Luật Nhà ở năm 2014 đã có hiệu lực và mở rộng điều kiện cho người Việt ở hải ngoại, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, nhưng theo các chuyên gia vẫn còn nhiều chướng ngại vật phía trước.

Công ty TNHH Dewan International Việt Nam chủ đầu tư Dự án Đầu tư phát triển Bãi biển Phượng Hoàng (Phoenix Beach) được giới thiệu thuộc Dewan Group (Ấn Độ).
Tóm tắt
Dự án Đầu tư phát triển Bãi biển Phượng Hoàng (Phoenix Beach) có tổng vốn đầu tư là 26.250 tỷ đồng (tương đương 1,25 tỷ USD) của Cty TNHH Dewan International Việt Nam vừa bị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi.
Nhà đầu tư thứ nhất của dự án là Công ty Dewan International Limited, tại đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Trung Quốc (gọi tắt là công ty Dewan Hồng Kông - Trung Quốc). Nhà đầu tư thứ hai cũng chính là người đại diện theo pháp luật cho công ty này là ông Dewan Bipan Kuldip (quốc tịch Ấn Độ).
Mới đây, dự án Đầu tư phát triển Bãi biển Phượng Hoàng (Phoenix Beach) có tổng vốn đầu tư là 26.250 tỷ đồng (tương đương 1,25 tỷ USD) của Cty TNHH Dewan International Việt Nam vừa bị UBND tỉnh Khánh Hòa ký quyết định thu hồi. Nguyên nhân thu hồi được UBND tỉnh Khánh Hòa nêu rõ là do nhà đầu tư không góp vốn điều lệ theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 20/8/2014.
Được biết, ngày 20/8/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp cho Cty Dewan Việt Nam giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) dự án Đầu tư phát triển Bãi biển Phượng Hoàng (Phoenix Beach) trên diện tích 74,16 ha tại bờ biển phía Đông đường Trần Phú (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa).
Dự án có thời gian hoạt động 50 năm, mục tiêu là "phát triển toàn bộ khu vực bãi biển chính của thành phố Nha Trang bắt đầu từ chân cầu Trần Phú ở hướng bắc (công viên Yersin hiện tại) đến đường Dã Tượng ở hướng nam”.
Dự án được đăng ký dự kiến khởi công vào tháng 9/2014 và sẽ hoàn tất các hạng mục công cộng sau hai năm và sẽ hoàn thành toàn bộ vào tháng 9/2022
Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án Bãi biển Phượng Hoàng có vốn đầu tư 26.250 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ đầu tư (vốn điều lệ) là 2.100 tỷ đồng, trước ngày 20/11/2014 Cty Dewan Việt Nam phải góp 420 tỷ đồng. Nhưng sau nhiều lần xin gia hạn, làm cam kết góp vốn, họ vẫn không góp phần vốn này.
Được biết, từ cuối tháng 4 nhiều báo đưa tin Công ty Dewan cắm biển "Vui lòng không xâm phạm" dọc bờ biển Nha Trang gây bức xúc trong dư luận.
Dewan International Việt Nam là ai?
Theo thông tin từ trang mạng Phoenix Beach Nha Trang - Viet Nam (http://phoenixbeachvietnam.com) trang mạng của Công ty TNHH Dewan International lập để quảng cáo dự án Phoenix Beach Nha Trang thì Công ty TNHH Dewan International Việt Nam được giới thiệu thuộc Dewan Group (Ấn Độ).
Dewan Group được thành lập vào năm 1968 bởi người sáng lập Shri Dewan Kuldip Singh Wadhawan. Tập đoàn này có thể nói là rất “đa ngành đa nghề” khi có mặt đủ khắp các ngành: xây dựng hàng loạt, sản xuất, bán lẻ, công nghệ, truyền thông và cả phim điện ảnh. Các văn phòng công ty được đặt tại Mumbai, Ấn Độ và các văn phòng quốc tế tại Úc, Dubai, Nga và Việt Nam
Năm 1983, tập đoàn này đã thành lập Dewan Housing Finance Corporation (DHFL), một trong những công ty tài chính được niêm yết lớn nhất tại Ấn Độ cung cấp các khoản vay cho những người mua nhà lần đầu tiên.
Trong vòng 5 thập kỷ qua, Dewan đã xây dựng hàng loạt công trình ấn tượng tại Ấn Độ như Layout of New Vasai Township với hơn 3,642 km2, Khu biệt thự Dewan, Công viên Dewan, Trung tâm thương mại Dewan, Tòa tháp Dewan, Dewan Centre, Khu chung cư Dewan …
Về dự án Đầu tư phát triển Bãi biển Phượng Hoàng, Dewan International Việt Nam giới thiệu đang xây dựng lại toàn bộ vùng biển này với diện tích lên đến 6,3km2 cùng với 60 hạng mục khác nhau bao gồm công trình biệt thự Phoenix De Playa, cụm sáu khách sạn mang tên The Crown, tòa nhà thương mại Fish Scale, quán cà phê trên ngọn cây Arboreals, khu cao ốc vườn Phoenix... với hình ảnh là những tòa nhà cao mọc lên từ mặt biển Nha Trang. Dewan cho biết sẽ xây dựng biển Nha Trang thành điểm đến du lịch lớn, mở ra một kỷ nguyên của du lịch tại Việt Nam
Tuy nhiên, theo như Tuổi Trẻ trước đó đưa tin, Theo giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (vào ngày 20-8-2014), tên dự án đầu tư là “Dự án phát triển bãi biển Phoenix”. Nhà đầu tư thứ nhất của dự án là Công ty Dewan International Limited, tại đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Trung Quốc (gọi tắt là công ty Dewan Hồng Kông - Trung Quốc). Nhà đầu tư thứ hai cũng chính là người đại diện theo pháp luật cho công ty này là ông Dewan Bipan Kuldip (quốc tịch Ấn Độ).
Công ty Dewan International Việt Nam có vốn điều lệ 2.100 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD) và công ty Dewan Hồng Kông - Trung Quốc góp tới 95% vốn điều lệ, còn lại là vốn góp của ông Dewan Bipan Kuldip tương đương 5%.
Như vậy, thực chất dự án Dự án phát triển bãi biển Phoenix trên danh nghĩa là của nhà đầu tư Ấn Độ nhưng lại có đến 95% vốn đầu tư từ Hồng Kông.
Ngày 13/7/2015, Báo Khánh Hòa đưa tin Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh thực hiện thu hồi toàn bộ các dự án và không cấp phép đầu tư dự án mới trên địa bàn tỉnh liên quan đến hai pháp nhân là Công ty TNHH International Dewan Việt Nam và Công ty Cổ phần Dewan Projects, do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, vi phạm quy định trong giấy chứng nhận đầu tư được cấp.
Cụ thể, Công ty Dewan Việt Nam là chủ đầu tư dự án Đầu tư phát triển Bãi biển Phượng Hoàng (Phoenix Beach) trên diện tích 74,16 ha. Công ty CP Dewan Projects là chủ đầu tư Trường Đại học Khánh theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
Tuy nhiên, đến ngày 7/9/2015 Tuổi Trẻ cho biết, ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã kết luận vẫn tiếp tục để cho Công ty cổ phần Dewan Projects thực hiện dự án Đại học Khánh Hòa.
Luật Nhà ở năm 2014 đã có hiệu lực và mở rộng điều kiện cho người Việt ở hải ngoại, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, nhưng theo các chuyên gia vẫn còn nhiều chướng ngại vật phía trước.
Số lượng doanh nghiệp trường bất động thành lập mới tăng chóng mặt trong 8 tháng qua, tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt.
“Theo phân tích của riêng tôi, dự báo từ nay đến cuối năm 2015, thị trường BĐS trong nước sẽ “dậy sóng” bởi nguồn vốn nước ngoài vào thị trường không nhỏ. Đặc biệt, thời điểm cuối năm, cộng đồng kiều bào ở các nước muốn mua nhà ở tại các thành phố lớn sẽ rất cao”.
Đó là đánh giá của TS Phạm Thái Sơn (Đại học Việt Đức) tại buổi tọa đàm lấy ý kiến đóng góp Đề án phát triển thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, do Sở Xây dựng TP tổ chức.
Một số chuyên gia dự báo, sau thời điểm FED công bố tăng lãi suất, thị trường sẽ còn sôi động hơn nữa. Tuy nhiên, còn một số ý kiến e ngại về một số ảnh hưởng tiêu cực của động thái này tới thị trường địa ốc
Chính sách mở rộng đối tượng là người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ có lợi cho những dự án bất động sản nào có thể làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cả về chất lượng, dịch vụ với một đẳng cấp đã được khẳng định trên thị trường
Song song với sự hình thành các khu đô thị vệ tinh có quy mô lớn, hơn hai năm trở lại đây, nhiều dự án phân lô bán nền đã xuất hiện ở các quận ngoại thành TP.HCM, làm dấy lên nguy cơ phát triển đô thị theo kiểu "vết dầu loang".
Trong khi nhiều dự án bất động sản xây xong không bán được, bán xong không có người đến ở, nhưng vẫn có những dự án mới manh nha lại được giao dịch mạnh, thậm chí có tiền chênh lệch.
Thời gian qua, rất nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp giữa những người mua nhà và các chủ đầu tư BĐS đã xảy ra. Nguyên nhân một phần là do thị trường BĐS đã phát triển quá nóng, dẫn tới lệch pha cung cầu, đặt người mua vào thế phải mua vì cần mua và chấp nhận mua nhà trên giấy, dẫn tới những rủi ro khôn lường.
Báo Đầu tư Online – baodautu.vn vừa nhận được bài phân tích thị trường bất động sản trong mối liên hệ với những biến động của thị trường tiền tệ của Bộ phận nghiên cứu & tư vấn, Công ty TNHH CBRE Việt Nam. Chúng tôi xin gửi đến độc giả nội dung chính của bài phân tích này (*).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự