Trong năm 2016, người có thu nhập thấp, công chức, viên chức... có thể vay mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất thấp hơn vay theo gói 30.000 tỷ đồng 0,2% một năm.

TBNH có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Ngọc Trâm, Trưởng phòng Nghiên cứu Thị trường, JLL Vietnam để đi tìm câu trả lời.
Với sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi chính sách đầu tư BĐS, bà có cho rằng cơ hội đang rộng mở đối với nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam?
Dù khó có thể khẳng định đây có phải là thời điểm thích hợp để đầu tư hay không, song rõ ràng Việt Nam đang thể hiện nhiều cơ hội cho việc phát triển thị trường.
Đã có một số thay đổi tích cực về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán sáp nhập, nhờ đó thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, cũng như chính sách cho phép người nước ngoài mua và sở hữu tài sản nhà ở tại Việt Nam. Các quyền của người nước ngoài đối với tài sản tương tự như quyền của người dân trong nước, đó là tài sản có thể được cho thuê, bán, thừa kế và thế chấp cho vay.
Bên cạnh đó, thời gian sở hữu sẽ là 50 năm và sau đó có thể gia hạn thêm 50 năm nữa. Môi trường chính trị an toàn, cùng với tăng trưởng kinh tế ổn định là những lợi thế. Vì vậy, các nhà đầu tư BĐS nước ngoài đang cân nhắc và xem xét Việt Nam như một thị trường mới để đầu tư.
Vậy, đầu tư từ nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam có tăng lên kể từ thời điểm chính sách cho phép người nước ngoài sở hữu tài sản tại Việt Nam?
Từ thời điểm chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chính thức có hiệu lực năm ngoái, số lượng yêu cầu tìm hiểu thông tin mua căn hộ cũng như các giao dịch từ khách nước ngoài đã tăng lên đáng kể. Có rất nhiều sự quan tâm cũng như phản hồi tích cực của các nhà đầu tư đến từ Singapore, Hong Kong và Nhật Bản...
Một số dự án tại TP. HCM đang được nhiều khách mua nước ngoài tham quan, tìm hiểu dự án, nhưng không còn lượng căn hộ dành cho khách mua vì sự giới hạn nhất định về tỷ lệ người nước ngoài sở hữu BĐS trên từng dự án. Hiện, lượng khách mua nước ngoài đã đạt đến hơn 1.000 căn, so với con số vài trăm trước khi chính sách có hiệu lực.
Theo bà, phân khúc BĐS nào đang hoạt động sôi nổi nhất trong thời điểm hiện tại, cả về phía đầu tư và phát triển dự án?
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tìm kiếm những BĐS đang triển khai hoặc tìm cách liên doanh với đối tác có danh tiếng tốt. Có thể nói tất cả các phân khúc trên thị trường đều sẽ được quan tâm xem xét. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở và văn phòng đang gây được nhiều sự chú ý nhất với nhà đầu tư tại thị trường TP. HCM và Hà Nội.
Hiện nay, phân khúc khách sạn và nghỉ dưỡng cũng thu hút rất nhiều sự quan tâm và dự báo xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Nhìn chung phân khúc nghỉ dưỡng tại thị trường Việt Nam còn non trẻ so với các quốc gia khác trong khu vực nên, nhà đầu tư và khách mua có thể thấy được tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Về mặt vị trí, Phú Quốc, Nha Trang và Đà Nẵng là những thành phố có tiềm năng thu hút được nhiều khách nước ngoài.
Thách thức chính mà thị trường BĐS Việt Nam phải đối mặt trong thời điểm hiện tại, ngắn hạn và trung hạn là gì, thưa bà?
Dự báo, thị trường BĐS Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong vòng 2 - 3 năm tới cả về cung và cầu đối với thị trường nhà ở, văn phòng và khách sạn nghỉ dưỡng. Giá bán của phân khúc nhà ở dự báo sẽ tăng khoảng 1-2%/quý. Đối với phân khúc văn phòng cao cấp, mức giá thuê được sẽ tiếp tục tăng, từ 5 - 10% trong những quý tới.
Tuy nhiên, nhìn chung phản hồi từ các nhà đầu tư về khó khăn khi tham gia vào thị trường vẫn không thay đổi: sự thiếu tính minh bạch, tệ quan liêu, tham nhũng, hệ thống pháp lý thiếu hiệu quả, nhiều vấn đề liên quan đến tiền đền bù và giải phóng mặt bằng, quyền sử dụng đất và quá trình thương thảo với các đối tác trong nước là những thách thức phổ biến mà hiện tại họ đang phải thường xuyên đối mặt.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều cơ hội để vượt qua những thách thức này và chúng tôi hy vọng sắp tới môi trường đầu tư tại Việt Nam sẽ được cải thiện hơn.
Xin cảm ơn bà!
Tuyết Anh thực hiện
(Thời báo Ngân hàng)
Trong năm 2016, người có thu nhập thấp, công chức, viên chức... có thể vay mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất thấp hơn vay theo gói 30.000 tỷ đồng 0,2% một năm.
Quỹ đất vàng này có diện tích lên đến cả trăm ha nằm tại 4 quận trung tâm thủ đô là quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng.
Không ồn ào, hầu như rất ít những thông tin chính thức nhưng cũng không năm ngoài xu hướng của hai miền Nam Bắc, các dự án bất động sản Đà Nẵng đang xuất hiện những thương vụ chuyển nhượng dự án (M&A).
Chốt lại những tranh luận, góp ý và cả những phản ứng gay gắt, Ngân hàng Nhà nước đã chọn giải pháp dung hòa khi sửa Thông tư 36, mà điểm nóng liên quan là tín dụng bất động sản.
NHNN đã “lắng nghe” tích cực và chịu "thỏa hiệp" trước phản đối mạnh mẽ của thị trường. Nhưng cũng chính bởi bị “lung lạc” từ thị trường, thông tư này dễ có nguy cơ phải tiếp tục sửa đổi.
70 doanh nghiệp đang tạo ra hơn 1 tỷ USD doanh thu với mức tăng trưởng hơn 90% trong quý I/2016 lại có lợi nhuận sau thuế 1.845 tỷ đồng, chỉ tăng 4% so với quý I/2015.
"Bong bóng" bất động sản liệu sẽ có xảy ra vào năm 2016 hay không? là câu hỏi khiến nhiều người mua nhà cũng như các các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước phải quan tâm trong bối cảnh giá nhà đất có xu hướng tăng cao.
"Điểm chưa tích cực của thị trường bất động sản là môi trường đầu tư chưa minh bạch, nhiều nhà đầu tư muốn tìm hiểu thủ tục đầu tư, sở hữu… nhưng không được tiếp cận dễ dàng".
Những ngày vừa qua, khu vực Bến Đoan, Hạ Long luôn nhộn nhịp người qua lại, đâu đâu cũng nghe bàn tán về dự án khu đô thị Vinhomes Dragon Bay mới ra mắt cuối tháng 3/2016 vừa qua. Bên trong công trường, không khí xây dựng đang rất khẩn trương khiến khu vực này nóng lên từng ngày.
Là một tỉnh thuộc phía bắc của Tổ quốc, Yên Bái nhiều năm qua đã phát triển, nhưng vẫn thiếu các quần thể trung tâm thương mại. Thế nên, việc một tập đoàn khởi công xây dựng dự án phức hợp ngay tại trung tâm thành phố hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy đưa thành phố trở thành đô thị loại II vào năm 2020.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự