Tận dụng phòng, biệt thự, tòa nhà, thậm chí là cả hòn đảo trống ngắn hạn của chủ bất động sản muốn cho thuê, khách du lịch có thể hưởng mức giá rẻ hơn tới 30% so với thị trường.

Tiến độ dự án đã èo uột cả năm nay, giờ lại thêm tai nạn lao động nghiêm trọng tại công trường và tài chính bết bát của chủ đầu tư khiến số phận chung cư 52 Lĩnh Nam tiếp tục rơi vào tình trạng long đong lận đận.
Tóm tắt
- Trong cuộc gặp gỡ với khách hàng ngày 22/3/2013 tại tổng công ty Lilama Hà Nội, đại diện chủ đầu tư thừa nhận hiện công ty không còn tài chính để thực hiện dự án.
- Tháng 7/2015 trong danh sách 600 doanh nghiệp nợ thuế do Bộ Tài chính công bố, Lilama Hà Nội là một trong những doanh nghiệp ngành Xây dựng - Bất động sản nợ thuế lớn với con số lên đến 22 tỷ đồng.
- Theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2015 của Lilama Hà Nội thì trong năm 2014 thì số lỗ trước thuế của công ty này lên đến 24,8 tỷ đồng. Trong kế hoạch kinh doanh 2015, tình trạng tài chính của doanh nghiệp càng đi xuống khi đặt chỉ tiêu lỗ trước thuế lên gần gấp đôi năm 2014 với mức lỗ 43,4 tỷ đồng.
Dự án “Tổ hợp trung tâm thương mại văn phòng và nhà ở hỗn hợp” triển khai tại số 52 Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty CP Lilama Hà Nội (Tổng công ty Lilama) làm chủ đầu tư, với tổng số vốn hơn 450 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công vào tháng 2/2009, gồm 2 tòa tháp 23 tầng, 30 tầng và 17 nhà vườn liền kề 3 tầng.
Sau 2 năm triển khai, vào tháng 11/2011, khi công trình đã xây đến tầng 21 trong tổng số 27 tầng thì Lilama Hà Nội thông báo với khách hàng sẽ hoàn thành phần thô dự án vào tháng 2/2012, đồng thời đề xuất khách hàng nộp thêm 25% giá trị hợp đồng mua bán để đổi lấy 5% ưu đãi giảm giá. Theo phản ánh của một số khách hàng mua nhà tại dự án này, vào thời điểm đó rất nhiều khách hàng đã nộp 95% giá trị căn hộ.
Tuy nhiên, sau khi các hộ dân đóng tiền, dự án vẫn không thi công tiếp. Trước làn sóng phản đối của khách hàng, đến tháng 11/2012, Lilama Hà Nội tổ chức hội nghị khách hàng và tuyên bố sẽ khởi công lại vào đầu tháng 1/2013, nhưng sau đó dự án vẫn dậm chân tại chỗ.
Quá bức xúc với những lời "hứa suông" từ phía Lilama Hà Nội, đầu năm 2013, khách hàng của chung cư 52 Lĩnh Nam đã làm đơn tố về các sai phạm tại dự án 52 Lĩnh Nam về tiến độ xây dựng các tòa nhà trì trệ; việc chủ đầu tư xây vượt tầng. Trong khi chưa xin được giấy phép, Lilama Hà Nội đã bán hết cho khách số căn trong diện nâng tầng nêu trên.
Trong cuộc gặp gỡ với khách hàng ngày 22/3/2013 tại tổng công ty Lilama Hà Nội, cả hai bên vẫn chưa tìm ra tiếng nói chung, cũng như hướng để giải quyết sự việc. Tại buổi làm việc, đại diện chủ đầu tư thừa nhận hiện công ty không còn tài chính để thực hiện dự án. Đại diện chủ đầu tư cũng cho biết, Lilama Hà Nội vừa có đề xuất tổng công ty Lilama hỗ trợ tài chính để tiếp tục thi công nhưng chưa có kết quả
Quá nóng lòng trước "số phận" của dự án, sáng ngày 26/3, hàng trăm khách hàng mua nhà 62 Lĩnh Nam đã tụ tập nhau trước cổng trụ sở Bộ Xây dựng để cầu cứu. Đã gần 3 năm trôi qua kể từ thời điểm đó đến nay, dự án vẫn chưa thể hoàn thiện để bàn giao cho người mua nhà.
Trong khi tiến độ công trình khá èo uột, thì mới đây vào khoảng 10h30 ngày 4/12 công trình xây dựng dự án lại xảy ra vụ tai nạn lao động khi máy vận thăng phục vụ công trình bất ngờ rơi tự do từ trên cao xuống đất khiến ba người tử vong.
Những tai tiếng kéo dài tại tòa nhà này đã nhiều người bắt đầu lo lắng về số phận của dự án và năng lực của chủ đầu tư. Theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2015 của Lilama Hà Nội thì trong năm 2014 thì số lỗ trước thuế của công ty này lên đến 24,8 tỷ đồng. Trong kế hoạch kinh doanh 2015, tình trạng tài chính của doanh nghiệp càng đi xuống khi đặt chỉ tiêu lỗ trước thuế lên gần gấp đôi năm 2014 với mức lỗ 43,4 tỷ đồng.
Còn nhớ, hồi tháng 7/2015 trong danh sách 600 doanh nghiệp nợ thuế do Bộ Tài chính công bố, Lilama Hà Nội là một trong những doanh nghiệp ngành Xây dựng - Bất động sản nợ thuế lớn với con số lên đến 22 tỷ đồng.
Tiến độ dự án đã èo uột cả năm nay, giờ lại thêm tai nạn lao động nghiêm trọng tại công trường và tài chính bết bát của chủ đầu tư khiến nhiều khách hàng ngao ngán, nuốt nước mắt vào trong khi nhìn hàng tỷ đồng của mình bỏ vào dự án phơi sương phương nắng từ năm này qua năm khác mà không biết khi nào mới xong.
Tận dụng phòng, biệt thự, tòa nhà, thậm chí là cả hòn đảo trống ngắn hạn của chủ bất động sản muốn cho thuê, khách du lịch có thể hưởng mức giá rẻ hơn tới 30% so với thị trường.
Năm 2004, TP Hồ Chí Minh đã có quyết định phê duyệt dự án tại số 1 bis - 1 kép Nguyễn Đình Chiểu. Khu đất “vàng” này được giao cho Công ty Phát triển và Dịch vụ nhà quận 1 để đầu tư xây dựng dự án khu nhà ở, văn phòng cho thuê.
Công ty Phát triển và Dịch vụ nhà quận 1trung tâm TP Hồ Chí Minh
Bất động sản Cần Thơ đang có dấu hiệu nóng lên với nhiều dự án mới.
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Đại lộ Võ Văn Kiệt, đoạn đi qua địa bàn phường 1, 3, 7, 10 thuộc quận 6 có tổng chiều dài 3,5km; trong đó, quy hoạch đất nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ với 12 ô phố.
Theo đề án, đặc khu kinh tế trải rộng trên địa bàn quận 7 và 3 huyện: Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ...
UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội dừng không xem xét việc giao chủ đầu tư, cấp phép đầu tư đối với các dự án mới trên địa bàn thành phố cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên.
Thị trường bất động sản năm 2016 được dự báo có những chuyển biến rất tích cực, đặc biệt, các thương vụ M&A sẽ diễn ra mạnh mẽ. Và đây cũng là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp bước vào giai đoạn bức phá và để có nguồn vốn mạnh.
Có rất nhiều người mua đất không có sổ đỏ với hi vọng sau một thời gian, sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở nhưng đây thực chất là một quyết định rất mạo hiểm.
Các thông tin về dự án, số lượng giao dịch bị "bóp méo" khiến người mua nhà cũng như doanh nghiệp, chuyên gia không biết đâu là bộ mặt thật của thị trường.
thông tin trên thị trường bất động sảnthông tin rao bán dự án
Hà Nội đang xây dựng quy hoạch chung không gian ngầm đô thị tại các quận huyện trung tâm của thành phố với tổng diện tích 756km2. Bản quy hoạch được xây dựng từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự