Theo JLL, tỉ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ tại TP.HCM và Hà Nội hiện dao động 6-8%, thuộc diện cao nhất Đông Nam Á và hơn cả Hồng Kông.

Được biết, toàn TP. Đà Nẵng hiện có tổng cộng 50 dự án đầu tư ven biển nhưng nhiều dự án chậm hoặc chưa triển khai. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh đã chỉ đạo rà soát thu hồi theo quy định.
Một dự án khu nghỉ dưỡng ven biển được triển khai từ năm 2009.
Theo ông Nguyễn Thành Tiến, Phó chánh Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết hiện thành phố có tổng 50 dự án đầu tư ven biển, trong đó có 13 dự án nước ngoài và có 37 dự án trong nước. Ông Tiến cho biết thêm, đối với các dự án chậm và chưa triển khai, UBND thành phố đã chỉ đạo tiến hành ký cam kết tiến độ với các chủ đầu tư, để có cơ sở đề xuất thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về đầu tư.
Đồng thời, giao Cục Thuế thành phố yêu cầu chủ đầu tư các dự án ven biển chưa, chậm triển khai phải nộp thêm tiền thuê đất trong thời gian 24 tháng được giãn tiến độ theo đúng quy định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Tính đến nay, Sở KH-ĐT đã thực hiện giãn tiến độ 14 dự án và cắm biển đối với các dự án chậm triển khai.
Chỉ đạo về việc này, ông Nguyễn Xuân Anh đã yêu cầu nếu sau khi ký cam kết 24 tháng mà nhà đầu tư không triển khai dự án thì phải tiến hành thu hồi theo luật định. Liên quan đến các dự án đang chiếm hết phần ven biển Đà Nẵng, khiến người dân đang chịu hệ lụy là không có bãi tắm. TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo mở đường xuống biển, nơi có các bãi tắm công cộng cho dân.
Theo quan sát, dọc tuyến đường bờ biển từ Hoàng Sa đến Võ Nguyên Giáp - Trường Sa, bên cạnh những khu resort 5 sao đẳng cấp, hoành tráng thì vẫn còn đó nhiều dự án nghỉ dưỡng "đắp chiếu" chỉ là những bãi biển trơ trọi cát, cây cối um tùm.
Trong số đó, thị sát thực tế cung đường này dễ dàng tận mục nhiều dự án trong tình trạng này như Anvie Danang của Công ty CP Hòn Ngọc Á Châu, dự án The Song - Danang Beach Villas, khu nghỉ dưỡng ven biển Non Nước của Công ty CP đầu tư du lịch Hà Nội Non Nước...
"Đắng lòng" hàng loạt dự án bỏ hoang
Khu vực Sơn Trà, cũng là nơi có nhiều dự án nghỉ dưỡng mọc lên, nhưng bên cạnh những vùng cây xanh mướt có khá nhiều dự án đang để hoang, xây dựng dang dở.
Dự án khu nghỉ dưỡng ven biển được triển khai từ năm 2009 song đến nay ngoài tường bao và bên trong chủ đầu tư đã trồng rất nhiều cây xanh thì chưa hề xây dựng căn hộ hay biệt thự.
Nhiều dự án lớn dọc bờ biển đã xây xong phần thô, nay hoang phế, nằm xen lẫn với cây dại. Khu đất thuộc dự án không rào chắn, không một bóng người, không ai bảo vệ. Một người buôn bán gần đó cho biết mấy năm nay không thấy ai vào ra dự án.
Cảnh những dự án "cửa đóng then cài" nhiều năm như này gặp rất nhiều trên cung đường 5 sao.
Sau nhiều lần ra “tối hậu thư” nhưng các dự án vẫn dậm chân tại chỗ, lãnh đạo TP Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành thanh tra dự án đầu tư.
TP Đà Nẵng cũng vừa giao Cục Thuế thành phố yêu cầu chủ đầu tư các dự án ven biển chưa, chậm triển khai phải nộp thêm tiền thuê đất trong thời gian 24 tháng được giãn tiến độ theo đúng quy định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Tính đến nay, Sở KH-ĐT đã thực hiện giãn tiến độ 14 dự án và cắm biển đối với các dự án chậm triển khai.
Theo Thời đại
Theo JLL, tỉ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ tại TP.HCM và Hà Nội hiện dao động 6-8%, thuộc diện cao nhất Đông Nam Á và hơn cả Hồng Kông.
Với tổ hợp dự án tỷ đô đang hoàn thiện từng ngày, khu vực Nam đảo Ngọc hứa hẹn sớm định tên trên bản đồ du lịch quốc tế, sánh ngang với các “thiên đường du lịch” nổi tiếng như Sentosa (Singapore), Koh Phi Phi (Thái Lan), Bali (Indonesia)…
Thông tin 60 dự án được Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thanh tra đưa ra khiến nhiều người đã đặt cọc mua nhà, căn hộ hoang mang. Nhiều chủ đầu tư phải gửi thông báo “trấn an” khách hàng.
Tại một số nơi, giá đất tăng gấp 2-3 lần mức giá cũ, có trường hợp chỉ sau một đêm chủ đất tăng tới 100-200 triệu đồng!
Đất nền TP.HCM một số khu vực nói chung và Cần Giờ nói riêng đang trong giai đoạn "sốt nóng". Nhiều chuyên gia địa ốc lo ngại với tình trạng này, bong bóng nhà đất có thể xì hơi bất cứ lúc nào.
Tính thanh khoản của phân khúc căn hộ vẫn khá tốt nhưng nhiều chủ đầu tư lại không mặn mà tung hàng. Đây được xem là diễn biến khá lạ trên thị trường bất động sản.
4 tháng qua, nhiều dự án chung cư đã bàn giao lẫn đang xây mới bất ngờ tăng giá mạnh, nguyên nhân chính của đợt leo thang này được cho là do cú hích hạ tầng, ăn theo cơn sốt đất đang lan nhanh khắp Sài Gòn.
Đất huyện vùng ven: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và quận 12, Tân Phú, thuộc phía Tây TP HCM đang đua nhau tăng giá, vọt lên gấp 1,5-2 lần chỉ trong chưa đầy 4 tháng qua, bất chấp cơn sốt đất toàn thành phố đã diễn ra suốt năm ngoái.
Ngành công nghiệp Đông Nam Á đang chiếm ưu thế trước mức chi phí gia tăng tại Trung Quốc. Nhiều nhà sản xuất đang có xu hướng dịch chuyển sang những thị trường rẻ hơn, trong đó có Việt Nam.
Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng công bố khu vực nào trên địa bàn TP.HCM cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà để họ được làm giấy tờ nhà.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự