Năm vừa qua có thể là năm bùng nổ của ngành ngân hàng, các chuyên gia nhận định năm 2018 tiếp tục là một năm rất tốt.

Thị trường chứng khoán trong năm vừa qua đầy biến động với những sự kiện bất ngờ, điều này làm cho việc tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường của đa số các nhà đầu tư gặp vô cùng khó khăn.
Cách đây không lâu, trong cuộc thi viết Tôi đầu tư do CafeF phối hợp Báo điện tử Trí thức trẻ tổ chức, những nhà đầu tư đã trải qua những sai lầm với thị trường cũng đều chia sẻ: Trước khi nghĩ đến lợi nhuận, phải biết thế nào là rủi ro.
Theo định nghĩa, rủi ro là khả năng xảy ra những vấn đề có thể gây thiệt hại hoặc mang đến những kết quả không mong muốn (có thể xấu mà cũng có thể tốt). Khi đầu tư trên TTCK, nhà đầu tư không những phải đối mặt với rủi ro chủ quan mà còn gặp phải những rủi ro khách quan không thuộc phạm vi xử lý của mình.
Những rủi ro khách quan
Rủi ro về lạm phát: Lạm phát là kẻ thù của thị trường chứng khoán, trước tiên là khả năng kiếm lời không đuổi kịp sự mất giá của đồng tiền đã bỏ ra đầu tư. Lạm phát làm giảm sức mua, tăng chi phí đầu vào của sản xuất tiêu dùng..v.v. các cổ phần thuộc về các công ty tiện ích có thể bị bất lợi vì không dễ tăng giá.
Rủi ro về lãi suất: Lãi suất thấp khiến dòng vốn rẻ,thúc đẩy tiền chảy vào TTCK nhiều hơn và ngược lại, khi lãi suất cao, dòng tiền bị rút ra khỏi thị trường để gửi tiết kiệm, chi phí vay vốn để đầu tư tăng cao, chi phí đầu vào của các doanh nghiệp trên sàn cũng tăng lên.
Rủi ro về tỷ giá: Tỷ giá ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có mảng xuất nhập khẩu, vay vốn nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm qua, lần giảm điểm mạnh nhất của VNindex diễn ra vào đầu tháng 9 khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phá giá tiền đồng. Thực tế, hai lần phá giá mạnh nhất gần đây là năm 2009 (6%) và năm 2011 (9%), Vn-Index đều rơi vào tình trạng bất ổn.
Rủi ro về chính sách: Sự thay đổi của chính sách, pháp luật hiện hành có thể gây tác động xấu đến một số hoạt động đầu tư đang tồn tại. Sự thay đổi về chính sách của chính phủ cũng có thể là rủi ro của nhiều nhà đầu tư, điển hình như TTCK đã “phản ứng” khá mạnh mẽ với áp lực bán mạnh, cuốn thị trường giảm về mức thấp nhất 513 điểm trong tháng 12/2014 khi Thông tư 36/2014-TT-NHNN được ban hành.
Rủi ro về doanh nghiệp phát hành: Sự minh bạch thông tin của doanh nghiệp dần như là nằm ngoài tầm tay của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Có nhiều trường hợp nghe tin về doanh nghiệp lãi lớn, nhưng sau khi ra báo cáo tài chính thì lãi ít hoặc thậm chí lỗ, còn có những trường hợp doanh nghiệp lãi lớn 3 quý đầu năm nhưng đến quý 4 thì số lỗ vượt quá cả số lãi 3 quý cộng lại. Bên cạnh đó, việc khất lần và chậm công bố báo cáo tài chính , báo cáo soát xét bán niên dẫn đến việc Ủy ban chứng khoán nhà nước phải nhắc nhở cũng diễn ra thường xuyên .
Rủi ro từ công ty cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán: Tình trạng CTCK đột ngột dừng cấp Margin cho một mã cổ phiếu hoặc mã cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ bị cắt margin dẫn đến tình trạng “Cháy tài khoản” của nhà đầu tư cũng thường xuyên xảy ra, nhất là khi cổ phiếu của doanh nghiệp đó dính tin đồn lãnh đạo bị bắt, truy cứu trách nhiệm.
Không có một lĩnh vực kinh doanh nào mà không tồn tại rủi ro, lợi nhuận và rủi ro luôn song hành với nhau. Để giảm thiểu các rủi ro trên, nhà đầu tư cần phải luôn nghiên cứu, học hỏi để có thêm hiểu biết, có kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản ứng thị trường nhạy bén, chính xác.
Thành Long
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Năm vừa qua có thể là năm bùng nổ của ngành ngân hàng, các chuyên gia nhận định năm 2018 tiếp tục là một năm rất tốt.
Ngày càng có nhiều nhà đầu tư Việt Nam thức khuya để theo dõi chỉ số Dow Jones và phần lớn các phiên giao dịch của TTCK Việt Nam phản ứng tương đồng với diễn biến của TTCK Mỹ trong đêm trước.
Theo quan điểm của CTCK Rồng Việt (VDS), thị trường chứng khoán trong tháng 4 sẽ tăng lên ngưỡng hỗ trợ 1.260-1.265 điểm, tuy nhiên rủi ro lớn nhất là có thể điều chỉnh bất cứ lúc nào.
Đó là nhận định được Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đưa ra tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, chiều 2/4.
Hiện tại, thế giới tồn tại tại nhiều yếu tố có thể kết thúc đà tăng giá kéo dài hai năm ở thị trường các nước mới nổi.
Trao đổi với phóng viên Báo Tin tức chiều 3/1, đại diện Công ty chứng khoán SHB Bank, ông Nguyễn Việt Dũng cho biết: Chỉ số chứng khoán chính trên sàn Hose hôm nay vượt mốc 1.000 điểm không quá ngạc nhiên bởi dựa trên đà tăng từ năm 2017. “Giao dịch năm 2018 sẽ vẫn tốt, khả năng VN-Index có thể đạt mốc 1.500 điểm, cao hơn mức kỷ lục 10 năm trước là 1170,67 điểm”, ông Dũng nói.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 1 năm phát triển mạnh và tăng trưởng ấn tượng, cao nhất tại khu vực châu Á.
Thị trường vốn Việt Nam đã có một năm thăng hoa, trong đó nhiều thương vụ bán vốn "khủng" gây tiếng vang trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên thương trường quốc tế.
TTCK Việt Nam đã quen thuộc với sự xuất hiện của tỷ phú hãng bia ThaiBev từng tranh mua Vinamilk, thâu tóm Metro và từng nhiều lần trả giá mua Sabeco.
Nhà đầu tư nước ngoài nào sẽ sở hữu 38,59% cổ phần “hot” nhất thị trường chứng khoán hiện nay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự