Được biết, toàn TP. Đà Nẵng hiện có tổng cộng 50 dự án đầu tư ven biển nhưng nhiều dự án chậm hoặc chưa triển khai. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh đã chỉ đạo rà soát thu hồi theo quy định.

Đất nền TP.HCM một số khu vực nói chung và Cần Giờ nói riêng đang trong giai đoạn "sốt nóng". Nhiều chuyên gia địa ốc lo ngại với tình trạng này, bong bóng nhà đất có thể xì hơi bất cứ lúc nào.
Trao đổi với chúng tôi, một số chuyên gia cho rằng giá đất tại xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ hiện trên 12 triệu đồng/2, một số nơi giáp mặt biển đất được chào bán hơn 20 triệu đồng/m2 là hết sức phi lý. Hiện tượng này diễn ra bởi có hàng loạt thông tin đại gia trúng đậm hàng tỷ đồng chỉ trong 1-2 ngày gom đất, nhưng lại không được kiểm chứng. Nếu tình trạng này không được kiểm soát sẽ rất dễ xảy ra bong bóng BĐS và câu chuyện bong bóng vỡ chỉ tính từng ngày!
Những thông tin gần đây ở Cần Giờ như TP.HCM đang tổ chức thi tuyển thiết kế quy hoạch nơi đây thành một đô thị hiện đại hướng biển, trong đó sẽ đầu tư nhiều dự án cầu đường, bến cảng và thậm chí đường hàng không... thì lập tức giá đất tăng đột biến, người người lao vào gom đất lướt sóng.
Ông Trương Tiến Triển - Phó chủ tịch huyện Cần Giờ, cho biết dự án phà Cần Giờ - Vũng Tàu hiện đã chọn được nhà đầu tư, dự kiến năm 2018 sẽ đưa vào khai thác. Phà Cần Giờ - Cần Giuộc (Long An) cũng sẽ đưa vào dịp 2/9 năm nay để khai thác.
Ngoài ra, có dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành chạy qua Cần Giờ đang được đầu tư, TP.HCM đã chấp thuận chủ trương đầu tư cầu Bình Khánh, cầu Cần Giờ và nâng cấp đường Rừng Sác,...theo ông Triển, với hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ như thế, du khách không thể chỉ đến đây ngắm cây xanh và đàn khỉ rồi về mà không có những nơi để nghỉ dưỡng thì quá lãng phí!
Nhiều dự án BĐS lớn cũng đã bắt đầu được đầu tư như Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, Tuần Châu đề xuất triển khai một dự án lấn biển trên diện tích khoảng 300 ha tại Cần Thạnh; Trung Group hiện đang triển khai dự án chống ngập 10.000 tỷ và có chủ trương giao 1000ha đất ở Cần Giờ để phát triển đô thị...
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), nguyên nhân sốt đất một phần có thể do những dự án lớn cầu, đường, hạ tầng...làm tăng giá. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn là nhóm nhà đầu cơ đang tạo ra những cơn sốt đất ảo rất phi lý.
"Chính những thông tin trên đang làm cho khu vực này môi giới nhà đất hoạt động nhộn nhịp hơn cả khách du lịch, đâu đâu cũng thấy người ta chào mời mua bán đất. Ngoài nguyên nhân hạ tầng thì giới cò đất cũng góp phần không hề nhỏ trong việc tạo ra sốt ảo đất nền", ông Châu nói.
Ông Châu cho rằng, mặc dù các chuyên gia đã cảnh báo nhưng nhiều thông tin "trúng lớn" từ đất nền dẫn đến người người, nhà nhà đầu tư theo đám đông. Giới đầu cơ hoành hành, thổi giá còn có nguyên nhân buông lỏng quản lý của chính quyền cơ sở. "Nếu không có cảnh báo mạnh mẽ việc sốt đất nền dễ dẫn đến bong bóng, vỡ bong bóng phân khúc đất nền, phân lô, tách thửa", ông Châu nói.
Còn theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, sốt đất nền ở Tp.HCM thời gian qua do yếu tố tâm lý đám đông. Nhiều người đổ xô mua đất nên vì cho rằng đất thì hạn chế còn căn hộ thì rất nhiều. Những thông tin như Nhà nước sắp cấp sổ cho tách thửa, đại gia sắp làm “siêu dự án”, xây cầu, công trình hạ tầng… cũng tạo hiệu ứng, tăng niềm tin cho nhà đầu tư săn lùng đất nền. Thậm chí động lực tăng giá ở một số khu đơn giản chỉ là… tin đồn hoặc ăn theo vùng lân cận.
Trong cơn say đất nền hiện nay, ông Châu chia sẻ, bài học người người móc hầu bao những đồng tiền cuối cùng để mua đất theo thông tin quy hoạch ở Nhơn Trạch cách đây hơn 10 năm đến nay vẫn nguyên gia trị. Khi tỉnh này chưa công bố cụ thể thông tin quy hoạch một phần Nhơn Trạch thành khu đô thị mới với nhiều dự án cầu đường kết nối trực tiếp với quận 9, TP.HCM. Lập tức, hàng chục nghìn tỷ đồng từ các nhà đầu tư và khách hàng đã đổ vào đây để đầu tư hàng lọt dự án lớn nhỏ. Đến nay, Nhơn Trạch vẫn chưa mang dáng dấp là một khu đô thị hiện đại như quy hoạch, ngược lại khách hàng "chết như rạ" vì ôm đất bán không được.
Giới chuyên môn đều cho rằng giá đất nền được chào bán tăng mạnh vì hạ tầng không nhiều, mà chủ yếu tăng ảo do đầu cơ. Theo ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hưng Thịnh, lực lượng môi giới đang "bơm" các thông tin hơi quá để thu hút khách hàng và "giải phóng" nhanh nguồn hàng đang ôm khá lớn. Còn ông Ngô Qung Phúc, Phó TGĐ Him Lam Land thì cho rằng diễn biến của thị trường đất nền Tp.HCM không bình thường.
Chính vì thế, giới chuyên gia địa ốc cảnh báo các nhà đầu tư nên thận trọng, không đổ tiền mua đất ồ ạt, cần phải bình tĩnh, tìm hiểu nhiều thông tin trước khi quyết định mua, đừng để mua rồi 2-3 năm không bán được, lãi ngân hàng ăn hết cả vốn.
"Người tiêu dùng cũng nên hiểu rằng họ mới chính là người làm chủ cuộc chơi. Bởi có đất, giới đầu cơ tha hồ thổi giá nhưng khách hàng bình tĩnh, suy xét kỹ càng, không mua theo tâm lý đám đông hay kiểu “mua mau kẻo hết” thì cò đất bán cho ai!" ông Phúc phân tích.
Theo CafeF
Được biết, toàn TP. Đà Nẵng hiện có tổng cộng 50 dự án đầu tư ven biển nhưng nhiều dự án chậm hoặc chưa triển khai. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh đã chỉ đạo rà soát thu hồi theo quy định.
Nhiều khu vực ở TP.HCM giá đất tăng đột biến. Thông qua các “cò đất” thổ địa, chúng tôi biết những chiêu thức “hô giá” của giới đầu tư và dân môi giới như ém hàng tạo khan hiếm, đưa người vào tung hỏa mù giá...
Theo JLL, tỉ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ tại TP.HCM và Hà Nội hiện dao động 6-8%, thuộc diện cao nhất Đông Nam Á và hơn cả Hồng Kông.
Với tổ hợp dự án tỷ đô đang hoàn thiện từng ngày, khu vực Nam đảo Ngọc hứa hẹn sớm định tên trên bản đồ du lịch quốc tế, sánh ngang với các “thiên đường du lịch” nổi tiếng như Sentosa (Singapore), Koh Phi Phi (Thái Lan), Bali (Indonesia)…
Thông tin 60 dự án được Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thanh tra đưa ra khiến nhiều người đã đặt cọc mua nhà, căn hộ hoang mang. Nhiều chủ đầu tư phải gửi thông báo “trấn an” khách hàng.
Tại một số nơi, giá đất tăng gấp 2-3 lần mức giá cũ, có trường hợp chỉ sau một đêm chủ đất tăng tới 100-200 triệu đồng!
Tính thanh khoản của phân khúc căn hộ vẫn khá tốt nhưng nhiều chủ đầu tư lại không mặn mà tung hàng. Đây được xem là diễn biến khá lạ trên thị trường bất động sản.
Hai tháng nay, giá nhà đất nhiều quận, huyện ở TP.HCM đồng loạt lên “cơn sốt”, tăng 30-40%. Thậm chí có khu vực tăng hơn 100% bởi có tin đồn quy hoạch huyện lên quận, sáp nhập các quận thành thành phố mới.
4 tháng qua, nhiều dự án chung cư đã bàn giao lẫn đang xây mới bất ngờ tăng giá mạnh, nguyên nhân chính của đợt leo thang này được cho là do cú hích hạ tầng, ăn theo cơn sốt đất đang lan nhanh khắp Sài Gòn.
Đất huyện vùng ven: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và quận 12, Tân Phú, thuộc phía Tây TP HCM đang đua nhau tăng giá, vọt lên gấp 1,5-2 lần chỉ trong chưa đầy 4 tháng qua, bất chấp cơn sốt đất toàn thành phố đã diễn ra suốt năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự