietcombank đã bán hơn 2.600 tỷ; VPbank bán hơn 2.000 tỷ còn Eximbank bán 2.700 tỷ đồng. MB và ACB bán đúng theo kế hoạch với 1.000 tỷ.
Các tổ chức tín dụng khác cũng đặt chỉ tiêu bán nợ cho VAMC hàng trăm tỷ đồng và đều vượt kế hoạch, trong đó đáng kể nhất với mức vượt kế hoạch tới gần 600% là SeABank khi chỉ tiêu chỉ có 800 tỷ đồng nhưng nhà băng này bán nợ tới hơn 4.700 tỷ. Ngân hàng An Bình không thuộc diện phải bán nợ cho VAMC nhưng cũng đã bán được 427 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Đẩy mạnh tự xử lý nợ
Cùng với bán nợ qua VAMC thì việc dùng nguồn dự phòng rủi ro để tự xử lý nợ hoặc thu hồi nợ cũng được các ngân hàng đặc biệt chú ý.
Trong khi BIDV là ngân hàng bán nợ nhiều nhất cho VAMC thì Vietcombank lại dẫn đầu danh sách về tự xử lý nợ. Mới hết 8 tháng đầu năm (đến 31/8), ngân hàng này đã tự xử lý được hơn 8.400 tỷ đồng nợ xấu, vượt gấp rưỡi kế hoạch đề ra. BIDV trong khi đó tự xử lý nợ được hơn 4.200 tỷ, mới hoàn thành 65% kế hoạch đề ra cho cả năm. Ngân hàng Quân đội đã hoàn thành tự xử lý nợ hơn 3.000 tỷ đồng trong khi VPBank cũng tự xử lý được hơn 2.000 tỷ.
Một số ngân hàng trong 8 tháng đã vượt kế hoạch cả năm về tự xử lý nợ còn có OCB, Eximbank, SHB, trong đó SHB vượt gấp 2 lần kế hoạch (kế hoạch xử lý 500 tỷ đồng nhưng thực hiện được hơn 1.100 tỷ). Ngân hàng An Bình đến cuối tháng 8 thu hồi được 398 tỷ đồng nợ xấu nhưng đến cuối tháng 9 đã đạt 656 tỷ đồng.
Trong khi đó cũng vẫn có những nhà băng còn cách xa mục tiêu tự xử lý nợ như SeABank mới hoàn thành được 14% chỉ tiêu, Kienlongbank mới đạt 23%...
Đã có 20 ngân hàng đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%
Cộng gộp cả hoạt động xử lý nợ xấu qua VAMC và dùng nguồn dự phòng rủi ro, tự thu hồi nợ thì đến 30/9 các ngân hàng phần lớn đều đã hoàn thành xử lý nợ xấu theo kế hoạch đề ra cho cả năm.
Một báo cáo được tổng hợp từ số liệu giám sát từ báo cáo thống kê của các tổ chức tín dụng về kết quả xử lý nợ xấu đến 31/8 và bán nợ cho VAMC đến 30/9 thì đến nay đã có hơn 20 tổ chức tín dụng đã hoàn thành kế hoạch, trong đó có 20 ngân hàng, đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%.
Trong số danh sách này, có sự bứt phá ngoạn mục về xử lý nợ xấu như Maritimebank khi cuối quý 2 tỷ lệ nợ xấu hơn 5,8% theo báo cáo tài chính, thì đến cuối quý 3 chỉ còn chưa đến 2,4%.
Hiện đang là mùa công bố báo cáo tài chính quý 3/2015 vì thế danh sách các ngân hàng đã đưa nợ xấu về dưới 3% chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở con số 20 như kể trên. Cho đến thời điểm này mới chỉ có LienVietPostBank, ABBank, ACB, VPbank đã công bố báo cáo tài chính chi tiết, còn lại các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp tính đến 30/6 như Sacombank, VietinBank, VIB, Techcombank...vẫn chưa công bố thông tin.
Sau khi thu về khoảng 3 tỉ USD, SCIC sẽ làm gì một khi không còn những “con gà đẻ trứng gà” như Vinamilk hay FPT Telecom?
Thay đổi chính sách thuế, hải quan để tạo điều kiện cho DN nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập là đòi hỏi mà các đại diện DN, hiệp hội DN chuyển đến ngành tài chính trong buổi hội thảo diễn ra ngày hôm qua, 5/11.
Chỉ có khoảng 20% dân số Việt Nam (khoảng gần 20 triệu người) có tài khoản ngân hàng, trong khi đó số lượng thẻ phát hành lên đến 86 triệu thẻ, cao hơn gấp 4 lần. Như vậy có nghĩa là số lượng thẻ thực sự hoạt động thấp hơn nhiều so với số thẻ đã phát hành.
Cung cầu trên thị trường không có biến động gì lớn, thanh khoản bình thường, việc USD tăng thời gian qua có thể là do tâm lý đầu cơ sau khi Fed phát tín hiệu tăng lãi suất vào cuối năm nay.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 11/11/2015 đến 20/11/2015.
Một phụ nữ có thể huy động được hơn 14 tỷ đồng từ 200 người tham gia chơi hụi. Trong khi đó, một tổ chức tín dụng với bộ máy điều hành, quản trị được cấp phép hoạt động lại chỉ có nguồn vốn hơn 3 tỷ đồng. Điều gì đang diễn ra.
Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
Giá vàng SJC mới nhất từ công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - SJC
Dù Bộ Tài chính khẳng định nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn nhưng Chính phủ đang phải vay để đảo nợ, cho thấy sự thiếu bền vững
“Đất vàng” Nghệ An đang bị lãng phí. Hàng loạt dự án đầu tư vào khu vực này vẫn còn nằm trên giấy hoặc dở dang dù đã khởi động cách nay hàng chục năm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự