Sau phiên giảm mạnh hôm qua sau khi Fed quyết định không tăng lãi suất, sáng nay (18/9 – giờ Việt Nam), đồng USD đã lấy lại được một chút “thần thái” so với các đồng tiền châu Âu. Hiện 1 USD đổi được 0,8769 EUR; 119,9600 JPY; 0,6419 GBP; 0,9605 CHF…

Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel cho rằng lạm phát và lương nhân công chưa được cải thiện là những lý do khiến FED chưa thể "bình thường hóa" lãi suất.
Cả thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào phiên họp chính sách tuần này của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Đây là phiên họp sự kiện kịch tính nhất nhiều năm qua, khi quyết định giữ hay tăng lãi suất của FED sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Lãi suất tại Mỹ đã được duy trì gần 0% suốt 6 năm qua, và nếu FED hành động, đây sẽ là lần tăng lãi suất đầu tiên của cơ quan này trong gần một thập kỷ. Dự báo của thế giới về quyết định của FED vẫn rất trái chiều. Theo CNN, giới phân tích đánh giá khả năng tăng lãi tuần này vẫn là 50%. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Larry Summers và cả tờ New York Times đều cho rằng FED chưa nên nâng lãi suất ngay.
Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel – Paul Krugman cũng cùng chung quan điểm này. Trên New York Times, ông thừa nhận tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,1% hiện tại là thấp kỷ lục. Nhưng lạm phát vẫn chưa tăng tốc, thực ra là dưới mục tiêu, và lương nhân công cũng chưa đâu vào đâu. Vì vậy, FED cần cân nhắc liệu có nên tăng lãi suất để bắt đầu giai đoạn "bình thường hóa" hay không? Krugman cho rằng cơ quan này nên nhớ lại tình hình năm 1997, khi tỷ lệ thất nghiệp cũng xuống 5%. FED chỉ tăng lãi suất thêm 0,25% rồi dừng lại, chờ xem về sau lạm phát có trở thành vấn đề đáng lo hay không. Nhưng việc này đã không xảy ra, dù tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm xuống 4%. Bài học ở đây là FED thực sự không biết tỷ lệ thất nghiệp ở mức nào là không thể giảm được nữa, và nên cẩn trọng trong việc hành động khi thiếu vắng tín hiệu lạm phát. Vấn đề là tại sao lần này lại khác biệt? Rất nhiều người dường như nghĩ rằng cần phải tăng lãi suất do lãi đang gần 0%. Và việc này có vẻ kỳ quái, không tự nhiên. Nhưng nếu nghĩ logic, chuyện này lại rất hợp lý. Khi lãi suất là 5%, họ vẫn còn khả năng cắt giảm nếu nhận thấy việc tăng là quá sớm. Rủi ro của việc hành động quá sớm và quá muộn cũng ít nhiều tương đương nhau.
Nhưng giờ, tình hình không như thế nữa. Nếu hành động quá muộn, FED luôn có thể tăng lãi mạnh hơn. Nhưng nếu hành động quá sớm, họ sẽ đẩy nước Mỹ vào một cái bẫy khó trốn thoát.
Krugman kết luận tăng lãi suất ngay bây giờ thực sự là một ý tưởng tồi tệ. Và các lý do biện minh cho việc này cũng ngày càng chẳng ra sao
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Sau phiên giảm mạnh hôm qua sau khi Fed quyết định không tăng lãi suất, sáng nay (18/9 – giờ Việt Nam), đồng USD đã lấy lại được một chút “thần thái” so với các đồng tiền châu Âu. Hiện 1 USD đổi được 0,8769 EUR; 119,9600 JPY; 0,6419 GBP; 0,9605 CHF…
Reuters cho biết, ngân hàng sẽ cắt giảm nhân sự chủ yếu trong bộ phận công nghệ và thông qua tái cơ cấu mảng PostBank.
Lạm phát 2% được coi là mục tiêu thích hợp nhất trong một thời gian dài trong điều hành chính sách tiền tệ của một ngân hàng trung ương.
Ngày 17-9, ông Lloyd Blankfein, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư khổng lồ Goldman Sachs, khẳng định không nên đầu tư vào Trung Quốc trong thời điểm này.
Đồng USD bất giờ sụt giảm mạnh do lo ngại Fed có thể lui lại thời điểm tăng lãi suất. Sáng nay (17/9 – giờ Việt Nam) 1 USD chỉ đổi được 0,8837 EUR; 120,3900 JPY; 0,6446 GBP; 0,9689 CHF…
Ngày 15/9, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế nước ngoài, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc và các nước mới nổi đang suy giảm gây ra những bất lợi đối với kinh tế Nhật Bản.
Sau khi tăng giá khá mạnh trong phiên hôm qua, sáng nay (16/9 – giờ Việt Nam) đồng USD lại quay đầu giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt. Hiện 1 USD đổi được 0,8861 EUR; 120,2700 JPY; 0,6515 GBP; 0,9739 CHF…
Tuy nhiên, công cụ mới của Fed bị cho là sẽ làm méo mó hệ thống tài chính, gây biến động thị trường.
Đô la Mỹ đang trong đợt tăng giá mạnh nhất kể từ năm 1984 và không giống như thời kỳ đó, gần như không có yếu tố nào hiện nay có thể ngăn đà tăng giá này. USD sẽ còn tăng nếu Fed nâng lãi suất.
Đồng Nhân dân tệ (NDT) có thể giảm tiếp 2,8% vào cuối năm nay, các nhà kinh tế nhận định.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự